Ngày 28/3, Chi bộ Phòng QLĐT và NCKH tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý I năm 2024 với chủ đề: “Đảng viên chi bộ phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học nghiên cứu, học tập, trao đổi nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn được giao”.
Thực hiện Kế hoạch sinh hoạt chuyên đề năm 2023, ngày 25/9/2023, Chi bộ phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học đã tổ chức Sinh hoạt chuyên đề quý 3/2023 với nội dung “Giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên tại Nhà lưu niệm Bác Hồ, xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ”.
Ngày 28/6/2023, Chi bộ phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học tổ chức sinh hoạt chuyên đề quý 2 năm 2023 với chủ đề: “Đảng viên Chi bộ phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên tiên phong gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”.
Thực hiện Kế hoạch số 10-KH/ĐU ngày 09/02/2023 của Đảng ủy Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ về việc tổ chức sinh hoạt và nội dung học tập chuyên đề năm 2023. Ngày 22/3/2023, tại phòng họp tầng 3 - Nhà điều hành, Chi bộ phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học (QLĐT và NCKH) tổ chức sinh hoạt chuyên đề quý 1/2023 với nội dung: “Chi bộ phòng QLĐT và NCKH lãnh đạo nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học và tham mưu đi nghiên cứu thực tế các lớp đào tạo, bồi dưỡng”.
Phát huy truyền thống 66 năm xây dựng và phát triển, Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ luôn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo Quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Năm 2022, nhà trường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học. Vượt qua mọi khó khăn, tập thể Lãnh đạo, giảng viên, chuyên viên, nhân viên nhà trường đã đoàn kết, nỗ lực hoàn thành toàn diện chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được Tỉnh uỷ giao. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học ngày càng được nâng cao; Quy chế chuyên môn, kỷ cương trường học được giữ vững.
Trong các nhà trường nói chung và Trường Chính trị nói riêng, công tác chủ nhiệm lớp có vai trò, rất quan trọng, giúp Ban Giám hiệu trong công tác quản lý lớp học, quản lý học viên. Chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa nhà trường với học viên, là cầu nối giữa cấp uỷ địa phương, cơ quan đơn vị với nhà trường trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; là cầu nối giữa Ban Giám hiệu và các khoa phòng của nhà trường với tập thể lớp học; chủ nhiệm lớp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý học viên và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc học tập nâng cao trình độ của cán bộ, đảng viên. Người đã chỉ rõ mục đích của việc học tập và những biện pháp cơ bản để đạt mục đích đó: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Việc thường xuyên học tập và bồi dưỡng về lý luận chính trị (LLCT) là vấn đề hết sức cần thiết, nhằm nâng cao nhận thức và trình độ góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chống lại các thế lực thù địch đang ra sức chống phá cách mạng.
Nền tảng tư tưởng của Đảng có thể hiểu đó là hệ thống lý luận, cơ sở khoa học và thực tiễn về xây dựng Đảng, về nguyên tắc hoạt động của Đảng, về định hướng phát triển của Đảng, về mục tiêu đấu tranh cách mạng của Đảng... Vì vậy, một đảng chính trị (chính đảng) muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nhất thiết phải có một nền tảng tư tưởng riêng và không được tách rời nền tảng tư tưởng đó.
Thực hiện Kế hoạch số 85-KH/ĐU ngày 18/11/2022 của Đảng ủy Trường Chính trị về việc “Kiểm điểm, đánh giá xếp loại tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý năm 2022”, ngày 19/12 Chi bộ phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học tổ chức hội nghị tổng kết công tác chi bộ, đánh giá xếp loại chi bộ và đảng viên năm 2022; Tham dự hội nghị có đầy đủ 16/16 đảng viên của chi bộ. Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hương - Bí Thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường.
Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị không chỉ là công việc của những người trực tiếp làm công tác lý luận, mà là công việc của Đảng, của tất cả những ai tha thiết với sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam vững mạnh và phồn vinh. Để phát triển công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận cần xây dựng đội ngũ giảng viên có năng lực chuyên môn cao và tâm huyết, đồng thời tạo nên sự liên kết giữa công tác bồi dưỡng lý luận với hoạt động thực tiễn để đào tạo nên nguồn nhân lực cao có trình độ học vấn và chuyên môn cao. Nhất là trong bối cảnh thế giới đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao luôn chiếm vị trí trung tâm trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng lý luận trên nền tảng tổng kết thực tiễn đất nước, đồng thời chú trọng việc chăm lo bồi dưỡng kiến thức lý luận và thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Lý luận và thực tiễn phải gắn liền với nhau. Lý luận mà không liên hệ với thực tế là lý luận suông. Đó là thứ lý luận xa rời và không giúp ích gì cho thực tế cuộc sống. Còn thực tiễn không có lý luận soi đường là thực tiễn mù quáng, cũng không thể đưa cách mạng đến thắng lợi.
Thực hiện Kế hoạch sinh hoạt chuyên đề quý 4/2022, chiều ngày 29/11/2022, tại văn phòng phòng QLĐT & NCKH, Chi bộ phòng tổ chức sinh hoạt chuyên đề quý 4/2022 với nội dung: “Cán bộ, đảng viên Chi bộ phòng QLĐT & NCKH tích cực phấn đấu, thi đua xây dựng trường chính trị đạt chuẩn mức 1 vào năm 2025”. Dự hội nghị sinh hoạt chuyên đề có toàn thể đảng viên của chi bộ.
Ngày nay, với sự bùng nổ của internet và các mạng xã hội, thông tin giả đã và đang gây ra nhiều mối hiểm họa nguy hại. Thông tin giả, xấu độc không những có sức công phá tới sự ổn định chính trị - xã hội và còn đe dọa đến an toàn an ninh của mỗi quốc gia. Những trang thông tin điện tử được nhà nước cấp phép trở thành vũ khí chiến đấu chống lại các thông tin giả, xấu độc của các thế lực thù địch trên không gian mạng hiện nay.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, linh hồn của khối đại đoàn kết dân tộc. Người là một tấm gương sáng ngời về phong cách năng động, sáng tạo. Trong mọi lúc, mọi nơi, Người luôn có tư duy đổi mới, sáng tạo, không giáo điều, rập khuôn, không sao chép của người khác, hết sức tránh lối cũ, đường mòn, tự mình tìm tòi, suy nghĩ, thấy rõ bản chất của sự vật, hiện tượng để tìm ra chân lý, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn.