Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  4
Hôm nay :  440
Hôm qua :  3441
Lượt truy cập : 4736292
Phát triển khoa học, công nghệ thực hiện tốt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
9 10 606

Phát triển khoa học, công nghệ thực hiện tốt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Chủ nhật, 17.03.2024 08:47




Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ đã thu được nhiều kết quả tích cực. Đóng góp vào các kết quả đó là do Phú Thọ đã có nhiều cơ chế, chính sách để ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới và trong sản xuất nông nghiệp; áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp tiên tiến; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, ứng dụng công nghệ trong giải quyết các vấn đề môi trường trong nông nghiệp,… Khắc phục những hạn chế, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ để xây dựng một nên nông nghiệp sinh thái trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và thực hiện thành công mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đặt ra.

     Là một nước nông nghiệp, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam luôn xác định người nông dân và lĩnh vực nông nghiệp là một điểm tựa quan trọng. Đời sống của người nông dân và trình độ phát triển của lĩnh vực nông nghiệp là một thước đo cho sự phát triển của nước ta. Vì vậy, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Để phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, Nghị quyết đại hội XIII của Đảng đã xác định: "Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị giá tăng và phát triển bền vững".

     Trên cơ sở bám sát chủ trương về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Phú Thọ đã cụ thể hóa và triển khai các nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động, dựa trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

     Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2018 - 2023 ước đạt 3,8%/năm; đóng góp 18,5% GRDP của tỉnh, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân. Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2023 ước đạt 9.118 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2020. Trong nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng hoạt động chăn nuôi và mở rộng, tập trung phát triển các cây trồng có thế mạnh, hiệu quả kinh tế cao. Chương trình xây dựng nông thôn mới, huy động sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân; với bước đi phù hợp đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng hiệu quả và đạt kết quả toàn diện, nổi bật.

     Đóng góp vào các kết quả trên do Phú Thọ đã có nhiều cơ chế, chính sách để ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể:

     Tỉnh đã có những định hướng ưu tiên nghiên cứu, lựa chọn và ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới và trong sản xuất nông nghiệp; đồng thời ứng dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Các giống lúa, giống ngô được nghiên cứu và bổ sung vào cơ cấu cây trồng vật nuôi của tỉnh, trong đó điển hình có giống lúa J02 được phát triển mạnh mẽ trong tình và sang các tỉnh khác. Các loại cây có giá trị của tỉnh như: Quýt Đông Khê, vải VPH40, nếp Gà gáy Mỹ Lung, chuối phấn vàng,… được bảo tồn nguồn gen và phát triển tại các địa phương. Các giống vật nuôi và thủy sản mới được đưa vào sản xuất như số lợn nái, đực giống ngoại chiếm trên 95%, tỉ lệ bò lai trên 77% tổng đàn; chủ động sản xuất nhân tạo một số giống cá đặc sản;... Tỉ lệ giống cây trồng, vật nuôi mới, chất lượng cao đưa vào sản xuất ngày càng tăng góp phần quan trọng tăng năng suất sản lượng, chất lượng sản phẩm nông lâm nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh.

     Một số mô hình áp dụng quy trình, công nghệ hiện đại, tiên tiến, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất: sản xuất rau hoa trong nhà lưới, nhà màng; tưới tiết kiệm, tưới cây vùng đồi cho chè, cây ăn quả có múi; ứng dụng công nghệ tự động, bán tự động trong chăn nuôi, thủy sản các công đoạn chăm sóc nuôi dưỡng.

     Với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nên lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản đã được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn quan tâm đầu tư, qua đó hình thành và phát triển được một số vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Vùng chăn nuôi xã Tề Lễ, huyện Tam Nông; xã Đồng Lương, Sơn Tình, huyện Cẩm Khê; xã Yên Sơn, huyện Thanh Sơn... Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại vào sản xuất, trong đó, đã có 02 doanh nghiệp được UBND tỉnh công nhận là “Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” Công ty Cổ phần giống, vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam và Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam; 25 Hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, 82 trang trại đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất.

     Việc ứng dụng công nghệ trong giải quyết các vấn đề môi trường trong chăn nuôi được khuyến khích và mang lại nhiều kết quả tích cực. Các cơ sở chăn nuôi đã áp dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải như: xử lý chất thải bằng hầm biogas, áp dụng công nghệ vi sinh trong thức ăn để tăng tỷ lệ tiêu hóa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; nuôi giun quế, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ, sản xuất phân bón, giá thể từ các phế phụ phẩm để giảm thải cacbon, khôi phục và cải tạo đất, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng; sử dụng thuốc, chế phẩm sinh học để phòng, trừ trị dịch bệnh, xử lý môi trường cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản; mở rộng diện tích trồng rừng sản xuất gỗ lớn, quản lý rừng bền vững, kết hợp với duy trì và đa dạng hóa sinh kế dân cư.

     Trong tiêu thụ sản phẩm, Phú Thọ đã đẩy mạnh việc giới thiệu, quảng bá, bán hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử. Ngành nông nghiệp tỉnh đã đẩy mạnh phối hợp với các ngành như công thương, thông tin và truyền thông để đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, đưa các sản phẩm OCOP lên các sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm tạo động lực nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và đặc biệt là các chủ thể OCOP cài đặt, sử dụng phần mềm nhằm chuẩn hóa quy trình sản xuất, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, minh bạch thông tin, mã hóa, dán tem QR truy xuất nguồn gốc, thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản. Đến nay, số gian hàng trên Sàn giao dịch Thương mại điện tử tỉnh Phú Thọ có 303 gian hàng với gần 1.000 sản phẩm với nhiều sản phẩm nông sản chế biến, sản phẩm OCOP, như: Bưởi Đoan Hùng; Chè Long Cốc, Chè Hoài Trung, Chè Phú Thịnh, Mỳ gạo Hùng Lô; Gạo nếp gà gáy Mỹ Lung; Rau Tứ Xã; Gà Vinh Mè,…

     Bên cạnh những kết quả trên, việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào nông nghiệp nông thôn còn có tồn tại những hạn chế đó là ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao còn ít, các mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp còn dàn trải chưa có nhiều mô hình quy mô lớn có khả năng nhân rộng, liên kết tổ chức sản xuất theo chuỗi còn hạn chế, ứng dụng công  nghệ  trong khâu chế biến nông sản chậm, một bộ phận doanh nghiệp và người dân chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp do mình sản xuất ra.

     Để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, Phú Thọ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp để phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế đã được xác định như cây chè, cây bưởi, cây gỗ lớn, cây lương thực, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản và các cây con đặc sản. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tự động hóa trong các khâu canh tác và chế biến nông sản thực phẩm.

     Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có lợi thế, các sản phẩm trong chương trình OCOP. Với mục tiêu là các sản phẩm nông nghiệp có khối lượng tương đối lớn đều được tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có đăng ký nhãn hiệu và truy xuất được nguồn gốc.

     Kết hợp giữa phương thức sản xuất truyền thống và áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại, tiên tiến để chuẩn hoá quy trình canh tác các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, có lợi thế.

     Khuyến khích hỗ trợ các đề tài, dự án có sự tham gia của 04 nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học tạo nên một sự liên kết theo chuỗi giá trị. Huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất nguồn nhân lực thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về ứng dụng, phát triển công nghệ sinh học; đặc biệt khuyến khích, gắn kết chặt chẽ hoạt động khoa học, công nghệ với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.

     Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong các khâu của sản xuất nông nghiệp để xây dựng một nên nông nghiệp sinh thái trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và thực hiện mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020 - 2025) đã đặt ra: “Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa hiện đại, bền vững, nền tảng là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch theo chuỗi liên kết, nâng cao thu nhập cho người dân gắn với xây dựng nông thôn mới”. 

ThS. Bùi Thị Huyền

Khoa Lý luận cơ sở

     Tài liệu tham khảo:

     1. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ năm 2021, năm 2022, 2023.

     2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập I, tập II.

     3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023.

     4. Tỉnh ủy Phú Thọ, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

     5. Trang thông tin điện tử Sở  Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ: http://sokhoahoccongnghe.phutho.gov.vn/

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
Phú Thọ đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Vận dụng Nghị quyết số 45-NQ/TW Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào xây dựng đội ngũ trí thức Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ hướng tới đạt chuẩn
Giáo dục niềm tin theo Đảng
Một số kỹ năng và phương pháp viết bài chính luận khoa học đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và thực tiễn tỉnh Phú Thọ
Đẩy mạnh liên kết vùng - Tạo động lực để Phú Thọ phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh mới
Cảm nhận về Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ VIII - năm 2023
An sinh xã hội - Nhiệm vụ chiến lược góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Một số kinh nghiệm tích hợp Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị vào giảng dạy lý luận chính trị
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất