Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  6
Hôm nay :  2149
Hôm qua :  2695
Lượt truy cập : 4362413
Cập nhật Nghị quyết số 44-NQ/TW vào giảng dạy bài "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa"
9 10 157872

Cập nhật Nghị quyết số 44-NQ/TW vào giảng dạy bài "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa"

Thứ tư, 21.02.2024 01:58




Quan điểm về bảo vệ Tổ quốc là bộ phận quan trọng trong hệ thống quan điểm, đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng, là "kim chỉ nam" cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình lãnh đạo, nhận thức, tư duy của Đảng về bảo vệ Tổ quốc không ngừng được phát triển, đổi mới phù hợp với tình hình thực tiễn của từng giai đoạn cách mạng.

Bài học "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" thuộc phần học Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, chương trình Trung cấp lý luận chính trị, nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới; giúp người học hiểu được việc hoạch định chiến lược bảo vệ Tổ quốc là một tất yếu khách quan, trên cơ sở đó quán triệt được những nội dung cơ bản: mục tiêu, quan điểm, phương châm và những giải pháp chủ yếu trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Kết cấu bài học gồm 2 nội dung lớn:

Khái niệm và căn cứ để hoạch định chiến lược bảo vệ Tổ quốc;

Nội dung chủ yếu của chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Vì vậy, giảng viên cần cập nhật nội dung Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24 /11/2023 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Cụ thể: 

Thứ nhất, cập nhật Tình hình thế giới, khu vực và trong nước vào mục 1.2.4

- Tình hình thế giới, khu vực: Thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Cục diện thế giới đa cực, đa trung tâm hình thành ngày càng rõ nét hơn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, toàn diện, thậm chí đối đầu. Luật pháp quốc tế và các thể chế đa phương đứng trước những thách thức nghiêm trọng. Kinh tế toàn cầu tiếp tục khó khăn, đối mặt rủi ro lớn do hậu quả của đại dịch Covid-19 và tác động của các cuộc xung đột quân sự gần đây và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Những vấn đề toàn cầu như: Bảo vệ hoà bình, an ninh con người, thiên tai, dịch bệnh, an ninh xã hội và an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,... tiếp tục diễn biến phức tạp. Tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột tác động đến an ninh, an toàn hàng hải, hàng không...

- Tình hình trong nước: Biển Đông, vùng biển Tây Nam và một số vùng chiến lược, địa bàn trọng điểm còn tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định. Nguy cơ tranh chấp biển, đảo, đe dọa chủ quyền lãnh thổ, chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng gia tăng. Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước cấu kết, tăng cường chống phá công khai và trực diện, với âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi.  

Thứ hai, cập nhật mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể vào nội dung 2.1 và 2.2

- Về mục tiêu chung: Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ thành quả cách mạng, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo vệ nền văn hoá và uy tín, vị thế quốc tế của đất nước; bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững, củng cố, tăng cường môi trường hoà bình để xây dựng, phát triển đất nước; đóng góp tích cực vào gìn giữ hoà bình khu vực, thế giới.

- Về mục tiêu cụ thể: Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu, nêu gương của Đảng; Kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của Nhân dân; Tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, phát huy giá trị văn hoá tốt đẹp, truyền thống dựng nước, giữ nước kiên cường bất khuất của dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; Tăng cường nguồn lực quốc phòng, an ninh.

Thứ ba, cập nhật quan điểm vào mục 2.3.1

- Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước, phát huy vai trò to lớn của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

- Phát triển đất nước nhanh, bền vững, gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần, bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.

- Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kiên quyết, kiên trì, tận dụng mọi thời cơ, lợi thế, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước;

- Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế...

- Vận dụng đúng đắn, linh hoạt quan điểm đối tác, đối tượng.

Thứ tư, cập nhật nhiệm vụ, giải pháp trong mục 2.4

- Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

- Tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh, toàn diện, bền vững; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh

- Về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

- Triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

Ngoài những nội dung cập nhân trên, bản thân tôi là một giảng viên đã giảng dạy bài Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ở nhiều lớp, nhiều đối tượng, sau khi nghiên cứu Nghị quyết số 44-NQ/TW, tôi xin được đề xuất:

Một là, bổ sung Kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI sau khi kết thúc giảng mục 1 và trước khi chuyển sang giảng mục 2, cụ thể:

- Đánh giá ưu điểm: Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nhận thức rõ hơn yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, chủ động nắm bắt thuận lợi, thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều kết quả, thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt chú trọng, triển khai toàn diện, đồng bộ, hiệu quả. Chính trị, xã hội ổn định, dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường. Kinh tế vĩ mô ổn định. Xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đạt nhiều kết quả quan trọng…

- Hạn chế, khuyết điểm: Việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng còn bất cập, chưa hoàn thiện, có nội dung còn chậm; thiếu cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Kinh tế - xã hội phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và còn nhiều khó khăn, thách thức; phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên một số lĩnh vực, địa bàn chưa được chú trọng. Việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa có lúc, có nơi chưa được quan tâm đúng mức. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mặt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước trong tình hình mới. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị còn một số hạn chế. 

- Nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm: Công tác quán triệt, tuyên truyền, học tập Nghị quyết còn hạn chế, bất cập, chưa thường xuyên, liên tục. Nhận thức của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc chưa đầy đủ, sâu sắc, còn có biểu hiện chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Việc kiểm tra, giám sát của cấp uỷ đảng, chính quyền trong thực hiện Nghị quyết có lúc, có nơi chưa tốt; chậm phát hiện, xử lý những yếu kém, khuyết điểm.

Hai là, bổ sung nội dung phương châm chỉ đạo vào mục 2.3.1, sau khi trình bày quan điểm chỉ đạo:

- Thực hiện phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, trong đó lợi ích quốc gia - dân tộc là bất biến; kiên định về nguyên tắc, mục tiêu chiến lược, linh hoạt về sách lược. Không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

- Bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy; chủ động phòng ngừa; ngăn ngừa nguy cơ xung đột, chiến tranh, làm thất bại âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

- Nắm chắc tình hình, phát hiện sớm, xử lý kịp thời, hiệu quả những yếu tố bất lợi, nguy cơ gây đột biến, thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống từ cơ sở.

Những nội dung của Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24 /11/2023 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới là những chủ trương lớn, đúng đắn, có ý nghĩa chiến lược, là kết quả của việc tổng kết sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng về bảo vệ Tổ quốc qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI). Quán triệt, cập nhật, bổ sung các nội dung Nghị quyết vào giảng dạy chuyên đề Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị, góp phần tuyên truyền, đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào cuộc sống.

ThS. Đỗ Thị Thuý Hoa

Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng

 

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
Chiến tranh Biên giới phía Bắc – bài học về xác định đối tượng và đối tác cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Đảng ta thật là vĩ đại
Hiệp định Paris 1973 - Bài học về tư duy độc lập, tự chủ của Việt Nam trong ngoại giao
Hiệp định Paris (27/01/1971) - Cú huých quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Phong trào Đồng Khởi - Bước chuyển mình của cách mạng miền Nam
Chi bộ khoa Xây dựng Đảng trong việc làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng góp phần xây dựng Chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ
Một số nội dung cơ bản của Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028
Vận dụng Nghị quyết số 42-NQ/TW vào giảng dạy bài 6 “Chính sách xã hội, an sinh xã hội và quản lý phát triển xã hội” thuộc học phần Đường lối, chính ách của Đảng, nhà nước Việt Nam
Cập nhật Quy định 124-QĐ/TW về “Kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị” vào giảng dạy bài 4 của học phần Xây dựng Đảng
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ làm công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất