được Đảng, Nhà nước quan tâm, thể hiện rõ trong các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trung ương Đảng, trong Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm. Để đảm bảo hiệu quả, đồng bộ của công tác này, bên cạnh việc triển khai thực hiện rộng khắp trong toàn hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, đòi hỏi có sự kiểm tra, giám sát của nhiều chủ thể, trong đó, quan trọng là có tính quyết định là vai trò kiểm tra, giám sát của Đảng.
Sách, báo là nguồn tài nguyên vô giá giúp cho con người học tập và không ngừng vươn lên để tự hoàn thiện mình. Để sách, báo đến với độc giả, việc tuyên truyền, giới thiệu sách là một trong những hình thức, phương tiện có thể phát huy tác dụng của sách, báo; đồng thời thể hiện rõ tính chủ động, khoa học, sáng tạo của hoạt động thư viện.
Có thể hiểu ủy quyền lập pháp là việc cơ quan lập pháp của Quốc gia ủy nhiệm cho một chủ thể khác ở bên trong hoặc bên ngoài bộ máy nhà nước ban hành pháp luật dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật. Vấn đề này hiện nay đang được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các quốc gia đại diện cho các trường phái pháp luật khác nhau như Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản...đã áp dụng tương đối thành công.
Công nghiệp là ngành sản xuất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Trình độ phát triển của công nghiệp được coi là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
GIỚI THIỆU SÁCH: CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG QUAN LẠI THỜI LÊ THÁNH TÔNG VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ HIỆN NAY
Nửa cuối thế kỷ XV, vương triều Lê Thánh Tông đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong xây dựng và phát triển đất nước, là đỉnh cao sự phát triển chế độ phong kiến Việt Nam. Cùng với việc xây dựng, củng cố thể chế chính trị theo Nho Giáo, Lê Thánh Tông đặc biệt quan tâm đến xây dựng con người chính trị, trọng tâm là vấn đề đào tạo và sử dụng nhân tài. Chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời kỳ này đã trở thành khuôn phép, xem như mẫu mực cho việc tổ chức và xây dựng bộ máy Nhà nước vững mạnh.
Sự nghiệp đổi mới trên đất nước ta đã trải qua gần 30 năm. Với sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, chúng ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, tạo một sự thay đổi cơ bản và toàn diện, làm cho thế và lực, uy tín của nước ta ngày càng tăng lên trên trường quốc tế. Trong những thành tựu đó có vai trò và sự đóng góp rất quan trọng của công tác tư tưởng.
Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài độc lập cấp nhà nước “Chủ thuyết phát triển trong Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh và vận dụng chủ thuyết đó trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI (hướng tầm nhìn tới năm 2020 - 2045)”, mã số DAĐL. 2008G/09. Đề tài được Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X cho phép nghiên cứu và chỉ đạo về những định hướng quan điểm, nội dung nghiên cứu.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, đầu năm 2016 xuất bản tác phẩm của tác giả Dương Xuân Đống: “Văn hóa quân sự Việt Nam – Văn hóa giữ nước”. Đây là công trình khoa học độc lập, kết quả của nhiều năm dày công nghiên cứu của tác giả, trình bày những nội dung cơ bản, chính yếu của văn hóa quân sự Việt Nam từ khởi nguồn đến năm 1975, với những nhận định, đánh giá sâu sắc.
Đồng chí Trường Chinh là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một chiến sỹ cộng sản kiên cường, khiêm tốn, mẫu mực, một nhân cách lớn, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và cách mạng Việt Nam, luôn xuất hiện như một ngọn cờ ở những bước ngoặt của cách mạng Việt Nam, một “tấm gương sáng về tính kiên cường cách mạng, tính nguyên tắc và tổ chức kỷ luật, tình cảm chân thành với đồng bào, đồng chí, tính khiêm tốn, giản dị trong cuộc sống hàng ngày, cách làm việc khoa học, cẩn thận, cụ thể nhằm hiệu quả thiết thực”.
Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của Nhân dân ta đã thắng lợi vẻ vang. Đó là cuộc đối đầu giữa dân tộc ta và một lực lượng quân sự cực kỳ hùng mạnh, quân đội của một nước đế quốc đầu sỏ với âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân mới ở Đông Nam Á.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 20 đến ngày 28/01/2016, tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 1.510 đại biểu đại diện cho hơn 4,5 triệu đảng viên. Tại Đại hội XII, Đảng cộng sản Việt Nam đã tổ chức đánh giá kết quả lãnh đạo và phiển đất nước sau 30 năm đổi mới, tổng kết quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI (2011- 2015) và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước trong giai đoạn 2016 - 2020.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ngày 6/01/1946, bằng tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, Nhân dân ta đã sáng suốt lựa chọn những người tiêu biểu nhất, đại diện cho ý chí và trí tuệ của dân tộc, bầu vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Ngoài 333 đại biểu Nhân dân cử ra, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt lúc bấy giờ, thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc, gạt bỏ mũi nhọn tiến công của kẻ thù, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc hội còn mở rộng thêm 70 ghế dành cho Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) không qua bầu cử.
Trong những năm thực hiện đường lối đổi mới, cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp đã nghiêm túc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân vận ở vùng đồng bào thiểu số, đã tạo được chuyển biến tích cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh trật tự, an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN.
Sau ba thập kỷ thực hiện đường lối đổi mới, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm thay đổi bộ mặt của đất nước; uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Những thành công to lớn trên có phần đóng góp đáng kể của việc đổi mới tư duy lý luận của Đảng, như Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ năm, khóa IX đã chỉ rõ: “Đảng ta không ngừng đổi mới phương pháp tư duy lý luận, kiên trì và vận dụng sáng tại chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh... mở ra bước chuyển biến quan trọng trong tư duy lý luận, từng bước xây dựng và hoàn chỉnh đường lối đổi mới toàn diện, làm cho nước ta có hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ”.
Hiến pháp là Luật cơ bản của Nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất. Với tính chất này, Hiến pháp điều chỉnh những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia, quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Hiến pháp là văn bản thể hiện tập trung ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, thông qua Hiến pháp, Nhân dân ủy quyền cho Nhà nước thực hiện quyền lực nhân dân.