“Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, là cội nguồn sức mạnh để dân tộc ta mãi mãi trường tồn và phát triển, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là đường lối chiến lược, có ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam”(1). Hằng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã khẳng định, khi đất nước đứng trước tình thế, hoàn cảnh gian lao, thử thách mang tính bước ngoặt, “nếu biết khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thì con thuyền cách mạng Việt Nam sẽ vượt qua mọi thác ghềnh, phong ba bão táp, để cập bến bờ vinh quang”(2).
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, mỗi công dân Việt Nam cần: “Biết ham học… Biết rồi, ta học thêm. Ngoài ra, còn biết bao điều cần học. Việc thế giới rất nhiều, học không bao giờ hết. Người có học mới có tiến bộ. Càng học càng tiến bộ”. “Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự đào thải mình”, vì vậy, mỗi người đều “Phải biết tự động học tập”; “phải học nữa, học mãi trong khi đi làm việc”. “Trai, gái, trẻ, già, cán bộ, công nhân đều phải học cả”. “Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng”.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chứng minh, chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống tư tưởng khoa học của giai cấp công nhân, khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nhằm đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người. Hướng tới sự phát triển tự do của loài người, chủ nghĩa Mác - Lênin mang tính nhân văn sâu sắc mà không một học thuyết nào có được. Đó là một vũ khí lý luận, tư tưởng sắc bén, là “cẩm nang” thần kỳ, “cái kim chỉ nam”, là “mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.
Trong bối cảnh hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, kinh tế tri thức trở thành yếu tố đầu vào quan trọng nhất của lực lượng sản xuất hiện đại, là chìa khóa quyết định tốc độ, chất lượng phát triển của nền kinh tế đất nước. Cách đây hơn 180 năm, C. Mác đã nhận định, khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong bộ Tư bản, C. Mác khẳng định: “Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa đến mức độ nào đó thành lực lượng sản xuất trực tiếp”.
Cách đây 76 năm, ngày 11/6/1948, trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Lời kêu gọi Thi đua ái quốc” thực hiện Chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 27/3/1948. Trong đó, Người chỉ rõ “Mục đích thi đua ái quốc là làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến thiết chóng thành công”.
Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 - 03/2/2024), GS. TS. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”. Đây là bài viết rất quan trọng, không chỉ khơi dậy niềm tự hào về Đảng, Bác Hồ và đất nước vinh quang mà đây còn là bài viết với nhiều thông tin, nội dung cần vận dụng trong giảng dạy lý luận chính trị.
Căn cứ vào Quyết định số 112-QĐ/TCT ngày 18/03/2024 của Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh Phú Thọ về phân công thực hiện chương trình đào tạo Sơ cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới, bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Thực hiện Kế hoạch hoạt động chuyên môn năm 2024, sáng ngày 10/5/2024, Khoa Lý luận cơ sở tổ chức sinh hoạt chuyên môn tháng 5 với nội dung: "Trao đổi, thảo luận các nội dung giảng dạy của khoa Lý luận cơ sở trong chương trình Sơ cấp lý luận chính trị".
Ngày 24/4/2024, khoa Lý luận cơ sở tổ chức Hội nghị Sinh hoạt chuyên môn tháng 4 năm 2024 với chủ đề: "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay". Tham dự buổi Sinh hoạt chuyên môn có sự tham gia của toàn thể các giảng viên trong khoa.
Chính sách xã hội là bộ phận của hệ thống chính sách phát triển quốc gia về mọi mặt của đời sống xã hội; được cụ thể hóa theo chủ trương, đường lối của Đảng và được đặt trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội; coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững đất nước, đảm bảo ổn định chính trị - xã hội.
Ngày 25/3/2024, Chi bộ khoa Lý luận cơ sở tổ chức Hội nghị Sinh hoạt chuyên môn tháng 3 năm 2024. Tham dự buổi Sinh hoạt chuyên môn có sự tham gia của các đồng chí: Hoàng Tiến Điệp - Phó Hiệu trưởng nhà trường; cùng toàn thể các giảng viên của khoa.
Ngày 25/3/2024, Chi bộ khoa Lý luận cơ sở tổ chức Hội nghị Sinh hoạt chuyên đề quý 1/2024 với chủ đề: “Nghiên cứu, vận dụng Nghị quyết số 42-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới vào giảng dạy Chương trình Trung cấp lý luận chính trị”. Tham dự buổi Sinh hoạt chuyên đề có sự tham gia của các đồng chí: Hoàng Tiến Điệp - Đảng ủy viên, Phó Hiệu trưởng nhà trường; cùng toàn thể các đảng viên, giảng viên của Chi bộ.
Ngày 19/5/2021, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 11-QĐ/TW về trường chính trị chuẩn, gồm 06 nội dung, trong đó coi trọng việc xây dựng tiêu chí văn hóa trường Đảng kỷ luật, kỷ cương, góp phần nâng cao chất lượng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Đây là cơ sở quan trọng để hệ thống các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước tập trung nguồn nhân lực xây dựng và phát triển văn hóa trường Đảng, văn hóa công sở trong nhà trường. Góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả thực sự về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn và hướng tới xây dựng trường chính trị chuẩn.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là tư tưởng thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tư tưởng xây dựng Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, trong tư tưởng của Người bao hàm những nội dung định hướng, làm kim chỉ nam cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Trong giảng dạy lý luận chính trị nói chung, giảng dạy phần học nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói riêng rất cần nghiên cứu, vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nâng cao hiệu quả, sức hấp dẫn của bài học.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới; tư tưởng của Người là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta, là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác giáo dục lý luận chính trị. Toàn bộ giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị rất cần được nghiên cứu để vận dụng phù hợp vào công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ ở hệ thống các trường chính trị nước ta hiện nay. Do đó, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở khoa Lý luận cơ sở - Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.