Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  7
Hôm nay :  591
Hôm qua :  1964
Lượt truy cập : 4608438
Kỷ niệm 112 năm ngày sinh đồng chí Lê Đức Thọ (10/10/1911-10/10/2023) - nhà ngoại giao tài ba của cách mạng Việt Nam
9 10 363

Kỷ niệm 112 năm ngày sinh đồng chí Lê Đức Thọ (10/10/1911-10/10/2023) - nhà ngoại giao tài ba của cách mạng Việt Nam

Thứ ba, 10.10.2023 03:16




Lịch sử nước ta trong thế kỷ XX đã ghi nhận nhiều tấm gương kiên trung của các nhà lãnh đạo cách mạng, những người đã góp phần tạo nên sự nghiệp vẻ vang của Đảng, của dân tộc ta. Một trong số những nhà lãnh đạo các mạng thuộc thế hệ tiền bối đó phải kể đến đồng chí Lê Đức Thọ, người được thế giới tôn vinh là nhà ngoại giao chiến lược tài ba của Việt Nam. Nhân kỷ niệm 112 năm ngày sinh đồng chí Lê Đức Thọ (10/10/1911-10/10/2023), chúng ta thành kính tưởng nhớ và biết ơn một nhà lãnh đạo tài năng của dân tộc Việt Nam.

Đồng chí Lê Đức Thọ tên thật là Phan Đình Khải, sinh ngày 10/10/1911 tại xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc (nay là xã Nam Vân – thành phố Nam Định – tỉnh Nam Định). Với lòng yêu nước, thương dân và hoài bão của tuổi trẻ, đồng chí Lê Đức Thọ đã sớm dấn thân trên con đường cách mạng vinh quang và gian khổ. Suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, trải qua nhiều vị trí công tác, đồng chí Lê Đức Thọ đã mang hết tâm sức, tài năng và trí tuệ cống hiến cho sự nghiệp chung của dân tộc. Đặc biệt với công tác ngoại giao trong một giai đoạn lịch sử đầy cam go song rất đỗi hào hùng của dân tộc, đồng chí Lê Đức Thọ đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của một nhà ngoại giao tầm cỡ chiến lược. 

Để chuẩn bị cho việc mở mặt trận ngoại giao, vừa đánh vừa đàm theo tinh thần Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (khóa III) tháng 1/1967, trong cuộc họp Bộ Chính trị ngày 22/4/1968, khi bàn về việc đàm phán với Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Việc tiếp xúc với Mỹ phải chuẩn bị kỹ, lấy anh Sáu (tức đồng chí Lê Đức Thọ) tham gia đoàn, có thể làm cố vấn. Tháng 5/1968, khi đang đảm nhiệm vị trí Phó Bí thư Trung ương cục miền Nam, đồng chí Lê Đức Thọ được Chủ tịch Hồ Chí Minh cho gọi gấp về Hà Nội, để chuẩn bị sang Paris làm cố vấn cao cấp đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Hội nghị Paris. Cùng với việc cử đồng chí Lê Đức Thọ làm “cố vấn đặc biệt”, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng ký sắc lệnh phân công đồng chí Xuân Thủy làm Bộ trưởng, Trưởng đoàn đàm phán. Tại Hội nghị Paris, với tư cách là “cố vấn đặc biệt” của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa thông qua hoạt động trong các cuộc đàm phán công khai và bí mật, trong các buổi họp báo, chỉ đạo ra “Thông cáo báo chí” đồng chí Lê Đức Thọ đã góp phần quan trọng làm cho nhân dân tiến bộ trên thế giới hiểu rõ bản chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra ở Việt Nam. Đặc biệt trong tất cả những cuộc đàm phán bí mật với Cố vấn an ninh của Tổng thống Mỹ Kissinger hay trên bàn hội nghị, đồng chí Lê Đức Thọ đều nêu rõ thiện chí của nhân dân Việt Nam mong muốn chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, đồng thời khẳng định lập trường của nhân dân Việt Nam là kiên quyết chiến đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Trong suốt 5 năm đàm phán ở Paris (từ tháng 10/1968 đến tháng 01/1973) là một cuộc đàm phán dài nhất trong lịch sử thế giới, đồng chí Lê Đức Thọ được ví như vị tướng ngoài biên ải, đồng chí luôn có sự vận dụng sáng tạo, luôn giành thế chủ động tấn công, buộc đối phương phải đi vào đàm phán theo cách của mình. Trên bàn đàm phán đồng chí Lê Đức Thọ luôn khiến đối phương nể phục bằng sự mưu lược và tài trí của một nhà ngoại giao đầy kinh nghiệm. Trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris, Việt Nam là một nước nhỏ và hầu như chưa có kinh nghiệm trong mặt trận ngoại giao. Ngược lại, Mỹ là một nước lớn và sừng sỏ có tiềm lực không chỉ quân sự và cả ngoại giáo. Kissinger được coi là một con “cáo già” trong làng ngoại giao của Mỹ và thế giới. Tuy nhiên, trước sự đối đầu với nhà lãnh đạo Lê Đức Thọ thì Kissinger luôn phải tâm phục, khẩu phục trước những lý lẽ, lập luận đanh thép của Lê Đức Thọ. Sau những cuộc đấu trí, đấu sức căng thẳng trên bàn đàm phán và trên chiến trường, cuối cùng Hiệp định Paris cũng được ký kết vào ngày 27/1/1973, ghi nhận thắng lợi cơ bản của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Buộc Mỹ và các nước công nhận chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam; Mỹ phải rút hết quân và các nhân viên quân sự, cam kết chấm dứt mọi sự dính líu quân quân sự vào miền Nam Việt Nam; quân đội miền Bắc và lực lượng vũ trang cách mạng vẫn ở nguyên tại miền Nam, tạo điều kiện thuận lợi để có cuộc thống nhất đất nước vào tháng 4/1975.

Sau những thành công của Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 23/01/1973, ông được cả thế giới ca ngợi về tài chí ngoại giao với những dấu ấn đậm nét. Hình ảnh và danh tiếng của đồng chí ngập tràn trên các trang báo lớn ở Mỹ, phương Tây và các nước khác. Vì vậy, ngay năm 1973, Ủy ban giải thưởng Nobel đã quyết định trao giải Nobel hòa bình, một giả danh giá nhất thế giới cho đồng chí Lê Đức Thọ. Với bản lĩnh và sự nhạy cảm của mình đồng chí đã từ chối nhận giải vì lúc đó Việt Nam chưa thực sự có hòa bình, và ở thời điểm đó cũng khó có thể nhận giải Nobel hòa bình cùng đứng liên danh Lê Đức Thọ - Kissinger vì cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ quá khủng khiếp, tang tóc đau thương còn hiển hiện trên khắp mọi miền đất nước.

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, nắm giữ các vị trí trong trọng yếu trong Đảng và Nhà nước. Đồng chí Lê Đức Thọ là nhà lãnh đạo tài năng với những phẩm chất nổi bật, sự kết hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo đường lối và chỉ đạo và tổ chức thực hiện giữa tính kiên định về nguyên tắc với tính sáng tạo và tinh thần đổi mới trong hành động, giữa lý luận và thực tiễn, giữa lời nói và việc làm, là một trong những nhà lãnh đạo thời kỳ đầu, đồng chí Lê Đức Thọ được các đồng chí thuộc thế hệ của mình cũng như các nhà nghiên cứu sau này đáng giá là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xứng đáng với những công trạng to lớn vì Đảng vì dân mà Đảng và Nhà nước đã ghi nhận. 

ThS Nguyễn Thị Thu Hương

                                                                       Khoa Xây dựng Đảng

 

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
Kỷ niệm 83 năm khởi nghĩa Bắc Sơn, tiếng súng báo hiệu thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam
Các yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng và sử dụng bộ tài liệu hỏi đáp trong giảng dạy học phần “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội”
Nam Bộ kháng chiến – bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
Vận dụng Quy định số 117-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xin lỗi và phục hồi quyền lợi của tổ chức đảng và đảng viên bị kỷ luật oan vào giảng dạy
Chi bộ khoa Xây dựng Đảng lãnh đạo thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên
Một số giải pháp ứng phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay
Xô viết Nghệ - Tĩnh, sự khảo nghiệm đầu tiên trên thực tế về một nhà nước cách mạng ở Việt Nam
Vấn đề quyền con người và quyền dân tộc tự quyết trong bản Tuyên ngôn độc lập
Chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng của Đảng - Nhân tố quan trọng, quyết định thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất