Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng được xây dựng và triển khai trên phạm vi nông thôn toàn quốc, theo tinh thần của Nghị quyết số 26-NQ/TƯ ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Mục tiêu tổng quát của Chương trình xây dựng nông thôn mới là: Xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế từng bước hiện đại, có cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường văn hóa được bảo vệ, an ninh trật tự an toàn, xã hội được giữ vững, đời sống tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Giáo dục lý luận chính trị là một nhiệm vụ quan trọng của các Đảng và giai cấp cầm quyền. Đối với Việt Nam, giáo dục lý luận chính trị được Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng, định hướng ngay từ khi chưa có Đảng và ngày càng đóng vai trò to lớn đối với những thắng lợi của cách mạng nước ta. Công tác giáo dục lý luận chính trị được thực hiện ở mọi cấp, mọi tổ chức đảng, trong đó các trung tâm chính trị cấp huyện giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi thông qua đó giúp trang bị, bồi đắp, củng cố nền tảng tư tưởng, niềm tin, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển cho đội ngũ đảng viên ở cơ sở, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi". Câu nói đã thể hiện khát vọng hòa bình, trở thành động lực cho cả dân tộc Việt Nam trong suốt những năm tháng lịch sử đấu tranh chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Thắng lợi của Hiệp định Pari vào ngày 27/01/1973 là kết quả của cuộc đấu trí đầy cam go, thử thách giữa ta với Mỹ, thể hiện bản lĩnh chính trị tự chủ, sáng tạo cùng khát vọng hòa bình của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần quan trọng kết thúc 21 năm trường kỳ kháng chiến chống Mỹ - Ngụy của dân tộc.
Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu, là nguồn sức mạnh vô địch đã được hun đúc qua chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Trong giai đoạn cách mạng mới phải phát huy hơn nữa sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời luôn cảnh giác, đấu tranh chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ cơ bản của giảng viên các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hai hoạt động này luôn được thực hiện song hành, có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau cùng phát triển. Thực tiễn và lý luận đều chứng minh một cách rõ ràng rằng, nghiên cứu khoa học và giảng dạy có mối quan hệ hữu cơ với nhau, gắn kết chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau. Nghiên cứu khoa học tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy ở trên lớp. Ngược lại, công tác giảng dạy phản ánh kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học.
Từ ngày 14 đến 16/12/2022, Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội với sự tham gia của 980 đại biểu là cán bộ, đoàn viên ưu tú đại diện cho hơn 22 triệu đoàn viên, thanh niên Việt Nam; là sự kiện chính trị quan trọng, ngày hội lớn của tuổi trẻ Việt Nam. Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2017 - 2022, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh; phát huy truyền thống đoàn kết quóc tế, vì hòa bình, dân chủ, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Công đoàn Việt Nam được tổ chức thành 04 cấp: cấp Trung ương; cấp tỉnh; cấp trên trực tiếp cơ sở và cấp cơ sở.
Học phần “Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội” có vị trí, vai trò quan trọng trong Chương trình Trung cấp lý luận chính trị nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản nhất về Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; giúp học viên nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn, tổ chức quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Học phần “Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội” gồm 06 bài. Việc vận dụng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng vào giảng dạy học phần “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội” cũng giống như việc vận dụng vào bất cứ môn học nào trong Chương trình Trung cấp lý luận chính trị đòi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định mới đạt được hiệu quả.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng ta trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nhất là từ khi đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đến nay. Qua các nhiệm kỳ Đại hội, nhất là từ Đại hội XII trở lại đây đã có khoảng 20 nghị quyết ban hành một số chủ trương, đường lối quan trọng có liên quan đến những khía cạnh riêng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thực hiện Kế hoạch sinh hoạt chuyên đề quý 4/2022, ngày 14/11/2022 của Chi bộ khoa Xây dựng Đảng về nội dung: “Chi bộ khoa Xây dựng Đảng lãnh đạo đảng viên, giảng viên thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường chính trị chuẩn giai đoạn 2022 - 2025”.
Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” gồm 29 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên tầm cao lý luận về những vấn đề căn cốt của CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Trong đó, tư tưởng về sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam là tư tưởng xuyên suốt trong cuốn sách. Điều này thể hiện trong tất cả các bài viết, biểu đạt trực tiếp nhất ở bài “Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta” được Tổng Bí thư phát biểu tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai Kết luận và Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng vào ngày 09/12/2021.
Lý luận chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Nếu không nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không vững lý luận chính trị sẽ dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, coi thường lý luận, không đủ sức bảo vệ chính mình và dễ tiếp thu tư tưởng tiêu cực, phản động của các thế lực thù địch.
Nghiên cứu, quán triệt, học tập các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của các cấp ủy đảng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng về chính trị và xây dựng Đảng về tư tưởng. Đặc biệt, đối với Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy Phú Thọ, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở và tham gia nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, nghiên cứu, cập nhật các nghị quyết, văn kiện của Đảng, cũng như các chủ trương, chỉ đạo của tỉnh vào hoạt động chuyên môn giảng dạy là một yêu cầu bắt buộc, thường xuyên đối với giảng viên giảng dạy lý luận chính trị.
Tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” đề cập đến nhiều vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người, thể hiện qua hai bài viết “Quyết tâm chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và “Tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa, nghệ thuật xứng tầm với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới”.
Thống nhất đất nước là một trong những khát vọng lớn của cả dân tộc Việt Nam vào những năm giữa thế kỷ XX. Khát vọng ấy đã thôi thúc những con người Việt Nam nhỏ bé làm nên những điều kỳ tích mà lịch sử thế giới phải thán phục. Một trong những kỳ tích ấy là việc mở con đường vận tải Hồ Chí Minh trên biển vào ngày 23/10/1961.