Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  2
Hôm nay :  975
Hôm qua :  380
Lượt truy cập : 4626303
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ làm công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay
9 10 1160

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ làm công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay

Thứ ba, 19.12.2023 09:35




Cán bộ sử dụng trong các văn kiện của Đảng được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các tổ chức của hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập; những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và những người làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong các tổ chức thuộc phạm vi công tác tổ chức và cán bộ của Đảng.

Hiện nay, đội ngũ cán bộ gồm bốn loại chính: Cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; Cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong lực lượng vũ trang; Cán bộ tham mưu, khoa học, chuyên gia (ở các cơ quan tham mưu, giúp việc, các đơn vị sự nghiệp công lập); Cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước.

Trong thực tế, do yêu cầu của hoạt động lãnh đạo, quản lý, cán bộ được chia thành các loại: cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ cấp chiến lược; cán bộ chủ chốt; cán bộ chủ trì, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu; cán bộ diện một cấp nào đó quản lý; cán bộ chuyên môn nghiệp vụ…

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm với nhiệm vụ”; Nghị quyết số 04 - NQ/TW ngày 30/10/2016 của BCT (khóa XII) về “tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Vì vậy, các cấp ủy, tổ chức đảng ở các cấp phải nhận thức sâu sắc quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Quán triệt và vận dụng thực hiện những quan điểm lớn của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ; nắm chắc tiêu chuẩn cán bộ trong giai đoạn hiện nay, phải có đủ “đức” và “tài”, lấy đức làm gốc, lấy phẩm chất chính trị là phẩm chất hàng đầu, gắn bó với quần chúng và được quần chúng tín nhiệm cao. 

Đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 “về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”, trong đó xác định các yêu cầu: Về chính trị, tư tưởng; Về đạo đức, lối sống; Về trình độ; Về năng lực và uy tín; Về sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm.

Bước vào thời kỳ đổi mới, nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tiến hành đổi mới toàn diện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng tiếp tục đổi mới công tác dân vận. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa VI đã ban hành Nghị quyết số 08B-NQ/HNTW, ngày 27/3/1990 về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân” với 4 quan điểm chỉ đạo: Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân; động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân; các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng; công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể. Nghị quyết 08B là bước chuyển kịp thời nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong tình hình mới, phát huy khả năng to lớn của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước. Tư tưởng này tiếp tục được Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) khẳng định: “Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân”.

Thực hiện đổi mới toàn diện, đồng bộ, Đảng đã ban hành một hệ thống văn bản liên quan đến công tác dân vận: về vận động các giới, các giai tầng xã hội; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy quyền làm chủ của nhân dân; quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; tăng cường công tác dân vận của các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp; phát huy vai trò nhân dân tham gia góp ý, giám sát, phản biện góp phần xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân... 

Đặc biệt, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” tiếp tục khẳng định vai trò hết sức quan trọng của công tác dân vận, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ hội nhập, phát triển nhanh và bền vững đất nước. Nghị quyết chỉ rõ: “Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt”.

Đại hội XIII của Đảng với tầm nhìn phát triển đất nước đến giữa thế kỷ 21, đã hoàn thiện, bổ sung nhiều nội dung mới về lãnh đạo đối với công tác dân vận. Nghị quyết Đại hội đã đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phát huy cao độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân theo Hiến pháp và pháp luật; thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; xác định cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt” để nhân dân làm chủ. Nghị quyết cũng xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ: Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị về công tác dân vận; có cơ chế phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới.

Để tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong giai đoạn mới, ngày 30/7/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 23-QĐ/TW về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”. Quy chế quy định rõ trách nhiệm, cơ chế, phương thức công tác dân vận của tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị phù hợp chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị theo 5 phương thức lãnh đạo, thực hiện công tác dân vận của Đảng; bổ sung, cụ thể hóa quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu đối với công tác dân vận; nêu rõ trách nhiệm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. 

Tại Điều 19 của Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, xác định: “Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác dân vận của hệ thống chính trị; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu công tác dân vận trong tình hình mới. Phân công cán bộ phụ trách, cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận có năng lực, đạo đức, uy tín, kinh nghiệm” .

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, cán bộ dân vận, trong tiến hành cách mạng, trong xây dựng và đổi mới đổi mới toàn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của đất nước, là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Công tác dân vận là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị” đặc biệt, Đảng xác định và quy định, cán bộ cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận cần đảm bảo bốn yếu tố: năng lực, đạo đức, uy tín và kinh nghiệm.

 ThS Nguyễn Hải Hà

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
Trưởng khu dân cư và Trưởng ban công tác mặt trận phối hợp trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Phú Thọ
Một số giải pháp vận dụng kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động chuyên môn các khoa ở Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ
Giải pháp nâng cao tính thuyết phục trong giảng dạy lý luận chính trị
Tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc nhằm làm thất bại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch
93 năm ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2023)
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên tiên phong gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu
106 năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (07/11/1917 - 07/11/2023) - Những bài học giá trị sống mãi với thời gian
Từng bước hoàn thành công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ đạt chuẩn
Phát huy vai trò Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp; xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Kỷ niệm 112 năm ngày sinh đồng chí Lê Đức Thọ (10/10/1911-10/10/2023) - nhà ngoại giao tài ba của cách mạng Việt Nam
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất