Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  10
Hôm nay :  475
Hôm qua :  3441
Lượt truy cập : 4736327
Chăm lo con người và vì con người - Mục tiêu cơ bản của chính sách xã hội Việt Nam
9 10 1644

Chăm lo con người và vì con người - Mục tiêu cơ bản của chính sách xã hội Việt Nam

Thứ hai, 18.03.2024 14:19




Chăm lo con người và vì con người không chỉ là mục tiêu cơ bản của chính sách xã hội mà còn là mục tiêu cao cả thể hiện đặc trưng, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được mục tiêu đó các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn hướng đến lấy con người làm trung tâm; coi đầu tư cho thực hiện các mục tiêu chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển. Quan điểm đó tiếp tục được thể hiện sâu sắc qua Nghị quyết số 42-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 24/11/2023 “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới”.

     Thực hiện chính sách xã hội hướng tới thực hiện bình đẳng, công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện cho mọi con người, lấy con người làm gốc, làm điểm xuất phát và cũng là đích hướng tới. Vì vậy, ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập năm 1945, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương: Cùng với phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao phải quan tâm đến các vấn đề xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”1. Vì vậy, phải làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở và có học hành. Người chỉ rõ “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm lo đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm Đảng và Chính phủ có lỗi”2. Quan điểm đó của Người luôn được Đảng, Nhà nước ta vận dụng trong quá trình lãnh đạo xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn nhận thức được tầm quan trọng của chính sách xã hội đối với sự phát triển toàn diện của con người và đất nước. Vì vậy, Đảng luôn có những chủ trương, chính sách đúng đắn đảm bảo thực hiện chính sách xã hội kịp thời có hiệu quả góp phần tạo nên những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước. Ngay từ năm 1986, trên cơ sở nhận thức mới về vai trò của các vấn đề xã hội, mở đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ: Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng mục tiêu xã hội lại là mục đích của hoạt động kinh tế. Những kỳ đại hội tiếp theo, trên cơ sở thực tiễn phát triển đất nước ở từng giai đoạn, Đảng ta liên tục khẳng định những nhiệm vụ, mục tiêu của từng lĩnh vực cụ thể cần tập trung giải quyết là: giải quyết việc làm là nhiệm vụ, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chính sách xã hội; tiền lương và thu nhập; xóa đói, giám nghèo; đền ơn đáp nghĩa; uống nước nhớ nguồn; xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội; chính sách dân số; chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân... Đặc biệt, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020, trong đó đưa ra quan điểm xây dựng và hoàn thiện chính sách xã hội hướng đến mọi người dân. Đại hội lần thứXIII của Đảng, chỉ rõ những định hướng lớn về thực hiện chính sách xã hội: Tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, tính bền vững trong các chính sách xã hội. Gắn chính sách phát triển kinh tế với chính sách xã hội nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đổi mới cơ chế phân bổ và đa dạng hóa các nguồn lực thực hiện chính sách xã hội phù hợp với nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp dân cư, nhóm xã hội, bảo đảm bình đẳng và cơ hội phát triển.

     Nhìn lại sau gần 40 năm đổi mới đất nước, với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, đặc biệt sau hơn 10 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW đã đi vào cuộc sống, đạt được những thành tựu to lớn, quan trọng, như: Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân khắp mọi miền đất nước được nâng lên rõ rệt; diện mạo xã hội thay đổi căn bản; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; kinh tế, xã hội phát triển toàn diện và hài hòa hơn; đem lại niềm tin và sự hài lòng của người dân. Quá trình đổi mới nhận thức về chính sách xã hội của Đảng ta là một bước tiến dài mang tính lịch sử trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được lan tỏa và chuyển biến nhận thức rõ rệt trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Chính sách xã hội đã dần gắn với chính sách kinh tế trong từng bước, từng chính sách phát triển; phát triển hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân.Hệ thống chính sách xã hội đã cơ bản hoàn thiện, từng bước tiến tới mục tiêu đảm bảo công bằng, toàn diện, bao trùm, tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế, cơ bản đảm bảo quyền an sinh của người dân... Chính sách xã hội ngày càng khẳng định vai trò thiết yếu, nòng cốt trong phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro của người dân trong cuộc sống. Nước ta trở thành quốc gia đi đầu trong giảm nghèo và thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và phát triển bền vững của Liên Hợp quốc, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Trong vòng 10 năm chúng ta đã thực hiện thành công bảo hiểm y tế toàn dân; thu nhập của người dân tăng gấp hơn 2,2 lần, công ăn việc làm và sinh kế được bảo đảm; tuổi thọ trung bình của người dân tăng nhanh (đến nay đạt 73,8 tuổi); chỉ số phát triển con người (HDI) có sự cải thiện vượt bậc, đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia có chỉ số phát triển con người cao, đạt 0,703 năm 2021, cải thiện thứ hạng từ vị trí 127/187 năm 2012 lên vị trí 115/191 năm 2021 trong bảng xếp hạng của Liên Hợp quốc.

     Để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chính sách xã hội trong thời gian tới, tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới”.

     Trên cơ sở sự phát triển cả về lý luận và thực tiễn trong thực hiện chính sách xã hội trong gần 40 năm đổi mới đất nước. Nghị quyết số 42-NQ/TWnêu bật lên một số điểm mới:Nghị quyết chuyển đổi cách tiếp cận mới từ “bảo đảm và ổn định” sang “ổn định và phát triển”;gắn với quản lý phát triển xã hội bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh con người, an ninh xã hội. Về phạm vi đã “mở rộng ra toàn bộ các chính sách xã hội”bao gồm các chính sách lao động, việc làm, phát triển nguồn nhân lực; chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; đảm bảo an sinh xã hội, cho đến nâng cao phúc lợi xã hội và đảm bảo tiếp cận dịch vụ xã hội  có chất lượng cho mọi người dân, nhưng luôn quan tâm đến nhóm yếu thế, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa.

     Nghị quyết số 42-NQ/TW đưa ra 04 quan điểm:

     Một là, chính sách xã hội là chính sách chăm lo cho con người, vì con người, lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực để phát triển bền vững đất nước; là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn xã hội; thể hiện đặc trưng, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa; tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm chính sách xã hội; tạo điều kiện để nhân dân được thụ hưởng thành quả của sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm này tiếp tục khẳng định quan điểm xuyên suốt của Đảng về vị trí, vai trò của chính sách xã hội trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và tiếp tục khẳng định mục đích chính sách xã hội hướng đến là chăm lo cho con người và vì con người. Con người là mục tiêu, chủ thể, là động lực, nguồn lực cùng tham gia vào thực hiện chính sách xã hội và thụ hưởng các thành quả của sự nghiệp đổi mới và phát triển  đất nước.

     Hai là, đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội theo hướng toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; xây dựng và thực hiện chính sách xã hội phải đặt trong tổng thể quản lý phát triển xã hội bền vững; giải quyết hài hoà các quan hệ xã hội, kiểm soát phân hóa xã hội, bảo đảm an sinh cho nhân dân trong quá trình phát triển. Quan điểm này thể hiện tính bao trùm, mở rộng phạm vi ra toàn bộ các chính sách xã hội; toàn diện các mặt đời sống nhân dân, mở rộng từ ansinh xã hội tập trung cho nhóm yếu thế, mức tối thiểu sang chính sách xã hội toàn dân, và toàn diện các mặt đời sống.

     Ba là, đầu tư cho chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển. Chú trọng huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực đúng mục tiêu, phù hợp với khả năng của nền kinh tế, thu nhập của nhân dân, trong đó nguồn lực nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nguồn lực của xã hội là quan trọng; kết hợp nguồn lực trong nước và ngoài nước. Đổi mới công tác quản lý nhà nước; tăng cường phân cấp, phân quyền; phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Nhà nước, tư nhân, tổ chức xã hội, cộng đồng và nhân dân trong quản lý phát triển xã hội bền vững. Quan điểm này nhấn mạnh đổi mới công tác quản lý Nhà nước; tăng cường phân cấp, phân quyền; tăng cường sự tham gia của xã hội, tăng cường vai trò các lực lượng xã hội và huy động thíchhợpnguồn lực xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội.

     Bốn là, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân; động viên sự tham gia tích cực của nhân dân, doanh nghiệp; khơi dậy khát vọng phát triển, ý chí tự lực, tự cường; phát huy truyền thống tương thân tương ái, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Quan điểm nhấn mạnh thực hiện chính sách xã hội phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả của Nhà nước. Đồng thời, sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp.

     Trên cơ sở đó Nghị quyết số 42-NQ/TW đưa ra 09 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực như: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của chính sách xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu lựcquản lý nhà nước về chính sách xã hội; thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm bền vững cho người lao động; xây dựng hệ thống an sinh xã hội bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, không để ai bị bỏ lại phía sau; nângcao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản có chất lượng; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ xã hội; đẩy mạnh hợp tác và tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện chính sách xã hội; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng trong thực hiện chính sách xã hội.

     Với những thành tựu đất nước ta đã đạt được trong công cuộc đổi mới, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của vấn đề chính sách xã hội, không những được nhân dân hưởng ứng, ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước mà còn được cộng đồng thế giới công nhận và đánh giá cao. Điều đó đã thể hiện ngày càng rõ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng ta tin rằng, với những thành tựu đã đạt được, mặc dù còn không ít khó khăn, thách thức. Nhưng với tinh thần đoàn kết, đồng lòng của toàn dân cùng sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta với tư tưởng chủ đạo “Dân là gốc”, Việt Nam sẽ “cất cánh” vươn lên, nhân dân ta sẽ được sống trong xã hội phồn vinh, hạnh phúc.

ThS. Nguyễn Thị Thu Hương

Khoa Xây dựng Đảng

     Tài liệu tham khảo:

     (1) Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, H, 2011, t4, tr64.

     (2) Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, H, 2011, t9, tr518.

     (3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021.

     (4) Nghị quyết số 42-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 24/11/2023 “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới”.

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo tinh thần Nghị quyết số 43-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Thọ - Thực trạng và giải pháp
Phát triển khoa học, công nghệ thực hiện tốt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Vận dụng Nghị quyết số 45-NQ/TW Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào xây dựng đội ngũ trí thức Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ hướng tới đạt chuẩn
Giáo dục niềm tin theo Đảng
Một số kỹ năng và phương pháp viết bài chính luận khoa học đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và thực tiễn tỉnh Phú Thọ
Đẩy mạnh liên kết vùng - Tạo động lực để Phú Thọ phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh mới
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất