Nhất quán quan điểm công tác giáo dục lý luận chính trị là bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng; góp phần trực tiếp vào xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới, Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ thời gian tới, công tác giáo dục lý luận chính trị cần tiếp tục “Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực tiễn”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của Đảng, và dân tộc, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế. Thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một di sản vĩ đại, mãi mãi là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Tư tưởng của Người được thể hiện trong rất nhiều tác phẩm, bài viết mang tính định hướng cho hoạt động lãnh đạo của Đảng ta trước đây và hiện nay. Tác phẩm Đời sống mới là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chứa đựng những chỉ dẫn quý báu, có giá trị sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng về đạo đức và đạo đức cách mạng, về đời sống mới và xây dựng đời sống mới, thể hiện vai trò gốc rễ, nền tảng của đạo đức trong đời sống xã hội, giữa đạo đức đời thường và đạo đức cách mạng. Tác phẩm Đời sống mới Chủ tich Hồ Chí Minh đã nêu ra quan điểm chung về xây dựng đời sống mới, với một số nội dung cụ thể như: Vì sao phải xây dựng đời sống mới? Xây dựng đời sống mới nhằm giải quyết vấn đề gì? Lực lượng tham gia xây dựng đời sống mới?
Chủ tịch Hồ Chí Minh, một lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, người thầy vĩ đại của chúng ta đã đi xa, nhưng đã để lại cho chúng ta nhiều di sản vô giá. Một trong những di sản đó là quan điểm, tư tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền có nội dung rất phong phú, Người không chỉ quan tâm tới vấn đề giành chính quyền về tay nhân dân mà còn rất quan tâm đến vấn đề khó khăn, phức tạp hơn là xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân như thế nào? Nội dung đó được thể hiện ở những vấn đề cơ bản sau:
Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng và Nhà nước luôn coi việc giáo dục thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa sâu sắc, nhằm xây dựng lực lượng cách mạng vừa “hồng” vừa “chuyên” làm tiền đề vật chất để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, chính thức phát động phong trào thi đua ái quốc trên cả nước. Theo Người “công việc hằng ngày là nền tảng của thi đua”. Người lấy thi đua làm động lực, bồi dưỡng nâng cao, phát huy lòng yêu nước; qua phong trào thi đua làm cho lòng yêu nước thể hiện bằng hành động thực tế trong cuộc sống, chiến đấu, lao động, học tập. Người đã khẳng định: Thi đua của chúng ta là thi đua yêu nước xã hội chủ nghĩa; thi đua phải lâu dài, rộng khắp, phải có lãnh đạo đúng, có chuẩn bị tốt, có đôn đốc kiểm tra, có tổng kết khen thưởng và phổ biến kinh nghiệm rộng rãi. Đó là sự kết tinh, thể hiện những nội dung cơ bản tư tưởng của Người về thi đua ái quốc; là văn kiện chứa đựng những chỉ dẫn quý báu, có giá trị sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn đối với phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt, thể hiện rõ nét tính hệ thống và nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, về xây dựng đời sống mới, xã hội mới, con người mới.
Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; đẩy mạnh tuyên truyền các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên, nhân dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác lý luận của Đảng ta hiện nay. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ đó, giảng viên trường chính trị cần vận dụng Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào giảng dạy lý luận chính trị, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Hiện nay, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Cùng với việc xuyên tạc tư tưởng, bôi nhọ đời tư và sự nghiệp cách mạng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, chúng ra sức tung tin bịa đặt, xuyên tạc cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh. Với các luận điệu: Học thuyết Mác là sản phẩm của giữa thế kỷ XIX, do vậy đem đặt nó trong bối cảnh thế kỷ XXI nếu không lạc hậu, thì cũng chẳng thể là khoa học; Chủ nghĩa Mác - Lênin là ngoại lai, bắt nguồn từ phương Tây nên không còn phù hợp với Việt Nam... Từ đó, chúng cho rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã lỗi thời, lạc hậu và không còn phù hợp với thực tiễn Việt Nam; việc Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam trước đây đã là một sai lầm lịch sử và hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng càng là sai lầm nghiêm trọng... Rõ ràng, đây là những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách trắng trợn nhằm thực hiện dã tâm thâm độc của chúng là phá vỡ và lật đổ nền tảng tư tưởng của Đảng ta.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu xuyên suốt, cơ bản và chủ đạo trong toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam. Sự kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta đã soi sáng và chỉ dẫn cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đã đưa đất nước ta vượt qua trở ngại, khó khăn, thách thức của tình hình trong nước, những biến động phức tạp của tình hình thế giới, sự chống phá của các thế lực thù địch phản tiến bộ, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, bảo vệ nền độc lập dân tộc, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội, đưa nước ta bước vào thời kỳ mới - thời kỳ dân tộc độc lập và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước.
Lý luận gắn liền với thực tiễn” là một trong những nguyên tắc cơ bản được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo từ chủ nghĩa Mác - Lênin. Người nói: “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào công việc thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách”.
Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường nhiệm kỳ 2020 - 2025 trong điều kiện có nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn, nhưng với sự cộng đồng trách nhiệm, ý chí quyết tâm cao, Ban Chấp hành Đảng bộ đã lãnh đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường lần thứ IX đạt được những kết quả khả quan, nhiều chỉ tiêu đã hoàn thành, có chỉ tiêu đã vượt mức đề ra.
Là một tỉnh trung du miền núi, Phú Thọ có diện tích tự nhiên 3.519 km2, dân số trên 1,5 triệu người, có 02 tôn giáo chính là Phật giáo và Công giáo với 223.854 tín đồ chiếm 17,21 % dân số toàn tỉnh... Có 623 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có 179 đình, 100 đền, 58 miếu và 72 nhà thờ các dòng họ (247/623 cơ sở tín ngưỡng đã được nhà nước xếp hạng, trong đó: Di tích cấp quốc gia 52; di tích cấp tỉnh 195) cùng nhiều lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức hàng năm. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu, thờ Thần Hoàng có ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh (1).
Chặng đường 66 năm qua, dưới sự lãnh, chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự hướng dẫn quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; sự phối hợp, giúp đỡ của các ban, ngành, các Đảng bộ trực thuộc tỉnh, Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ đã vượt qua khó khăn, thử thách và từng bước lớn mạnh. Với vai trò là công cụ quan trọng của Ðảng trên mặt trận tư tưởng, lý luận chính trị, nhà trường đã góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối cách mạng của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong mỗi giai đoạn lịch sử và được phát huy mạnh mẽ trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Bước vào giai đoạn mới, Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ, giảng viên, nhân viên đang nỗ lực, tích cực phấn đấu để nhà trường trở thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ thực sự có uy tín và chất lượng.
Xây dựng Trường Chính trị chuẩn phải gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường thực sự chuyên nghiệp, mẫu mực; cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ; thực hành văn hóa trường Đảng; phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo, tự giác, nỗ lực của cán bộ, giảng viên nhà trường. Bài viết này đề cập về tính tích cực lao động của cán bộ, giảng viên trường chính trị tỉnh nói chung và thực trạng tính tích cực lao động trong đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ nói riêng trong quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng Trường Chính trị đạt chuẩn hiện nay.
Chuyển đổi số quốc gia được xác định là giải pháp đột phá, là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định: Thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số là nhiệm vụ trọng tâm. Chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số là một trong những nội dung đột phá chiến lược, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.
Sinh hoạt chuyên đề là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ, củng cố kỷ cương, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Hoạt động sinh hoạt chuyên đề đã trở thành nền nếp, thực hiện nghiêm túc, phát huy hiệu quả ở các chi bộ trực thuộc Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh từ nhiều năm nay. Các buổi sinh hoạt chuyên đề đã phát huy sức sáng tạo, đổi mới trong nội dung, phương pháp, cách tiếp cận, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, đóng góp tích cực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng trong nhà trường.