Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  3
Hôm nay :  1275
Hôm qua :  2228
Lượt truy cập : 2531068
Nam Bộ kháng chiến – bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
9 10 79

Nam Bộ kháng chiến – bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Thứ ba, 12.09.2023 02:19




Đêm ngày 23 tháng 9 năm 1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đã nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Mặc dù có sự chênh lệch lớn về lực lượng và vũ khí, phương tiện, nhưng với lời thề sắt son bảo vệ nền độc lập, quân dân miền Nam đã anh dũng, kiên cường đấu tranh với địch, từng bước làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, tạo điều kiện cho cả nước có thêm thời gian củng cố lực lượng trước khi bước vào giai đoạn Toàn quốc kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống Pháp của miền Nam đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh chống Pháp của cả nước, đồng thời cũng để lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn, trong đó có bài học về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên cơ sở xác định sớm, đúng kẻ thù và kịp thời đề ra chủ trương đúng đắn, sáng tạo 

Ngay sau cuộc cách mạng tháng Tám thành công, trên cơ sở phân tích những hành động của thực dân Pháp, Đảng cộng sản Việt Nam đã sớm xác định: mặc dù quân Tưởng thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, lật đổ chính quyền cách mạng, song kẻ thù chính của nhân dân ta vẫn là thực dân Pháp. Từ đó, Đảng ta đã có quyết sách phù hợp. Ngay buổi sáng ngày 23/9/1945, khi thực dân Pháp vừa nổ súng tại Sài Gòn, Xứ ủy Nam kỳ đã tiến hành họp khẩn cấp, phân tích những âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Anh, từ đó quyết định thành lập Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ và thông qua “Lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ” xác định: “Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc Pháp và tay sai của chúng” đồng thời ra tuyên bố: “Cuộc kháng chiến bắt đầu”. Theo sát tình hình diễn biến ở Nam Bộ, Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thường xuyên có những chỉ đạo kịp thời, sát sao. Ngay trong ngày 23/9/1945, sau khi nhận được điện của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập khẩn cấp Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn y quyết tâm phát động kháng chiến chống Pháp của Nam Bộ. Ngày 26/9/1945, qua làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tới đồng bào Nam Bộ bức thông điệp thể hiện niềm tin vào “lòng kiên quyết ái quốc của đồng bào Nam Bộ”. Đặc biệt, ngày 25/11/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc, trong đó xác định rõ những “Nhiệm vụ chiến thuật của ta ở Nam Bộ”. Thực hiện chỉ thị này, quân và dân Nam Bộ đã vận dụng chiến thuật phù hợp hiệu quả, ngăn chặn bước tiến của địch và giành được những thắng lợi nhất định. 

Hai là, xây dựng được thế trận lòng dân, sẵn sàng chuyển sang thế trận chiến tranh nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc vào cuộc kháng chiến chống Pháp

Một trong những nhân tố quan trọng góp vào sự thành công của Nam Bộ kháng chiến là tinh thần đoàn kết và yếu tố “lòng dân”. Với tinh thần “độc lập hay là chết”, quân dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên tham gia kháng Pháp với khí thế sục sôi, anh dũng đánh trả quyết liệt kìm giữ chân địch thực hiện kháng chiến trường kỳ. Chiều 23/9/1945, cả Sài Gòn đình công. Các công sở, xí nghiệp, hãng buôn đều đóng cửa, chợ không họp, xe ngừng chạy. Đêm 23/9/1945, công nhân Sài Gòn-Chợ Lớn đã cắt toàn bộ điện, nước. Trên khắp các đường phố đều dựng các chiến lũy. Bàn, ghế, giường, tủ, các loại xe và những vật dụng cồng kềnh đều được huy động làm thành các chướng ngại vật cản bước tiến quân địch. Thực hiện chiến thuật “trong đánh ngoài vây”, vừa bao vây địch trong nội thành, vừa triển khai lực lượng tiến vào nội thành, phối hợp với các đội du kích bám trụ, tiến hành các cuộc đột kích vào kho tàng, cơ sở của chúng, làm giảm sức tiến công của Pháp, buộc Pháp phải thay đổi chiến lược. Sau 7 ngày, ngày 30/9/1945, thực dân Pháp phải nhờ đại diện của quân Anh xin điều đình với Ủy ban nhân dân Nam Bộ. Ghi nhận và biểu dương tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của quân và dân Nam Bộ, tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ đã tặng đồng bào Nam Bộ danh hiệu vẻ vang: “Thành đồng Tổ quốc”.

Sát cánh cùng miền Nam, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt” các địa phương trên cả nước đã huy động lực lượng, vật chất sẵn sàng chia lửa với chiến trường miền Nam. Ở Bắc Bộ và Trung Bộ, các tỉnh thành lập Phòng Nam Bộ để tiếp nhận tiền, thuốc, lương thực... do nhân dân tự nguyện đóng góp ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, khắp nơi các đội quân “Nam tiến” đã hình thành, lên đường vào Nam Bộ chiến đấu.

Một đơn vị trước ga Hàng Cỏ, Hà Nội trước khi lên đường vào Nam chi viện

cho Mặt trận Nam Bộ, ngày 01/10/1945 (Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia)

 

78 năm đã qua đi, nhưng tinh thần quyết thắng và ý chí bảo vệ nền độc lập dân tộc của Nam Bộ kháng chiến tiếp tục được kế thừa, phát huy, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao lưu hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sự chống ngày càng quyết liệt, tinh vi của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam hiện nay, bài học về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc ngày càng trở nên quan trọng. Trọng tâm của xây dựng “thế trận lòng dân”, phát huy sức mạnh dân tộc là tăng cường hơn nữa niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chế độ Xã hội chủ nghĩa; “là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Để làm được điều này, đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền cần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; gần dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân; đồng thời thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho toàn dân nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nhận rõ bản chất, âm mưu của các thế lực thù địch; nâng cao ý thức, trách nhiệm trong xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc trong mọi tình huống.  

ThS Hoàng Thị Phương Thảo

Khoa Xây dựng Đảng

 

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
Vận dụng Quy định số 117-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xin lỗi và phục hồi quyền lợi của tổ chức đảng và đảng viên bị kỷ luật oan vào giảng dạy
Chi bộ khoa Xây dựng Đảng lãnh đạo thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên
Một số giải pháp ứng phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay
Xô viết Nghệ - Tĩnh, sự khảo nghiệm đầu tiên trên thực tế về một nhà nước cách mạng ở Việt Nam
Vấn đề quyền con người và quyền dân tộc tự quyết trong bản Tuyên ngôn độc lập
Chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng của Đảng - Nhân tố quan trọng, quyết định thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐƯA NỘI DUNG CHỈ THỊ SỐ 13-CT/TU CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY PHÚ THỌ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN VÀO GIẢNG DẠY
NẮM VỮNG VÀ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA VĂN HÓA TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ VĂN HÓA Ở CƠ SỞ HIỆN NAY
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH PHÚ THỌ TRONG XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất