Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  5
Hôm nay :  607
Hôm qua :  3002
Lượt truy cập : 4825423
Những thành tựu nổi bật của đối ngoại, ngoại giao mang bản sắc “Cây tre Việt Nam” trong năm 2023
9 10 946

Những thành tựu nổi bật của đối ngoại, ngoại giao mang bản sắc “Cây tre Việt Nam” trong năm 2023

Thứ ba, 02.01.2024 09:45




“Việt Nam là một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ, có vị trí địa chiến lược quan trọng trong những chuyển dịch hiện nay của thời đại. Trong thế giới biến động và khó lường, thách thức luôn luôn đan xen với cơ hội, rủi ro luôn đi kèm với thời cơ. Trong hoàn cảnh khó khăn, phức tạp, chúng ta vẫn tin tưởng vào bản lĩnh và ý chí của dân tộc, kế thừa và phát triển các bài học đối ngoại của ông cha ta, nhất là nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh trong việc tận dụng cơ hội, hoá giải thách thức, “biến nguy thành cơ”, phát huy tốt vai trò của nền ngoại giao mang bản sắc “cây tre Việt Nam”: gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam” [1].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân” [2] với mục tiêu “bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi”[3]. Đây là mục tiêu cao nhất, chỉ đạo phương châm, đường lối và hoạt động đối ngoại, ngoại giao của cả hệ thống chính trị. Mục tiêu này đòi hỏi chúng ta phải mở cửa, hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ với tất cả các quốc gia trên thế giới, trước hết là các nước láng giềng, đối tác truyền thống và các nước lớn có ảnh hưởng tới cục diện thế giới.

Thời gian qua, mặc dù phải đối mặt những khó khăn, thách thức ở cả trong và ngoài nước tác động nhưng Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định để phát triển. Kết quả này là nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, trong đó có hoạt động đối ngoại, ngoại giao với tư duy, đường lối đúng đắn mang bản sắc “cây tre Việt Nam”. Là đảng viên, mỗi chúng ta đều không khỏi xúc động, tự hào khi chứng kiến những sự kiện đối ngoại, ngoại giao đã khẳng định được vị thế ngày càng cao của đất nước.

Thứ nhất, đó là kết quả nổi bật của chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Mỹ Joe Biden từ 10-11/9/2023 theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Giữa thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, lãnh đạo hai nước đã chính thức tuyên bố với thế giới về việc nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ thăm cấp Nhà nước theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Chuyến thăm cũng thể hiện Mỹ coi trọng thể chế chính trị của Việt Nam, coi trọng vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và của lãnh đạo Việt Nam như tinh thần Tuyên bố Tầm nhìn chung quan hệ Việt - Mỹ đã được nêu ra từ tháng 7/2013 là: “Hai bên cam kết tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau” [4].

Thứ hai, đó là chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong hai ngày 12-13/12/2023 đã thành công tốt đẹp. Kết quả nổi bật của chuyến thăm là hai bên đã ra “Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược”. Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, vừa làm sâu sắc những gì hai bên đã cùng nhau vun đắp, vừa mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn “Việt - Trung hữu nghị, vạn cổ trường thanh” [5].

Thứ ba, đó là dấu ấn từ chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới Nhật Bản từ ngày 27-30/11/2023. Hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới. Trước đó, chuyến thăm Cấp nhà nước của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Phu nhân cùng đoàn đại biểu trong đó có 205 doanh nghiệp Hàn Quốc diễn ra từ ngày 22-24/6/2023 trong năm đầu tiên hai nước triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện cũng đã thành công rất tốt đẹp. Nhiều văn kiện đã được ký kết góp phần mở rộng không gian hợp tác cho quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới.

Bên cạnh việc thiết lập các quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với các quốc gia có tiếng nói quan trọng đối với cục diện thế giới, chúng ta cũng tiếp tục củng cố, phát triển mối quan hệ với các đối tác, với các nước láng giềng, bạn bè truyền thống. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã thực hiện 45 chuyến thăm ra nước ngoài và đón gần 50 đoàn lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế tới thăm, tạo nên bước phát triển mới về chất trong cục diện đối ngoại và hội nhập quốc tế của nước ta [6].

Đến nay, Đảng ta đã có quan hệ với 253 đảng ở 115 quốc gia trên thế giới, trong đó có 92 đảng cộng sản, 63 đảng cầm quyền, 38 đảng tham gia liên minh cầm quyền, tham chính… Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 193 nước, trong đó có 3 nước có quan hệ đặc biệt, 6 nước quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, 12 nước có quan hệ Đối tác chiến lược và 12 nước có quan hệ Đối tác toàn diện, đồng thời là thành viên của 70 diễn đàn và các cơ chế hợp tác quốc tế, cũng như đã ký 16 hiệp định thương mại tự do. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tổ chức nhân dân cũng đã triển khai đối ngoại thiết thực với 1.200 tổ chức nhân dân và đối tác nước ngoài, góp phần mở rộng, tăng cường quan hệ hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau [7], tranh thủ nguồn lực và sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động ngoại giao cũng ghi dấu ấn với việc thúc đẩy ngoại giao kinh tế, ngoại giao quốc phòng, ngoại giao nghị viện…, góp phần đẩy mạnh hội nhập kinh tế, quốc tế, thu hút các nguồn lực cho phát triển.

Đối ngoại, ngoại giao đã thật sự tiên phong, mở đường, góp phần huy động các nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, kinh tế nước ta “là một điểm sáng trong bức tranh không mấy sáng màu của kinh tế toàn cầu; kinh tế vĩ mô vẫn cơ bản ổn định; lạm phát, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. [8] Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2023 của cả nước ước tính tăng 5,05% so với năm 2022, đưa quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD; GDP bình quân đầu người ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đươg 4.284 USD, đứng thứ 3 trong ASEAN và thuộc nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài.

Dư luận quốc tế ghi nhận, đánh giá cao đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam bởi chúng ta là nước duy nhất trên thế giới mà lãnh đạo hai cường quốc hàng đầu là Mỹ và Trung Quốc đã đến thăm, xác lập những mối quan hệ ngày càng thực chất, hiệu quả. Chúng ta đã tự tin để thúc đẩy quan hệ với các nước lớn trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Việt Nam cũng luôn là một đất nước thủy chung, son sắt đối với các nước bạn bè truyền thống, các nước láng giềng để bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển. Đó là cái “thế” đặc biệt của đối ngoại, ngoại giao Việt Nam mà không phải quốc gia nào cũng có được.

Những sự kiện, dấu ấn nổi bật của đối ngoại, ngoại giao đã thể hiện “bản lĩnh, phẩm chất, năng lực, phong cách chuyên nghiệp, đổi mới sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế”[9]; đồng thời thể hiện vai trò lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong thời gian qua. Đây là những kết quả của việc quán triệt và triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng tại Đại hội XIII của Đảng. Đặc biệt đó là sự tổng kết toàn diện, sâu sắc, khái quát thực tiễn, nâng tầm và góp phần làm sáng rõ tư duy lý luận của Đảng ta về công tác đối ngoại, thể hiện trong cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được coi là “kim chỉ nam” cho ngành đối ngoại trong thời gian tới. Đó là yêu cầu phải tiếp tục củng cố được vị thế, uy tín quốc tế của đất nước, tạo ra cục diện đối ngoại thuận lợi nhất cho chúng ta thực hiện khát vọng, mục tiêu phát triển đất nước. Phát huy bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam”, chúng ta sẽ tiếp tục làm sâu sắc, tiếp tục nâng tầm quan hệ, đồng thời cụ thể hóa khuôn khổ những quan hệ mà chúng ta đã nâng tầm với các đối tác trong thời gian qua thành những dự án, những chương trình hợp tác rất cụ thể, thiết thực, mang lợi ích cho quốc gia - dân tộc, lợi ích cho Nhân dân.

Tình hình thế giới hiện tại đang có những diễn biến hết sức phức tạp, khó dự báo chính xác, tuy nhiên mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta đều luôn tin tưởng đối ngoại, ngoại giao với bản sắc “cây tre Việt Nam”: “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” sẽ tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện cho phát triển và tiếp tục khẳng định thực tiễn “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” [10].

ThS. Hoàng Văn Bắc

Khoa Nhà nước và pháp luật

 

Chú thích:

[1] Nguyễn Phú Trọng, Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, Nxb CTQG Sự Thật, H.2023, tr.42.

[2], [3], [9] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.1, tr. 162; 165.

[4] Bùi Then và Thành Đạt, Đại sứ Bùi Thế Giang nêu 4 điểm đặc biệt về chuyến thăm của Tổng thống Biden, Báo Dân trí, ngày đăng 07/09/2023 - 06:16.

[5] Bắc Văn, Vì hòa bình, ổn định cùng phát triển, Báo Nhân dân điện tử, ngày 10/04/2015 - 20:29.

[6] Vũ Anh, Tổng bí thư: Ngoại giao là điểm sáng trong thành tựu đất nước, Vnexpress.net - ngày đăng: thứ ba, 19/12/2023, 14:09 (GMT+7). 

[7], [8] Phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 với chủ đề “Phát huy vai trò tiên phong, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” tại Hà Nội ngày 19/12/2023.

[10] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.2, tr.322.

 

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
Đề xuất một số giải pháp ứng dụng các báo cáo chuyên đề chương trình bồi dưỡng chuyên viên và tương đương vào quá trình bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ
Khoa Nhà nước và pháp luật dự giờ giảng viên tại lớp Trung cấp lý luận chính trị B23.06 (huyện Thanh Thủy)
Khoa Nhà nước và pháp luật tổ chức nghiên cứu thực tế tại cơ sở
Quy định pháp luật về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
Khoa Nhà nước và pháp luật tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa năm 2023
Chi bộ Khoa Nhà nước và pháp luật tổ chức Sinh hoạt chuyên đề Quý 3 - năm 2023 tại huyện Thanh Thủy
Một số vấn đề đặt ra đối với quản lý, điều hành tổ chức công trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Chi bộ khoa Nhà nước và pháp luật sinh hoạt chuyên đề quý 2 năm 2023
Vận dụng quy định mới về cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố vào giảng dạy môn “Quản lý hành chính nhà nước”
PHÚ THỌ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA, PHẤN ĐẤU SỚM TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN HÀNG ĐẦU TRONG VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất