Tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dài hơn 450 trang, gồm tập hợp hệ thống 29 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư từ khi chuẩn bị xây dựng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đến cuối năm 2021. Qua đó, Tổng Bí thư tập trung lý giải các câu hỏi lớn của đất nước như: CNXH là gì? Vì sao Việt Nam lại lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng CNXH ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên CNXH ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa và đặt ra vấn đề gì? Bằng sự trăn trở cùng với tư duy lý luận sắc bén, tầm nhìn chiến lược, tất cả những câu hỏi trên đều được Tổng Bí thư luận giải một cách ngắn gọn, dễ hiểu, súc tích.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - một tấm gương học tập suốt đời, Người đã để lại nhiều bài học và những chỉ dẫn quý báu “Người có học mới có tiến bộ. Càng học càng tiến bộ” “Càng cố gắng tự học, con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức”. Để thấy rằng, việc học không dừng lại với bất kỳ ai, bất kỳ hoàn cảnh nào? Nhờ có học mà con người dần hoàn thiện bản thân hơn, theo kịp với xu hướng của thời đại. Nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, vận dụng tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, góp phần nâng cao hiệu quả học tập lý luận chính trị, là một học viên đang học trung cấp lý luận chính trị tại Trường Chính trị tỉnh, tôi xin chia sẻ một số ý kiến như sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - một tấm gương học tập suốt đời, Người đã để lại nhiều bài học và những chỉ dẫn quý báu “Người có học mới có tiến bộ. Càng học càng tiến bộ” “Càng cố gắng tự học, con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức”. Để thấy rằng, việc học không dừng lại với bất kỳ ai, bất kỳ hoàn cảnh nào? Nhờ có học mà con người dần hoàn thiện bản thân hơn, theo kịp với xu hướng của thời đại. Nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, vận dụng tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, góp phần nâng cao hiệu quả học tập lý luận chính trị, là một học viên đang học trung cấp lý luận chính trị tại Trường Chính trị tỉnh, tôi xin chia sẻ một số ý kiến như sau:
Chủ nghĩa xã hội là một xã hội trong đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh; đó là một xã hội do nhân dân làm chủ, một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn. Đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và kiên định, kiên trì theo đuổi. Nên, "đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử". Để thực hiện được khát vọng đó, chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân. Vì vậy, trong tác phẩm "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư, Người luôn luôn nhấn mạnh vai trò, vị trí của việc tăng cường xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đó là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” là một tác phẩm được tập hợp từ 29 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; đã phân tích, tổng kết thực tiễn, phát triển, hoàn thiện lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; cũng như những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trên nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, như: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Thực hiện Kế hoạch số 39-KH/TU, ngày 28/4/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ; Kế hoạch số 23-KH/ĐUK, ngày 02/6/2022 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Phú Thọ về triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sáng ngày 07/11/2022, Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh: Vận dụng nội dung tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CHXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào công tác giảng dạy lý luận chính trị.
Thực hiện Kế hoạch số 39-KH/TU, ngày 28/4/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ; Kế hoạch số 23-KH/ĐUK, ngày 02/6/2022 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Phú Thọ về triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngày 26/10/2022, Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh đánh giá toàn diện kết quả nghiên cứu, biên soạn Bộ tài liệu bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ cho trưởng khu dân cư ở tỉnh Phú Thọ trong tình hình mới.
Thực hiện Kế hoạch nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2022 của Trường Chính trị tỉnh, khoa Xây dựng Đảng đã triển khai đề tài: Nghiên cứu, cập nhật chủ trương, chỉ đạo của tỉnh Phú Thọ vào giảng dạy phần học “Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam” trong Chương trình Trung cấp lý luận chính trị ở Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ.
Thực hiện Kế hoạch nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Trường Chính trị và khoa Nhà nước và pháp luật, ngày 19/9/2022, khoa Nhà nước và pháp luật tổ chức Hội hội thảo: Đánh giá nội dung chương 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2022: Nghiên cứu, đề xuất xây dựng Bộ bài tập tình huống phục vụ học tập môn “Kỹ năng lãnh đạo, quản lý” trong Chương trình Trung cấp lý luận chính trị ở Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ do thạc sỹ Trần Thu Thuỷ làm chủ nhiệm. Chủ trì hội thảo là đồng chí Nguyễn Việt Hoà - Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật. Thành viên tham dự Hội thảo là toàn thể Lãnh đạo và giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ. Hội thảo được tiến hành với mục đích hoàn thiện nội dung chương 2. Bộ bài tập tình huống kỹ năng lãnh đạo, quản lý ở cơ sở.
Chiều 6/11, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức Hội thảo khoa học trực tuyến cấp Bộ với chủ đề: "Các trường chính trị cấp tỉnh khu vực phía Bắc với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới".
Trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chín trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực khác; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương.
Tổ chức thao giảng, thi giảng viên giỏi là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng, thiết thực đối với các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy lí luận chính trị, góp phần tăng cường và thực hiện tốt việc quản lý dạy và học, thúc đẩy phong trào thi đua "giảng dạy tốt, học tập tốt" trong giảng viên và học viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, “anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam” đã đi xa, nhưng để lại cho chúng ta rất nhiều di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó có Di chúc của Người.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng đạo đức cách mạng và việc giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên của Đảng. Theo Người, đạo đức không chỉ là "gốc", là nền tảng, là nhân tố chủ chốt của người cách mạng, mà còn là thước đo của lòng cao thượng của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng, của dân tộc Việt Nam, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế, trước khi đi xa Người đã để lại bản Di chúc lịch sử thiêng liêng cho muôn đời con cháu. Di chúc của Người là một văn kiện lịch sử vô giá, bảo vật quốc gia có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn mà hôm nay và mãi về sau chúng ta phải luôn ghi nhớ, học tập và làm theo.