Độc lập dân tộc và CNXH với Việt Nam không chỉ là mục tiêu, là nhu cầu, là cương lĩnh hành động, là ngọn cờ hiệu triệu, mà còn là động lực, là niềm tin sắt son của nhân dân với Đảng. Độc lập dân tộc gắn với CNXH là sự gắn kết hai sức mạnh thành một sức bật mới, là cội nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau. Hệ giá trị độc lập dân tộc và CNXH là mục tiêu, lý tưởng phù hợp xu thế thời đại, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ lý luận chính trị là một trong những nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng, là một bộ phận cơ bản quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng nhằm thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đặt trong xu thế phát triển hiện nay của đất nước, trước những yêu cầu nhiệm vụ chính trị ngày càng cao, công tác giáo dục lý luận chính trị càng trở nên cấp thiết. Để đạt hiệu quả trong công tác giáo dục lý luận chính trị, ngoài vai trò quan trọng của người thầy - với tư cách là người truyền đạt thì người học - với tư cách người tiếp thu, cũng là nhân tố không thể thiếu. Có thể nói, quá trình dạy - học không thể tồn tại nếu không có sự tham gia tích cực của chủ thể người học.
Nâng cao chất lượng học viên là nhiệm vụ cơ bản đối với tất cả các trường học. Đặc biệt, đối với trường chính trị tỉnh - nơi đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở, thì việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đánh giá trình độ học viên càng là vấn đề phải được coi trọng. Để nâng cao tính tích cực học tập của học viên bên cạnh việc đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy nhà trường cũng cần quan tâm đến việc đổi mới công tác tổ chức thi và chấm thi.
Quản lý tài chính là một trong những lĩnh vực quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Đây cũng chính là một trong những chuyên đề cơ bản của Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên theo Quyết định 900/QĐ-BNV ngày 06/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Bài viết đề cập đến nội dung quyền tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ.
Hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đạt mức độ tăng trưởng cao và ổn định. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh đã giúp Việt Nam thoát ra khỏi nhóm quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp, để gia nhập nhóm quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Với kết quả đạt được này, sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) là đáng kể. Vai trò của thành phần kinh tế này ngày càng trở nên quan trọng hơn, nhất là trong bối cảnh nước ta hội nhập kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới.
Ngày 21/4/2014, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1479/QĐ-HVCTQG về việc ban hành Chương trình đào tạo Trung cấp lý luận Chính trị - hành chính thay cho Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính (ban hành kèm theo Quyết định số 1845/QĐ-HVCT-HCQG ngày 29/7/2009) trong đó học phần “Tình hình, nhiệm vụ của tỉnh Phú Thọ” có sự thay đổi số lượng các chuyên đề (giảm đi một chuyên đề và bổ sung thêm 03 báo cáo); đặt ra cho các trường chính trị tỉnh là vấn đề phải biên tập lại Tập Bài giảng cho phù hợp với quy định của Học viện. Ngày 06/11/2015, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành Hướng dẫn số 167/HD-HVCTQG để hướng dẫn các trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biên soạn phần học “Tình hình, nhiệm vụ của tỉnh Phú Thọ” thuộc chương trình đào tạo Trung cấp lý luận Chính trị - hành chính nhằm đảm bảo sự thống nhất nội dung trong chương trình đào tạo.
Có thể khẳng định, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, lý luận và là tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của nhận thức, lý luận. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm và đó là nguyên nhân của bệnh chủ quan, duy ý trí, giáo điều, máy móc, quan liêu. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa. Như vậy, nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận phải là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận; lý luận mà không có thực tiễn làm cơ sở và tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của nó thì chỉ là lý luận suông. Ngược lại, thực tiễn mà không có lý luận khoa học, cách mạng soi sáng thì nhất định sẽ biến thành thực tiễn mù quáng.
Trong thời đại ngày nay, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đang tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trên cơ sở đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ. Do đó, vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài là mục tiêu được nhiều nhà nước trên thế giới quan tâm nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế của mỗi quốc gia trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
Ngay từ những ngày đầu thành lập và đi vào hoạt động, các trường Đảng cấp tỉnh (nay là trường chính trị cấp tỉnh) luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt của Đảng và Nhà nước. Các văn bản của cấp uỷ, chính quyền từ Trung ương đến địa phương về tổ chức và hoạt động của trường chính trị cấp tỉnh thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Cơ sở vật chất được tăng cường, đội ngũ cán bộ, giảng viên các trường chính trị cấp tỉnh được xây dựng đủ về số lượng với chất lượng ngày càng nâng cao. Vai trò của các trường chính trị trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức địa phương được khẳng định rõ nét.
Nghiên cứu và vận dụng các quan điểm, nghị quyết của Đảng vào giảng dạy ở trường chính trị là yêu cầu tự thân của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhưng cũng vừa là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các giảng viên. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, mỗi cán bộ, giảng viên phải thực sự thấm nhuần nội dung của nghị quyết, với đặc thù là khoa chuyên môn giảng dạy môn Nghiệp vụ công tác Mặt trận Tổ quốc và Đoàn thể nhân dân lại càng phải tập trung nghiên cứu, nắm vững những quan điểm cơ bản, tư tưởng chỉ đạo, những nội dung cốt lõi và những điểm mới của các nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ mới của các Đoàn thể nhân dân ở cơ sở để vận dụng vào thực tiễn gắn với địa phương làm cho bài giảng mang tính thuyết phục hơn.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. 88 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân tộc làm nên những thắng lợi mang tính lịch sử và thời đại. Trong mọi giai đoạn cách mạng, bằng bản lĩnh độc lập, tự chủ, sáng tạo, Đảng luôn giữ vững vai trò lãnh đạo, thường xuyên chăm lo xây dựng, chỉnh đốn, tạo sức mạnh lãnh đạo thành công sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Đảng chú trọng trong mọi thời kỳ, cả lúc thắng lợi và những lúc khó khăn, phạm sai lầm, khuyết điểm, đặc biệt những thời điểm chuyển giai đoạn cách mạng. Đảng ta luôn xác định “ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”, “tất cả vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh phải xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. “Đảng là đạo đức, là văn minh”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam đã để lại một kho tàng vô giá về tư tưởng, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Người. Một trong những giá trị mà mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo cần nghiêm túc học tập và làm theo đó là phong cách nêu gương.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, Người có vốn sống rất phong phú, vốn từ Việt, Pháp, Nga, Anh…; một con người nhạy cảm, tinh tế và khả năng ngôn ngữ phi thường. Ở Người, chúng ta thấy ngôn ngữ thật sự là “vỏ vật chất của tư duy”. Phong cách sống và làm việc của Người rất bình dân và giản dị. Cách nói, cách viết của Người cũng rất giản dị, dễ hiểu như chính bản thân Người.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục con người, sự nghiệp trồng người. Trong giáo dục đạo đức, Người rất coi trọng phương thức “nêu gương”. Người quan niệm, giáo dục đạo đức là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong xã hội ta, ai cũng là chủ thể và cũng là đối tượng của giáo dục đạo đức. Vì vậy, ai cũng có thể và cần phải luôn luôn nêu tấm gương về đạo đức.
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận nền tảng cho cách mạng Việt Nam, là kim chỉ nam cho mỗi cá nhân, đảng viên học tập, tu dưỡng, rèn luyện và noi theo. Trong hệ thống phong cách của Người có thể thấy phong cách nổi bật và có sức ảnh hưởng lớn nhất đó chính là phong cách nêu gương. Phong cách nêu gương của Hồ Chí Minh có sức lan tỏa lớn nhất của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.