Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có tính quyết định tới sự nghiệp đổi mới của đất nước ta trong giai đoạn mới hiện nay. Bởi vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN giúp cho Đảng, Nhà nước, Nhân dân có cách nhìn toàn diện, sâu sắc hơn. Quan điểm, tư tưởng của Người về nhà nước pháp quyền thể hiện trình độ kết hợp nhuần nhuyễn quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin với việc kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kho tàng tri thức, kinh nghiệm của nhân loại và vận dụng sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam.
Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Ở Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành nhiều đạo luật, đặc biệt trong đó có Luật Phòng chống bạo lực gia đình.
Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trong giai đoạn mới được Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thông qua ngày 29/11/2022 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 27-NQ/TW) đã xác định các quan điểm, mục tiêu, trọng tâm và các nhóm nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới. Đây là những nội dung có ý nghĩa lớn lao, góp phần cụ thể hoá, bổ sung, làm rõ định hướng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được Đảng ta khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Bài viết cập nhật, bổ sung những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng này vào Bài “Lý luận quản lý hành chính nhà nước” trong Chương trình Trung cấp lý luận chính trị (Phần các giải pháp đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước).
Thực hiện Kế hoạch của Đảng ủy Trường Chính trị về tổ chức sinh hoạt chuyên đề năm 2023, ngày 27/02/2023 chi bộ khoa Nhà nước và pháp luật đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề quý 1 năm 2023 với chủ đề “Chi bộ khoa Nhà nước và pháp luật lãnh đạo đảng viên, giảng viên vận dụng Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới vào giảng dạy các phần học”.
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi năm 2023 được tổ chức lấy ý kiến lần thứ hai từ ngày 03/01 đến ngày 15/3/2023 (Sau đây gọi là Dự thảo) gồm 236 điều, kết cấu thành 16 chương. Nội dung của Dự thảo đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra đối với văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển đất nước hiện nay. Bài viết đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa Dự thảo này.
Điều 54 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”. Chính vì vậy quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả, tiết kiệm là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước, là yếu tố quyết định sự phát triển một cách bền vững của nền kinh tế, đảm bảo mục tiêu ổn định chính trị - xã hội. Trong những năm qua, công tác quản lý, sử dụng đất đai theo Luật Đất đai năm 2013 đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, công tác quản lý, sử dụng đất đai vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như:
Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt của mỗi quốc gia, là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Vì thế, những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai đã được Nhà nước quan tâm, điều chỉnh bằng hệ thống các văn bản pháp luật đất đai, nhất là Luật đất đai năm 2013, đó là đạo luật quan trọng, phức tạp, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; giữ vai trò trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai. Do đó, Luật phải thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng; thống nhất trong tổng thể các mối quan hệ pháp lý khác có liên quan đến đất đai.
Ngày 10/11/2022, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật số 10/2022/QH15 về Thực hiện dân chủ ở cơ sở và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có 06 chương với 91 điều, tập trung quy định việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức có sử dụng lao động; trong đó, đã thể hiện các nội dung dân biết (những nội dung phải công khai); dân bàn (những nội dung nhân dân tham gia ý kiến); dân làm (những nội dung nhân dân quyết định); dân kiểm tra, dân giám sát (những nội dung nhân dân kiểm tra, giám sát). Trong phạm vi bài viết này tác giả chỉ tập trung tìm hiểu về thực hiện dân chủ ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị).
Luật Kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội khoá XV thông qua có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, thay thế Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010 và năm 2019). So với Luật Kinh doanh bảo hiểm đã hết hiệu lực, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2023 có một số quy định mới về hợp đồng bảo hiểm bao gồm: các loại hợp đồng bảo hiểm; các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu, cách xử lý hợp đồng vô hiệu…
Ngày 30/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2022/NĐ-CP quy định về thực hiện hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có một số nội điểm nổi bật sau:
Ngày 16/6/2022, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023. Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành từ năm 2005, sửa đổi, bổ sung vào các năm 2009 và 2019. Thực tiễn thi hành cùng với việc hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy Luật Sở hữu trí tuệ còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập nhất định. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, với mục tiêu tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, đảm bảo hành lang pháp lý đầy đủ và hiệu quả đối với việc bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ. Luật Sở hữu trí tuệ 2022 bổ sung một số điểm mới nổi bật sau:
Kinh tế tập thể là một thành phần kinh tế tồn tại khách quan trong lịch sử, có đóng góp lớn cho quá trình phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc phát huy vai trò của hợp tác xã và luôn muốn hợp tác xã được thành lập ở nhiều nơi trong cả nước, từ làng mạc đến tỉnh thành.[1]
Luật Thanh tra năm 2022 được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2022, có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 với nhiều điểm mới nổi bật, giúp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra.
Thực hiện Kế hoạch số 85-KH/ĐU, ngày 18/11/2022 của Đảng ủy Trường Chính trị về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2022, ngày 19/12/2022, Chi bộ khoa Nhà nước và pháp luật tổ chức hội nghị kiểm điểm, đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân năm 2022.
Bài "Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" thuộc môn học "Nội dung cơ bản về nhà nước và pháp luật Việt Nam" - Chương trình Trung cấp lý luận chính trị. Đây là nội dung cơ bản, quan trọng giúp cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhận thức rõ hơn về nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, đặc trưng, thành tựu và định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam giai đoạn mới. Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện nguyên tắc pháp quyền, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Vì vậy, Đảng đã ghi nhận trong các văn kiện đại hội Đảng, đặc biệt là Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và cụ thể hóa rõ nét trong Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị Trung ương khoá XIII về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới. Cho nên, khi soạn giảng bài "Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" cần phải vận dụng linh hoạt, hiệu quả các nội dung của Nghị quyết số 27-NQ/TW vào giảng dạy. Theo đó, cần tập trung làm rõ các vấn đề sau: