Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  4
Hôm nay :  467
Hôm qua :  3441
Lượt truy cập : 4736319
Phú Thọ đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
9 10 597

Phú Thọ đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chủ nhật, 17.03.2024 02:56




Thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiếu số và miền núi của Đảng và Nhà nước, tỉnh Phú Thọ có nhiều nỗ lực trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đồng bào dân tộc thiểu số từng bước đổi mới tư duy và tích cực phát triển kinh tế hộ gia đình, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được duy trì, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường và giữ vững.

     Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc luôn có vị trí quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, ổn định và sự tồn tại và phát triển của đất nước. Vì thế, từ khi ra đời đến nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với quốc gia; đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách dân tộc đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc thiểu số và miền núi.

     Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định chủ trương về công tác dân tộc trong giai đoạn hiện nay như sau: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững…”[1]. Quán triệt quan điểm của Đảng, ngày 19/6/2020, Quốc hội khóa XIV ban hành Nghị quyết số 120/2020/NQ-QH14 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg về phê duyệt Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025 và giai đoạn 2 từ năm 2025 - 2030.

     Thực hiệu chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Phú Thọ đã tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo, triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh. Để đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình, tỉnh Phú Thọ đã thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh và 05 Ban Chỉ đạo tại các huyện thụ hưởng; qua đó kịp thời nắm bắt tiến độ, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình. Đồng thời, tỉnh rất chú trọng đến công tác ban hành văn bản triển khai thực hiện Chương trình; từ năm 2022 đến nay, cơ bản đã hoàn thành các cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện, cụ thể: Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 05 nghị quyết; UBND tỉnh ban hành 06 quyết định phân bổ vốn; 04 quyết định ban hành các cơ chế triển khai theo quy định; 09 kế hoạch triển khai thực hiện và 05 văn bản chỉ đạo về việc triển khai thực hiện chương trình; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn của Chương trình[2].

     Các cơ quan được phân công thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các dự án, tiểu dự án; kịp thời nắm bắt tiến độ và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình. Công tác phổ biến truyên tuyền giáo dục pháp luật, các văn bản triển khai, hướng dẫn thực hiện Chương trình được chú trọng, quan tâm, phổ biến thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các lớp bồi dưỡng kiến thức cho Trưởng khu dân cư, các buổi tuyên truyền trực tiếp trong nhân dân… đảm bảo các nội dung chính sách, pháp luật đều được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

     Việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Phú Thọ có tác động rất lớn trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh; đã từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dân khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước, đời sống của nhân dân được cải thiện. Năm 2023: Thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ước đạt 37,4 triệu đồng/người/năm (tăng 2,2 triệu đồng so với năm 2022); tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,3%; tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 96% (tăng gần 3% so với năm 2022)[3]. Quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kế cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển, đến nay, 100% xã có điện lưới quốc gia; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu học tập và chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số; toàn tỉnh có 05 trường phổ thông dân tộc nội trú và 08 trường phổ thông dân tộc bán trú với 141 lớp và 4.556 học sinh (trong đó 4.353 học sinh người dân tộc thiểu số); 100% xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 100% trạm y tế có bác sĩ; 100% thôn, bản có cán bộ tế[4]… Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số được bảo tồn, giữ gìn, khôi phục và phát triển mạnh mẽ, Hệ thống phát thanh truyền hình, đài truyền thanh cơ sở được củng cố và phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền; Tỷ lệ phủ sóng phát thanh truyền hình đạt 100% địa bàn tỉnh, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được nghe đài phát thanh đạt 96%. Hạ tầng bưu chính viễn thông được đầu tư, nâng cấp, mạng lưới giao dịch bưu chính được mở rộng tới cơ sở giúp người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu. Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; các hoạt động liên quan đến bình đẳng giới được phân bổ phù hợp… Những kết quả nêu trên, đã góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, anh ninh dân tộc và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, qua đó củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

     Tuy nhiên, kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi chưa thực sự bền vững, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tự phát; chưa ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; chưa phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng; tỉ lệ hộ nghèo giảm nhưng sự chênh lệch khoảng cách về mức sống giữa các dân tộc, các vùng miền trên địa bàn tỉnh còn lớn; mức giảm tỉ lệ hộ nghèo 1,38%chưa đạt so với kế hoạch đề ra (kế hoạch là 2%). Tỉ lệ sử dụng nước sạch trong sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp; việc xây dựng và sử dụng các thiết chế văn hóa ở khu dân cư hiệu quả chưa cao; bản sắc văn hóa dân tộc bị mai một nhất là về giữ gìn tiếng nói, trang phục truyền thống và các lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc.

     Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, trong thời gian tới tỉnh Phú Thọ cần: Tăng cường huy động mọi nguồn lực để tập trung hỗ trợ cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, phát huy sức mạnh nội lực trong đồng bào, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; tập trung bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ trong hoạt động sản xuất và đời sống của đồng bào dân tộc; nâng cao công tác phối hợp giữa các cấp, ngành trong thực hiện các dự án; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện; phát huy vai trò của Ban Giám sát cộng đồng, của người dân trong quá trình thực hiện Chương trình; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, để đảm bảo chính sách đến với người dân kịp thời; ngoài ra, cần phát huy vai trò của lực lượng người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số để truyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình.

                                                                ThS. Lê Thị Lệ Huyền

                                                          Phó Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật 


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.1, tr.170.

[2] UBND tỉnh Phú Thọ: Báo cáo số 141/BC-UBND ngày 18/8/2023 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 120 của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2023.

[3] https://baophutho.vn/quoc-hoi-hoi-dong-nhan-dan/tham-tra-du-thao-bao-cao-nghi-quyet-truoc-ky-hop-thu-bay-hdnd-tinh-khoa-xix

[4] UBND tỉnh Phú Thọ: Báo cáo số 141/BC-UBND ngày 18/8/2023 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 120 của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2023.

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Vận dụng Nghị quyết số 45-NQ/TW Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào xây dựng đội ngũ trí thức Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ hướng tới đạt chuẩn
Giáo dục niềm tin theo Đảng
Một số kỹ năng và phương pháp viết bài chính luận khoa học đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và thực tiễn tỉnh Phú Thọ
Đẩy mạnh liên kết vùng - Tạo động lực để Phú Thọ phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh mới
Cảm nhận về Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ VIII - năm 2023
An sinh xã hội - Nhiệm vụ chiến lược góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Một số kinh nghiệm tích hợp Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị vào giảng dạy lý luận chính trị
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy văn hóa đọc của học viên học lý luận chính trị
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất