Hội nhập quốc tế đã mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích nhưng cũng làm cho nền kinh tế phải đối mặt với nhiều vấn đề nảy sinh. Một trong những vấn đề đó là hành vi lũng đoạn của các công ty xuyên quốc gia, các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh, trong đó có cả các doanh nghiệp loại hình chuẩn công ích. Làm thế nào để kiểm soát hữu hiệu các hành vi lũng đoạn thị trường và có thể kết hợp hiệu quả việc thúc đẩy tập trung hoá thị trường với kiểm soát hành vi lũng đoạn trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là vấn đề cấp thiết, cần nghiên cứu.
Bộ sách Biên niên sự kiện lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam; gồm 7 tập, góp phần tái hiện quá trình ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam:
Trong tâm khảm của mỗi người, Tổng Bí thư là một nhà lãnh đạo đức độ, có tâm, có tầm, cống hiến cho Đảng, cho dân, cho nước mà không màng quyền lực, bổng lộc, vun vén cá nhân hay gia đình. Điều dễ thấy nhất trong hàng trăm bài viết, bài thơ là biểu thị sự đồng tình, quyết tâm cao với Tổng Bí thư trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Cuốn sách nhấn mạnh, Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Từ ngày thành lập đến nay, cùng với việc xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối chính trị, Đảng ta luôn kiên quyết đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, coi đó là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của cách mạng nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch đã góp phần quan trọng nâng cao cảnh giác cách mạng, bồi dưỡng nhận thức đúng đắn cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, khẳng định những nguyên tắc cơ bản của công cuộc đổi mới. Nhờ đó nền tảng tư tưởng của Đảng được giữ vững.
Hội nhập quốc tế và đặc biệt là những thành tựu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những ưu điểm không thể phủ định đã giúp con người dễ dàng hơn rất nhiều trong kết nối, giao thoa giữa các nền văn hoá, đạo đức của các dân tộc khác nhau trên thế giới. Bên cạnh việc duy trì, phát triển nền văn hoá, đạo đức truyền thống của mỗi dân tộc, con người nhanh chóng cập nhật, tiếp thu, học hỏi những giá trị tinh hoa trong văn hoá, đạo đức của nhân loại.
“Tư duy nhiệm kỳ” là lối tư duy, suy nghĩ, thái độ, hành động lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng, uy tín trong nhiệm kỳ mình nắm giữ chức vụ lãnh đạo quản lý để trục lợi cho cá nhân, gia đình, nhóm lợi ích. Đó là kiểu tư duy siêu hình, có cái nhìn ngắn hạn, mang tính thời vụ ở nhiệm kỳ của cá nhân. Trong khi để địa phương, ban ngành, đoàn thể phát triển cần có kế hoạch dài hạn với tư duy chiến lược, thì cán bộ lãnh đạo, quản lý có “tư duy nhiệm kỳ” chỉ lo nghĩ đến lợi ích trước mắt, vun vén lợi ích cá nhân, vì danh và lợi của mình. Người mang tư duy kiểu ấy không bao giờ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và không hết lòng phục vụ đất nước, nhân dân. Họ nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, làm không đến nơi đến chốn, hoặc nói mà không làm, thậm chí không nói cũng không làm, khi đã lên nắm giữ quyền lực thì chỉ lo thu vén cá nhân và nhóm lợi ích và “nằm” chờ hết nhiệm kỳ để chuyển đi nơi khác, cấp cao hơn hoặc về hưu. Cán bộ lãnh đạo , quản lý mà có “tư duy nhiệm kỳ” thì cấp dưới dù tích cực, năng động, sáng tạo đến đâu cũng không được khuyến khích, phát huy, cũng trở thành những công chức làm việc cầm chừng. Đây là vấn đề bức xúc khi nói tới lối “tư duy nhiệm kỳ” của đội ngũ cán bộ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý các cấp.
Đất nước ta trải qua 35 năm đổi mới – một chặng đường lịch sử đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Những thành tựu đã đạt được trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng góp phần đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Năm 2018 là năm thứ ba của nhiệm kỳ khóa XII – năm bản lề có ý nghĩa quyết định thắng lợi của việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Đất nước ta đứng trước những thời cơ, thuận lợi mới để phát triển nhanh và bền vững. Tình hình thế giới với xu hướng hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là chủ đạo; nhiều nước bước vào giai đoạn kinh tế tri thức, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức khó lường, nhất là chủ nghĩa khủng bố cực đoan, biến đổi khí hậu.
Cuốn sách của tác giả: TS, BS. Nguyễn Việt Đồng, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Hội Y học Lao động Việt Nam (Chủ biên)
Giới thiệu sách mới!
Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm, giải quyết mối quan hệ cốt lõi mật thiết giữa Nhân dân với Đảng; đã xây dựng quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân. Trong đó, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của Nhân dân. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của người cán bộ, đảng viên là phải giữ mối liên hệ mật thiết, thường xuyên với Nhân dân. Chỉ có như vậy, cán bộ, đảng viên mới học hỏi được Nhân dân, được Nhân dân yêu quý, đùm bọc, giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình, đảm bảo cho Đảng ta thực sự đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Ngược lại, nếu quan liêu, xa rời quần chúng sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, làm cho cán bộ, đảng viên tha hóa, biến chất, không xứng đáng với vai trò lãnh đạo và càng không làm tròn “sứ mệnh” là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân, không hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhân dân giao phó.
Tuyển thơ tập hợp 141 tác phẩm của 115 nhà thơ đương đại Việt Nam và nước ngoài viết về Bác Hồ trong suốt hơn 75 năm qua, kể từ Cách mạng mùa thu Tháng Tám năm 1945 cho đến nay. Ngoài ra, phần cuối của cuốn sách, nhóm biên soạn còn giới thiệu tóm tắt tiểu sử của các tác giả để bạn đọc tiện tham khảo.
Ngày 05/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã từ cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) rời Tổ quốc trên con tàu Amiral Latouche Tréville bắt đầu cuộc hành trình bôn ba tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước kéo dài suốt 30 năm. Với cuộc hành trình này, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tìm ra hướng đi đúng đắn, làm thay đổi số phận của cả dân tộc Việt Nam, từ những người dân của một nước thuộc địa, nửa phong kiến trở thành những công dân tự do của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau này, khi trả lời phỏng vấn của một nhà báo nước ngoài, Người khẳng định: “Tôi ra đi vì muốn tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.