Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  3
Hôm nay :  1187
Hôm qua :  2228
Lượt truy cập : 2530980
Phú Thọ đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý nhà nước
9 10 56

Phú Thọ đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý nhà nước

Thứ tư, 13.09.2023 08:04




Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực luôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu của các quốc gia. Hòa cùng công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên thế giới và của cả nước, với sự đồng lòng của hệ thống chính trị, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý nhà nước ở tỉnh Phú Thọ đã được triển khai thực hiện với nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh.

     Để triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương và nghị quyết của Tỉnh ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều văn bản nhằm tổ chức thực hiện các quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và triển khai thực hiện trong thực tế. Định kỳ triển khai xây dựng các chương trình, kế hoạch hằng năm về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đảm bảo căn cứ khoa học sau khi đã phân tích tình hình tham nhũng, tiêu cực trong thực tế và dự báo về tình hình tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh có sự kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh, tạo sự chuyển biến về nhận thức, hành động của bộ máy chính quyền các cấp. 

     Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tỉnh chú trọng chỉ đạo thực hiện, đảm bảo kết hợp giữa các hình thức truyền thống với các hình thức khác cho phù hợp đối tượng như: Gửi văn bản tới các cơ quan, đơn vị yêu cầu quán triệt tới toàn thể nhân sự và thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; lồng ghép nội dung phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các hội nghị giao ban, sơ kết, tổng kết của chính quyền các cấp; phối hợp cùng cơ quan truyền thông và các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh; gắn kết phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với phát động phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa, nêu gương điển hình người tốt - việc tốt, phản ánh các hành vi tham nhũng, tiêu cực…

     Các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực và sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng được triển khai thường xuyên. Có 13 vụ việc đã được phát hiện với 23 đối tượng, tổng số tiền, tài sản tham nhũng, tiêu cực là 4.267,3 triệu đồng (trong đó, thu hồi 3.948,8 triệu đồng) trong năm 2022. Chỉ trong 06 tháng đầu năm 2023, 07 vụ/14 đối tượng đã được phát hiện với tổng số tiền, tài sản tham nhũng là 815,9 triệu đồng (trong đó, thu hồi 418,7 triệu đồng). Một số hiện tượng tham nhũng, tiêu cực trong quản lý tài chính, đất đai, xây dựng cơ bản, quản lý các nguồn vốn phát triển kinh tế, an sinh xã hội đã được phát hiện với các biểu hiện cụ thể như: Cán bộ, người có liên quan đến quản lý vật tư, nguồn vốn lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái chế độ, chính sách, nguyên tắc quản lý kinh tế để tham ô, sách nhiễu, nhận hối lộ hoặc thông đồng, móc ngoặc với phần tử xấu để chiếm đoạt . Tỉnh chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tập trung vào 07 nhóm lĩnh vực hay phát sinh tham nhũng, tiêu cực là: Công tác cán bộ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, đầu tư, mua sắm tài sản công, đất đai, tài nguyên, giáo dục đào tạo, y tế. Việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn cũng được tỉnh quan tâm triển khai. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức được chuyển đổi vị trí công tác là 131 người.

     Việc thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ được thúc đẩy trong cả 06 nhiệm vụ đảm bảo phục vụ cho việc kiểm soát hoạt động của các cơ quan hành chính, các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh đều được thẩm định, đáp ứng các yêu cầu về nội dung, thể thức, ngôn ngữ và kỹ thuật trình bày; Tổng số quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trong kỳ báo cáo là 56, công bố 861 thủ tục hành chính, trong đó: Ban hành mới và thay thế là 681 thủ tục, sửa đổi bổ sung 158 thủ tục, bãi bỏ 22 thủ tục; 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền các cấp đều xây dựng quy trình nội bộ, quy trình điện tử và công khai trên hệ thống thông tin điện tử; tinh giản 60 cán bộ, công chức, viên chức thuộc 18 cơ quan, đơn vị theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (được sửa đổi bởi Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10/12/2020). Công bố kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước, triển khai đồng bộ hệ thống thông tin thủ tục hành chính đến 100% cơ quan hành chính, cung cấp 1.558 dịch vụ công trực tuyến, kết nối 1.116 thủ tục hành chính của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia, 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng hoá đơn điện tử.

     Bên cạnh việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ với từng chức danh trong cơ quan nhà nước, các nội dung thực hiện “Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp” được coi là một tiêu chuẩn đánh giá hằng năm, đưa vào thực hiện đánh giá cán bộ, công chức, viên chức cuối năm ở các cơ quan, đơn vị. Cải cách hành chính cũng được chỉ đạo, triển khai thực hiện đạt kết quả cao; các biện pháp phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực được triển khai thực hiện thường xuyên. Chỉ số PAR INDEX đạt 88,9 điểm, đứng thứ 9/63 tỉnh/thành phố; chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính SIPAS đạt 89,3, đứng thứ 13/63 tỉnh; thành, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh đạt 45,35 điểm, đứng thứ 6/63 tỉnh, thành; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI đạt 66,11 điểm, đứng thứ 20/63 tỉnh, thành.

     Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở tỉnh Phú Thọ còn có những hạn chế nhất định như: Công tác nắm tình hình nhằm phát hiện, xử lý phòng, chống tham nhũng, tiêu cực còn chậm. Việc triển khai tuyên truyền pháp luật phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của một số cơ quan, đơn vị chưa được tiến hành thường xuyên. Công tác tự phê bình và phê bình chưa hiệu quả. Một số cán bộ, công chức, viên chức chưa có tinh thần trách nhiệm, ý thức tích cực tham gia công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực còn hiện tượng né tránh, chưa chủ động phát hiện tham nhũng, tiêu cực, trình tự xử lý vụ việc tham nhũng, tiêu cực chưa đảm bảo. Đến tháng 6 năm 2023, kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị: phát hiện, xử lý tham nhũng thông qua thanh tra, kiểm toán được 01 vụ, 01 đối tượng chuyển cơ quan điều tra, thu hồi ngân sách nhà nước 2.076 triệu đồng; không phát hiện, xử lý vụ việc tham nhũng nào qua các kênh: giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra nội bộ cơ quan nhà nước, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân; phản ánh, tố cáo; mới chỉ phát hiện được những hành vi vi phạm ở một số đơn vị cơ sở, ở phạm vi nhỏ lẻ, hậu quả ít nghiêm trọng.

     Để nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý nhà nước thời gian tới, tỉnh Phú Thọ cần áp dụng quyết liệt, đồng bộ các biện pháp nhằm tạo sự thống nhất giữa quyết tâm chính trị và hành động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hệ thống chính trị, đó là:  

     Nâng cao hơn nữa nhận thức của cả hệ thống chính trị về vai trò của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, coi đây là nội dung rất quan trọng của công tác cán bộ, là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Gắn kết chặt chẽ công tác phòng, chống tham nhũng, với tiêu cực, mà trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên để “quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Đảm bảo thực hiện nghiêm quan điểm của Đảng: phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với Nhà nước.  

     Xác định chính xác mục tiêu phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh, coi đây là một trong những việc làm quan trọng nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giúp bảo vệ hữu hiệu các hoạt động đúng đắn của đội ngũ cán bộ, công chức, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể trong xã hội, giữ gìn trật tự, kỷ cương, tạo nền tảng vững chắc phát triển đất nước. Để làm được điều đó, việc thường xuyên phân tích tình hình, đưa ra các dự báo, nhận định chính xác, khách quan, trung thực về ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là hết sức cần thiết, tạo tiền đề thiết lập phương hướng, nhiệm vụ và tổ chức triển khai phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. 

     Kết hợp chặt chẽ cơ chế kiểm soát quyền lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của các cấp ủy đảng, bởi đây là yếu tố quyết định thành công của công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phát huy tính tích cực, chủ động của quần chúng nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tiếp tục thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như kiểm tra, thanh tra, kiểm toán… Khắc phục tình trạng chậm trễ trong công tác dự báo tình hình nhằm thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện nghiêm quy định công khai, minh bạch - điều kiện tiên quyết để kiểm soát quyền lực nhà nước. Tập trung xử lý nghiêm sai phạm gắn với việc khuyến khích, bảo vệ các cá nhân phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực, tăng cường thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng kinh tế. 

     Với các lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực như: quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, các dự án đầu tư, tài chính, ngân hàng, thuế, công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ… cần tăng cường thanh tra và đôn đốc thực hiện các kết luận, chỉ đạo sau thanh, kiểm tra, đồng thời công khai kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm. Tăng cường phối kết hợp trong hoạt động thanh, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xử lý nghiêm người đứng đầu cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, tiêu cực. 

     Thực hiện tốt công tác cán bộ, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói chung, nhân lực làm công tác pháp luật và kiểm soát quyền lực nhà nước nói riêng có đủ năng lực, đạo đức cách mạng, trình độ, bản lĩnh đảm đương nhiệm vụ; xử lý triệt để hiện tượng chạy chức, chạy quyền, lợi ích nhóm và tình trạng gây phiền hà cho nhân dân.   

     Công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên cả nước cũng như ở tỉnh Phú Thọ hiện nay đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, toàn thể nhân dân nâng cao hơn nữa tinh thần, ý thức trách nhiệm công dân để góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện hơn nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhằm đạt được mục tiêu: xây dựng nước Việt Nam phát triển, phồn vinh và thịnh vượng.

ThS. Trần Thu Thủy

Khoa Nhà nước và pháp luật

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
Đẩy mạnh xây dựng chính quyền địa phương của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn mới
Hoàn thiện các tiêu chí trường chính trị chuẩn về xây dựng văn hóa trường Đảng
Hai năm triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trường chính trị chuẩn
Một số kết quả công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Phương pháp dạy học tích cực - Gợi mở giải pháp khắc phục tâm lý “ngại học” lý luận chính trị của học viên
Cập nhật, bổ sung kiến thức thực tiễn - Yêu cầu quan trọng đối với bài giảng các lớp bồi dưỡng
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để phát huy tinh thần yêu nước của thanh niên trong giai đoạn mới
Phú Thọ sau 03 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
Vận dụng triết học Mác - Lênin phản bác một số luận điệu sai trái, thù địch về vấn đề đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay
Đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, thù địch về bình đẳng dân tộc, bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam hiện nay
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất