Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  4
Hôm nay :  1975
Hôm qua :  2255
Lượt truy cập : 4539112
Chống "ngụy sử", "lật sử" - trách nhiệm chung của toàn xã hội
9 10 129

Chống "ngụy sử", "lật sử" - trách nhiệm chung của toàn xã hội

Thứ tư, 14.08.2024 01:46




Tóm tắt:Lịch sử là di sản quý giá của dân tộc, là nguồn gốc, cội rễ và là bài học quý báu cho hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, "lật sử", "ngụy sử" đang diễn ra phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bài viết phân tích bản chất, mục đích, biểu hiện và hậu quả của hiện tượng “lật sử”, “ngụy sử”. Đồng thời, đề xuất các giải pháp đồng bộ để đấu tranh hiệu quả chống lại vấn nạn này, góp phần bảo vệ giá trị lịch sử, giữ gìn bản sắc dân tộc và xây dựng đất nước phát triển.

Từ khóa:“Lịch sử”, “Lật sử”, “Ngụy sử”, “Giáo dục thế hệ trẻ”

Lịch sử là ký ức của dân tộc, ghi chép lại những sự kiện, nhân vật, thành tựu và bài học quý giá qua các thời kỳ. Việc nghiên cứu, học tập và gìn giữ lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ, bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc và xây dựng đất nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay đã xuất hiện tình trạng “lật sử”, “ngụy sử” diễn ra phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ.

1. Nhận thức về “lật sử”, “ngụy sử”

* Hiện tượng “lật sử”, “ngụy sử”

“Lật sử” và “ngụy sử” là những khái niệm được sử dụng để chỉ những hành vi bóp méo, xuyên tạc sự thật lịch sử nhằm mục đích chính trị đen tối. Tuy là hai thuật ngữ khác nhau, song “lật sử”, “ngụy sử” có những điểm chung như: (i) Tính có chủ đích: “lật sử”, “ngụy sử” không phải là những sai sót ngẫu nhiên mà là hành vi cố ý bóp méo sự thật lịch sử để nhằm một mục đích chính trị nào đó. (ii) Tính có tính hệ thống: “lật sử”, “ngụy sử” thường được thực hiện một cách có hệ thống, bài bản, sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để đánh lừa dư luận. (iii) Gây hậu quả nghiêm trọng: “lật sử”, “ngụy sử” gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội như: gây hoang mang, mất niềm tin trong xã hội, ảnh hưởng đến giáo dục thế hệ trẻ, gây chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc.

* Biểu hiện của “lật sử”, “ngụy sử”

“Lật sử”, “ngụy sử” thông qua những biểu hiện cụ thể, trước hết là xuyên tạc sự thật lịch sử, biến trắng thành đen, phủ nhận những thành tựu to lớn của dân tộc, hạ thấp vai trò của lãnh tụ, các vị cách mạng tiền bối. Thông qua hành vi “lật sử”, “ngụy sử”, các thế lực thù địch, phản động thường đưa ra những thông tin sai lệch, thiếu căn cứ khoa học, sử dụng các nguồn tài liệu không chính thống, mạo danh nhà nghiên cứu lịch sử để tung tin thất thiệt. Bên cạnh đó, chúng triệt để sử dụng mạng xã hội, phim ảnh truyền hình để lan truyền thông tin sai trái, lợi dụng sự thiếu hiểu biết và khả năng kiểm chứng thông tin của một bộ phận người dân, đặc biệt là giới trẻ, để truyền bá những quan điểm sai lệch về lịch sử dân tộc, đặc biệt là thời đại Hồ Chí Minh.

Chẳng hạn, có luận điểm xuyên tạc về vai trò của thực dân Pháp trong lịch sử Việt Nam. Chúng cố tình đưa ra những luận điệu lập lờ, “đánh lận con đen” giảm nhẹ tội ác của thực dân Pháp, phủ nhận những hy sinh to lớn của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đồng thời bôi nhọ hình ảnh của dân tộc và đất nước. Chúng xuyên tạc rằng thực dân Pháp đến Việt Nam chỉ để khai hóa văn minh cho người Việt, phủ nhận những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra như xâm lược, cướp bóc tài nguyên, đàn áp bóc lột nhân dân, gieo rắc chia rẽ, mâu thuẫn trong xã hội; phủ nhận tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh, bôi nhọ hình ảnh của quân đội và nhân dân Việt Nam, phủ nhận vai trò của Mặt trận Việt Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp; tôn vinh những kẻ phản bội dân tộc, ca ngợi những hành động xấu xa, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Thực tế, tội ác của thực dân Pháp đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết tại Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị - Chúng tuyệt đối không cho dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những pháp luật dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu, cồn, để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế - Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ, khiến cho dân nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, rừng mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta được giầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn” (1). Không chỉ xuyên tạc về cuộckháng chiến chống Pháp mà các thế lực thù địch, phản động cũng thường xuyên đưa ra những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận tính chính nghĩa của kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta. Chúng cho rằng đó chỉ là cuộc nội chiến giữa hai miền Nam - Bắc, do sự khác biệt về lý tưởng cộng sản và không cộng sản. Chúng phủ nhận mục đích chính nghĩa của cuộc chiến tranh là giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Thông qua mạng xã hội và bằng những nguồn tài liệu không chính thống, mạo danh nhà nghiên cứu lịch sử, chúng tung ra nhiều bài viết, clip mang tính hoài niệm, ca ngợi quân đội Mỹ và chế độ Sài Gòn, đồng thời hạ thấp vai trò của quân đội và nhân dân Việt Nam. Thực tế, đối với đế quốc Mỹ, tội ác “thật là tội ác tầy trời” (2) mà chúng đã gây ra trên đất nước ta, khiến hàng triệu đồng bào và chiến sỹ hy sinh và những di chứng của chiến tranh còn hằn đến ngày nay.

* Mục đích và hậu quả của “ngụy sử”, “lật sử”

Mục đích của những luận điệu “lật sử”, “ngụy sử” này hòng giảm nhẹ tội ác của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cùng bọn tay sai, phủ nhận những hy sinh to lớn của nhân dân Việt Nam, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận những chiến thắng vang dội của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đồng thời bôi nhọ hình ảnh của lãnh tụ, hình ảnh của đất nước, uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Dễ thấy rằng, “ngụy sử”, “lật sử” nếu không được đấu tranh, ngăn chặn và loại bỏ kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

Gây hoang mang, mất niềm tin trong xã hội là một hệ quả nghiêm trọng của nhiều vấn đề trong đời sống xã hội, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến lịch sử, văn hóa, đạo đức, giáo dục, kinh tế, chính trị... Khi niềm tin bị lung lay, con người sẽ cảm thấy hoang mang, lo lắng, mất phương hướng, dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Biểu hiện của việc gây hoang mang, mất niềm tin trong xã hội đó là sự nghi ngờ, hoài nghi. Khi tiếp xúc với những thông tin sai lệch, xuyên tạc, người ta bắt đầu nghi ngờ những giá trị truyền thống, những điều tưởng chừng như hiển nhiên. Họ không còn tin tưởng vào những lời hứa hẹn, cam kết của chính quyền, tổ chức xã hội. Từ nghi ngờ, hoài nghi dẫn đến hệ quả là sự thờ ơ. Khi niềm tin bị tổn thương, con người có xu hướng thu mình lại, không còn quan tâm đến những vấn đề chung của cộng đồng. Họ trở nên thờ ơ, vô cảm với những hoạt động xã hội, chính trị, từ đó dẫn đến sự thiếu gắn kết trong cộng đồng và dẫn đến sự phản ứng tiêu cực. Trong một số trường hợp, sự hoang mang, mất niềm tin có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực như bạo lực, chống đối, phá hoại... Khi nghi ngờ về những giá trị truyền thống, lịch sử, người dân sẽ mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ, đó là hậu quả nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội.

Gây ảnh hưởng đến giáo dục thế hệ trẻ. Nếu không được giáo dục đúng đắn về lịch sử, thế hệ trẻ có thể đánh mất bản sắc dân tộc, thiếu ý thức trách nhiệm với cộng đồng và đất nước. “Ngụy sử”, “lật sử” làm méo mó nhận thức về lịch sử trong một bộ phận giới trẻ. Khi tiếp xúc với những thông tin sai lệch, xuyên tạc về lịch sử, thế hệ trẻ có thể đánh mất bản sắc dân tộc, thiếu ý thức trách nhiệm với cộng đồng và đất nước. Tạo ra những nghi ngờ về những giá trị lịch sử truyền thống có thể khiến thế hệ trẻ mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ, từ đó ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ, dẫn đến những hành vi sai trái. Ngoài ra, “lật sử”, “ngụy sử” khiến cho việc giáo dục lịch sử trong nhà trường gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Gây chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc. “Lật sử”, “ngụy sử” gieo rắc mầm mống chia rẽ, mâu thuẫn trong xã hội, ảnh hưởng đến sự đoàn kết dân tộc. Khi chia rẽ, mất đoàn kết, chúng ta sẽ không thể tập trung để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Mâu thuẫn, chia rẽ có thể dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Công tác đấu tranh chống hiện tượng “lật sử”, “ngụy sử” hiện nay đang gặp nhiều thách thức. Đó là sự phức tạp của thông tin trên mạng xã hội, việc kiểm soát và quản lý thông tin sai lệch trên mạng xã hội còn nhiều khó khăn. Cùng với đó, số lượng cán bộ, nhà nghiên cứu lịch sử còn hạn chế. So với nhu cầu thực tế, số lượng cán bộ, nhà nghiên cứu lịch sử hiện nay còn thiếu hụt, đặc biệt là những người có chuyên môn cao, có khả năng nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề lịch sử. Do thiếu hụt nguồn nhân lực, chất lượng nghiên cứu lịch sử trong một số lĩnh vực còn chưa cao, dẫn đến tình trạng thiếu hụt các công trình nghiên cứu chuyên sâu, có giá trị khoa học cao. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục về lịch sử, trong đó chủ đạo tại nhà trường chưa được chú trọng đúng mức, phương pháp chưa có nhiều đổi mới, chưa hiệu quả, hấp dẫn. Các hình thức tuyên truyền lịch sử hiện nay còn đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

2. Giải pháp đấu tranh chống “ngụy sử”, “lật sử”

Lịch sử là di sản quý giá của dân tộc, là bản sắc văn hóa, là nguồn động lực to lớn cho sự phát triển của đất nước. Để đấu tranh hiệu quả chống hiện tượng “lật sử”, “ngụy sử”, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục lịch sử cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, thông qua các hình thức phong phú, đa dạng như: tổ chức hội thảo, triển lãm, xuất bản sách báo, phim ảnh, sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại như internet, mạng xã hội, thông qua những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOLs) để đấu tranh phản bác các luận điệu “lật sử”, “ngụy sử”…

Nâng cao chất lượng nghiên cứu và viết sử. Cần đầu tư cho công tác nghiên cứu lịch sử, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ, nhà nghiên cứu có chuyên môn cao. Khuyến khích các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử công bố kết quả nghiên cứu trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Có biện pháp mạnh mẽ để xử lý các hành vi “lật sử”, “ngụy sử”. Cần có chế tài xử lý nghiêm minh đối với các hành vi xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử, nhằm răn đe và giáo dục chung.

Tăng cường quản lý thông tin trên mạng xã hội. Cần có biện pháp hiệu quả để quản lý thông tin trên mạng xã hội, ngăn chặn việc lan truyền thông tin sai lệch, “lật sử”, “ngụy sử”.

Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội và các cá nhân trong xã hội. Khuyến khích các tổ chức xã hội và cá nhân có khả năng và điều kiện tham gia vào công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc gìn giữ và bảo vệ lịch sử dân tộc.

Đấu tranh chống lại hiện tượng “lật sử”, “ngụy sử” chính là nhằm bảo vệ giá trị lịch sử, giữ gìn sự thật lịch sử, bảo vệ những giá trị tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Lịch sử là nguồn gốc, là cội rễ của dân tộc. Bảo vệ lịch sử là bảo vệ bản sắc dân tộc, giúp thế hệ trẻ hiểu biết về nguồn cội, truyền thống văn hóa của dân tộc. Đồng thời, lịch sử là bài học quý báu cho hiện tại và tương lai. Xác định đúng đắn sự thật lịch sử là nền tảng để xây dựng đất nước phát triển trên con đường đúng đắn.

Đấu tranh chống “lật sử”, “ngụy sử” là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực tham gia vào công tác đấu tranh chống “lật sử”, “ngụy sử” góp phần bảo vệ giá trị lịch sử, giữ gìn bản sắc dân tộc và xây dựng đất nước phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 1, 2.

2. Hồ Chí Minh, Đế quốc Mỹ tội ác tầy trời, Báo Nhân Dân, số 2968, ngày 10/5/1962, tr.4.

ThS. Hoàng Văn Bắc

Khoa Nhà nước và pháp luật

 

 

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
Vận dụng các quy định của Luật Đất đai 2024 về thu hồi đất vào giảng dạy học phần Quản lý hành chính nhà nước trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị
Chi bộ khoa Nhà nước và pháp luật tổ chức Sinh hoạt chuyên đề quý 1/2024
Khoa Nhà nước và pháp luật tổ chức hội thảo khoa học cấp khoa năm 2024
Khoa Nhà nước và pháp luật sinh hoạt chuyên môn tháng 2 năm 2024
Yêu cầu cơ bản với bài giảng trong chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương trên nền tảng số
Những lợi ích của việc xây dựng và thực hiện bài giảng trong chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương trên nền tảng số tại Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ
Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ - Một hướng đi đúng đắn nhằm thực hiện khâu đột phá của tỉnh Phú Thọ
Cập nhật quy định mới về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan công an nhân dân vào giảng bài “Kiểm tra, xử phạt và cưỡng chế hành chính ở cơ sở”
Khoa Nhà nước và pháp luật sinh hoạt chuyên môn tháng 1 năm 2024
Ba mươi năm tuổi Đảng, dấu ấn không thể quên của người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất