Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  4
Hôm nay :  1276
Hôm qua :  2228
Lượt truy cập : 2531069
Kỷ niệm 83 năm khởi nghĩa Bắc Sơn, tiếng súng báo hiệu thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam
9 10 121

Kỷ niệm 83 năm khởi nghĩa Bắc Sơn, tiếng súng báo hiệu thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam

Thứ năm, 14.09.2023 02:37




Khởi nghĩa Bắc Sơn (Lạng Sơn) diễn ra cách đây 83 năm là cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên do Đảng lãnh đạo, giữ vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển cách mạng, là tiếng súng báo hiệu thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam, đã để lại cho Đảng và nhân dân ta nhiều bài học quý báu.

Sau khi chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, tính hình thế giới và cách mạng trong nước có nhiều thay đổi. Quán triệt chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 11-1939, Đảng bộ Bắc Sơn đã vận dụng sáng tạo, phát động quần chúng cách mạng nổi dậy. 

Ngày 22-9-1940, quân đội Nhật vượt biên giới Việt – Trung tiến vào Lạng Sơn. Sau một vài trận chống cự yếu ớt, quân Pháp đã nhanh chóng thất bại. Một số lớn đầu hàng, một số vứt lại súng đạn, tháo chạy theo hướng Điềm He – Bình Gia – Bắc Sơn và Thái Nguyên. Chính quyền ở các vùng trên đường Pháp rút chạy cũng hoang mang, tan rã theo. Trong khi quân Pháp tháo chạy thì nhân dân tại các địa phương này đã thu nhặt vũ khí chúng bỏ lại, chuẩn bị chiến đấu chống lại quân đội phát xít Nhật. Trước tình hình đó, một số đảng viên vừa thoát khỏi nhà tù Lạng Sơn về Bắc Sơn đã cùng Đảng bộ Bắc Sơn nhóm họp. Phân tích tình trạng bạc nhược của quân Pháp và tình hình quân Nhật mới đến, Đảng bộ quyết định phát động và lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa vũ trang.

Tám giờ tối ngày 27-9-1940, lực lượng khởi nghĩa gồm 600 người thuộc các dân tộc Tày, Dao, Nùng, Kinh… chia làm ba mũi tấn công đến Mỏ Nhài (ở Châu Lỵ Bắc Sơn). Trước khí thế cách mạng, địch trong đồn hoảng sợ, tri châu và binh lính bỏ đồn tháo chạy. Ban chỉ huy khởi nghĩa tuyên bố xóa bỏ chính quyền đế quốc, ra lệnh đốt sổ sách, giấy tờ của địch. Tin thắng trận được truyền đi, nhân dân nô nức kéo đến đứng chật sân đồn cổ vũ cho ý chí và tinh thần quả cảm của lực lực lượng khởi nghĩa. Tiếp đó, trong các ngày 28 và 29-9-1940, lực lượng khởi nghĩa liên tiếp tổ chức các cuộc phục kích quân Pháp ở đèo Canh Tiêm, Sập Dì, Nà Ti, Thâm Thông, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Hoảng sợ trước sức nổi dậy của nhân dân ta ở Bắc Sơn, sau khi chấp nhận những yêu sách do phát xít Nhật đặt ra, thực dân Pháp nhanh chóng điều động quân trở lại Bắc Sơn để đàn áp. Chúng chiếm lại đồn Mỏ Nhài, lập lại bộ máy cai trị và tiến hành cuộc khủng bố lớn trên địa bàn Bắc Sơn.

Mặc dù chưa có điều kiện thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền nhưng khi khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra, Xứ ủy Bắc kỳ cấp tốc cử đồng chí Trần Đăng Ninh lên Bắc Sơn lãnh đạo phong trào. Ngày 14-10-1940, đồng chí Trần Đăng Ninh đã triệu tập cuộc họp với các chiến sĩ Bắc Sơn ở Sa Khao (Vũ Lăng). Hội nghị quyết định xây dựng Đội du kích Bắc Sơn, thành lập Ban Chỉ huy do đồng chí Trần Đăng Ninh đứng đầu, xây dựng căn cứ du kích ở địa bàn thuộc các xã Ngư Viễn, Vũ Lăng thuộc Bắc Sơn và kêu gọi nhân dân tích cực ủng hộ, tiếp tục đẩy mạnh cuộc khởi nghĩa. Đồng thời giải thích rõ đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật của Đảng và nêu lên nhiệm vụ cấp thiết của đảng viên và nhân dân địa phương là phải tổ chức bộ đội vũ trang, xây dựng căn cứ địa và đánh du kích chống địch khủng bố trắng. Sau khi thành lập, được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân. Đội du kích Bắc Sơn tiếp tục đẩy mạnh cuộc khởi nghĩa. Ngày 28-10-1940, Ban Chỉ huy du kích tổ chức một cuộc mít tinh vũ trang lớn tại Trường Vũ Lăng để động viên nhân dân tích cực ủng hộ cách mạng, chuẩn bị chiếm lại đồn Mỏ Nhài, nhưng bị quân Pháp đánh úp. Ngày 29-10-1940, Ban Chỉ huy du kích họp, quyết định rút lực lượng du kích vào rừng sâu hoạt động bí mật, gấp rút chuẩn bị chống cuộc khủng bố lớn của địch. Đến đây cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn chấm dứt.

Tuy bị đàn áp và thất bại, cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã gây nên một chấn động lớn ở vùng thượng du Bắc Kỳ, là lời cảnh báo Pháp – Nhật về thái độ và sức phản kháng của nhân dân ta dưới ách thống trị của chúng. Cuộc khởi nghĩa đã tạo ra lực lượng vũ trang đầu tiên do Đảng tổ chức và lãnh đạo, làm nòng cốt cho việc xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai sau này. Đó cũng là cơ sở thực tiễn để Đảng ta hoàn thiện thêm con đường chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. 

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1940 họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh) đã đánh giá cao cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, đồng thời quyết định duy trì Đội du kích Bắc Sơn, đề ra nhiệm vụ và phương hướng hoạt động cho đội là kết hợp hình thức vũ trang tuyên truyền, vừa chiến đấu chống khủng bố, vừa bảo vệ và xây dựng cơ sở quần chúng, tiến tới thành lập căn cứ địa cách mạng, lấy vùng Bắc Sơn- Võ Nhai làm trung tâm.

Tuy chưa giành được thắng lợi triệt để, những tiếng súng Khởi nghĩa Bắc Sơn đã thức tỉnh tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước. Là một sự kiện lịch sử không chỉ của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Bắc Sơn mà là của nhân dân toàn quốc như Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) nhận định: Khởi nghĩa Bắc Sơn là “tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng võ lực của các dân tộc ở một nước Đông Dương”1. Sau này đồng chí Trường Chinh đã nhận định: “Khởi nghĩa Bắc Sơn mãi mãi được nghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một tấm gương về chủ nghĩa anh hùng cách mạng nhân dân Việt Nam”2

83 năm đã đi qua, khởi nghĩa Bắc Sơn vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ củng cố chính quyền các địa phương nói chung của huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn nói riêng.

Tài liệu tham khảo:

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 7, tr.109

2. Diễn văn của đồng chí Trường Chinh tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Khởi nghĩa Bắc Sơn, Báo Nhân dân, ngày 30-9-1980.

   ThS Nguyễn Thị Thu Hương

                                                                             Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng

 

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
Các yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng và sử dụng bộ tài liệu hỏi đáp trong giảng dạy học phần “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội”
Nam Bộ kháng chiến – bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
Vận dụng Quy định số 117-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xin lỗi và phục hồi quyền lợi của tổ chức đảng và đảng viên bị kỷ luật oan vào giảng dạy
Chi bộ khoa Xây dựng Đảng lãnh đạo thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên
Một số giải pháp ứng phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay
Xô viết Nghệ - Tĩnh, sự khảo nghiệm đầu tiên trên thực tế về một nhà nước cách mạng ở Việt Nam
Vấn đề quyền con người và quyền dân tộc tự quyết trong bản Tuyên ngôn độc lập
Chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng của Đảng - Nhân tố quan trọng, quyết định thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐƯA NỘI DUNG CHỈ THỊ SỐ 13-CT/TU CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY PHÚ THỌ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN VÀO GIẢNG DẠY
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất