Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  3
Hôm nay :  1035
Hôm qua :  2205
Lượt truy cập : 2683093
Vấn đề quyền con người và quyền dân tộc tự quyết trong bản Tuyên ngôn độc lập
9 10 91

Vấn đề quyền con người và quyền dân tộc tự quyết trong bản Tuyên ngôn độc lập

Thứ hai, 28.08.2023 07:04




Cách đây 78 năm, ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Đặt trong bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước cuối năm 1945, bản Tuyên ngôn độc lập có giá trị ý nghĩa lớn lao, tạo căn cứ pháp lý vững chắc, khẳng định chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam với thế giới. Chỉ hơn 1000 chữ, nhưng Tuyên ngôn độc lập đã phản ánh sâu sắc những quan điểm chính trị, quan điểm nhân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

     Ngay mở đầu Tuyên ngôn độc lập, Người đã trích dẫn bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776) và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791): "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Những câu nói bất hủ, có tầm vóc và giá trị lớn lao không chỉ đối với tiếng dân tộc Mỹ, Pháp mà còn thể hiện giá trị văn minh của nhân loại về quyền con người và quyền dân tộc. Việc đưa lời khẳng định của hai bản Tuyên ngôn lên đầu thể hiện sự khéo léo, trân trọng của Bác đối với những giá trị văn hóa nhân loại, với giá trị hai bản Tuyên ngôn; đồng thời, cũng khẳng định sự ngang hàng, cân xứng nền độc lập của Việt Nam với nền độc lập tự do của Mỹ và Pháp, bởi cuộc Cách mạng Tháng Tám đã giải quyết đồng thời cả hai nhiệm vụ của cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”.

     Từ đề cập đến quyền con người như một sự tất yếu, không ai có thể xâm phạm được, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo mở rộng, nâng lên thành quyền dân tộc tự quyết. “Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Có thể nói, từ quan niệm về quyền con người sang quan niệm về quyền dân tộc được Người tổng quát đầy thuyết phục, khẳng định mối quan hệ biện chứng không tách rời, tác động qua lại lẫn nhau giữa hai quyền này. Dân tộc độc lập là điều kiện tiên quyết để bảo đảm thực hiện được quyền con người và ngược lại, thực hiện tốt quyền con người chính là phát huy được ý nghĩa giá trị đích thực của độc lập dân tộc. Luận điểm của Người là một đóng góp đầy ý nghĩa quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới khi đặt quyền của các dân tộc bị áp bức lên vũ đài thế giới sánh vai với các cường quốc năm châu. Bởi vậy, có thể nói Tuyên ngôn độc lập không chỉ là tuyên ngôn về quyền được hưởng độc lập của Việt Nam mà còn là tuyên ngôn về quyền con người, quyền của các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đế quốc. Cổ vũ mạnh mẽ cho cơn bão táp cách mạng ở thuộc địa trên thế giới vào nửa cuối thế kỷ XX.

     Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập về quyền con người, quyền dân tộc vẫn vẹn nguyên giá trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, định hướng cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của Đảng và Nhà nước ta. Với sự cố gắng nỗ lực không ngừng phấn đấu trong thời gian qua, quyền con người ở Việt Nam đã và đang được nhiều kết quả tích cực. Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được quan tâm, bảo vệ, đặc biệt là quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương. Việt Nam đã tích cực tham gia các công ước của Liên Hợp quốc về quyền con người như: “Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị” (1966)”; “Công ước về quyền trẻ em”; “Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa” (1966)... đồng thời, cũng luôn nỗ lực đóng góp tích cực vào các giá trị chung, tiến bộ về quyền con người thông qua các diễn đàn của Liên hợp quốc, ASEAN. Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản luật liên quan trực tiếp đến bảo đảm quyền con người như: Bộ Luật hình sự và tố tụng hình sự; Luật Tiếp cận thông tin; Luật An ninh mạng; Luật Tín ngưỡng tôn giáo và nhiều luật chuyên biệt khác... Một trong những thành tựu nổi bật nhất của Việt Nam bảo đảm quyền con người là những kết quả vượt bậc về xóa đói giảm nghèo, phát triển con người, nâng cao chất lượng cuộc sống. Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu kỳ giai đoạn 2022 - 2025 trên phạm vi toàn quốc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: tỷ lệ nghèo đa chiều là 9,35% (trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là 5,2%; tỷ lệ hộ cận nghèo là 4,15%). Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2021 là 0,703, tăng 02 bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, lên vị trí 115/191 quốc gia. Với những thành tựu về việc bảo đảm quyền con người (cả trên lĩnh vực đối nội và đối ngoại), Việt Nam đã được bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016 và nhiệm kỳ 2023 - 2025.

     78 năm đã qua đi, vị thế đất nước Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Nước ta đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Quy mô và tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh không ngừng tăng lên; tiến bộ, công bằng xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, khẳng định đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong công cuộc đổi mới là hoàn toàn đúng đắn. Lời thề lịch sử trên quảng trường năm xưa “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” vẫn luôn vang vọng trong trái tim mỗi người dân Việt Nam, trở thành động lực to lớn để hiện thực hóa giấc mơ “Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.

ThS. Hoàng Thị Phương Thảo

Khoa Xây dựng Đảng

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
Chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng của Đảng - Nhân tố quan trọng, quyết định thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐƯA NỘI DUNG CHỈ THỊ SỐ 13-CT/TU CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY PHÚ THỌ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN VÀO GIẢNG DẠY
NẮM VỮNG VÀ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA VĂN HÓA TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ VĂN HÓA Ở CƠ SỞ HIỆN NAY
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH PHÚ THỌ TRONG XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO; KHƠI DẬY Ý CHÍ TỰ LỰC TỰ CƯỜNG, KHÁT VỌNG XÂY DỰNG CUỘC SỐNG ẤM NO, HẠNH PHÚC
KINH NGHIỆM THỜI CƠ TRONG CHIẾN THẮNG 30/4/1975 VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẤT NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
NGHIÊN CỨU, CẬP NHẬT NỘI DUNG CUỐN SÁCH “MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM” CỦA TỔNG BÍ THƯ VÀO GIẢNG DẠY PHẦN HỌC ''XÂY DỰNG ĐẢNG''
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀO GIẢNG DẠY BÀI “CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG” THUỘC HỌC PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG
GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN “ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM” ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất