Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  5
Hôm nay :  724
Hôm qua :  2205
Lượt truy cập : 2682782
Chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng của Đảng - Nhân tố quan trọng, quyết định thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945
9 10 4717

Chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng của Đảng - Nhân tố quan trọng, quyết định thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Thứ sáu, 18.08.2023 01:37




V.I.Lênin khẳng định “Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề giành chính quyền”. Để giành được chính quyền, một nhân tố không thể thiếu là phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với đường lối, chiến lược lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo.

     Chiến lược cách mạng là đường lối chung và cơ bản về nhiệm vụ, mục tiêu, phương thức đấu tranh, tổ chức, sắp xếp lực lượng và phân định bạn, thù trong toàn bộ cuộc cách mạng. Kể từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kịp thời đề ra chiến lược phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tiễn và lãnh đạo cách mạng Việt Nam thành công. Một trong những thành công có tính chất bước ngoặt, mở ra thời kỳ phát triển mới của dân tộc Việt Nam đó là cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đó là sự hội tụ của nhiều yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, trong đó yếu tố xem xét, điều chỉnh chiến lược cách mạng khi tình thế thay đổi đóng vai trò quan trọng, quyết định.

     Ngày 03/9/1939, với sự kiện liên quân Anh - Pháp tấn công Đức, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã chính thức bùng nổ, nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Ở Đông Dương, bọn phản động thực dân Pháp phát xít hóa bộ máy chính quyền, các quyền lợi tự do dân chủ mà quần chúng giành được bị thủ tiêu. Hàng loạt những cuộc khám xét, bắt bớ tù đày những chiến sĩ cộng sản diễn ra từ Bắc tới Nam. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân phản động Pháp ngày càng gay gắt, yêu cầu bức thiết đặt ra lúc này không còn là yêu cầu đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ, cơm áo hòa bình nữa mà là vấn đề độc lập dân tộc. Đứng trước tình hình diễn biến của lịch sử, Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời có những điều chỉnh trong chỉ đạo chiến lược. Chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng được thể hiện chủ yếu qua các văn kiện lịch sử: Thông cáo ngày 29/9/1939 và các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 6 (11/1939), lần 7 (1940) và lần 8 (5/1941). Thông qua những văn kiện trên, nội dung chiến lược cách mạng giai đoạn 1939 - 1945 đã dần hình thành. Cụ thể:

     Một là, trên cơ sở khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng đề ra chủ trương tập trung giải quyết nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc. Trong thông cáo ngày 29/9/1939, Đảng nêu rõ “Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề dân tộc giải phóng”. Đến Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6, lần thứ 7 và lần thứ 8, Đảng tiếp tục khẳng định “Bước sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập”. Từ chủ trương trên, vấn đề đấu tranh cho dân chủ “cách mạng thổ địa” tạm thời gác lại, tập trung vào nhiệm vụ duy nhất, bức thiết trước mắt là giành độc lập dân tộc.Khẩu hiệu "đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày" thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công cho công bằng, thực hiện giảm tô giảm tức.

     Hai là, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc. Đảng phân tích, mặc dù các dân tộc trên bán đảo Đông Dương đều cùng chịu chung ách thống trị của đế quốc Pháp và phát xít Nhật, song vấn đề dân tộc lúc này là nói đến sự tự do, độc lập của mỗi nước. Vì vậy, Đảng thực hiện chính sách “dân tộc tự quyết”. Sau khi đánh đuổi Pháp - Nhật, các dân tộc có quyền tự quyết về thể chế, chế độ chính trị “tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành một dân tộc quốc gia tùy ý". "Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận và coi trọng".

     Ba là, chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc rộng rãi nhằm thu hút tất cả các dân tộc, các giai tầng, đảng phái và cá nhân yêu nước ở Đông Dương nhằm chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phátxít, thực dân đế quốc phản động, trong đólấy liên minh công - nông làm cơ sở và để thức tỉnh tinh thần yêu nước của các dân tộc, Đảng đề chủ trường thành lập mỗi nước một mặt trận riêng gồm: Việt Nam độc lập đồng minh, Ai Lao độc lập đồng minh và Cao Miên độc lập đồng minh.

     Bốn là, quyết định phải xúc tiến ngay công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, ra sức phát triển lực lượng, tiến hành xây dựng căn cứ địa, coi đây là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn quân và nhân dân trong giai đoạn này. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 ghi rõ “Phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù”. Đồng thời, dự kiến con đường khởi nghĩa giành chính quyền từ khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng địa phương tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền cả nước.

     Năm là, coi trọng công tác đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng. Đặc biệt, sau sự kiện đồng chí Bí thư Lê Hồng Phong bị bắt vào tháng 9, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 đã họp và cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư. 

     Trong bối cảnh diễn biến nhanh và đầy phức tạp vào những năm 1939 - 1945, sự điều chỉnh chuyển hướng chỉ đạo kịp thời của Đảng có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Sự điều chỉnh chiến lược đã góp phần bổ sung, phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin ở một nước thuộc địa nửa phong kiến trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc như: giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp; mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng; vai trò lãnh đạo không thể thiếu của chính đảng vô sản... Quan trọng hơn, sự điều chỉnh chiến lược thể hiện sự trưởng thành của Đảng ta trong xây dựng đường lối chiến lược lãnh đạo cách mạng; đã kịp thời bổ sung và hoàn chỉnh dần đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8, Đội Du kích Bắc Sơn được đổi tên là Cứu quốc quân (Ảnh tư liệu)

     Dưới ánh sáng của đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo, kịp thời và phù hợp với thực tiễn khách quan, từ năm 1940 đến năm 1944, cách mạng Việt Nam không ngừng phát triển lực lượng trên cả ba mặt trận: chính trị - quân sự - văn hóa, tạo những điều kiện cần thiết để sang đầu năm 1945 làm nên chiến thắng trong cao trào kháng Nhật, phá kho thóc, gạo cứu đói. Từ đó, làm bàn đạp để tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong phạm vi cả nước vào tháng 8 năm 1945, mở ra một trang phát triển mới cho dân tộc: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

     78 năm đã trôi qua nhưng tinh thần bất diệt và những giá trị lịch sử hào hùng của những ngày Tháng Tám năm 1945 vẫn trường tồn, cổ vũ, động viên mỗi người dân Việt Nam vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, từng bước vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dần hướng tới hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

ThS. Hoàng Thị Phương Thảo

Khoa xây dựng Đảng

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐƯA NỘI DUNG CHỈ THỊ SỐ 13-CT/TU CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY PHÚ THỌ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN VÀO GIẢNG DẠY
NẮM VỮNG VÀ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA VĂN HÓA TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ VĂN HÓA Ở CƠ SỞ HIỆN NAY
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH PHÚ THỌ TRONG XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO; KHƠI DẬY Ý CHÍ TỰ LỰC TỰ CƯỜNG, KHÁT VỌNG XÂY DỰNG CUỘC SỐNG ẤM NO, HẠNH PHÚC
KINH NGHIỆM THỜI CƠ TRONG CHIẾN THẮNG 30/4/1975 VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẤT NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
NGHIÊN CỨU, CẬP NHẬT NỘI DUNG CUỐN SÁCH “MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM” CỦA TỔNG BÍ THƯ VÀO GIẢNG DẠY PHẦN HỌC ''XÂY DỰNG ĐẢNG''
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀO GIẢNG DẠY BÀI “CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG” THUỘC HỌC PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG
GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN “ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM” ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất