Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  7
Hôm nay :  2292
Hôm qua :  2695
Lượt truy cập : 4362556
Vận dụng quan điểm bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về Đảng ta lãnh đạo tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế vào giảng dạy học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học
9 10 391

Vận dụng quan điểm bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về Đảng ta lãnh đạo tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế vào giảng dạy học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học

Thứ năm, 23.05.2024 07:57




Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 - 03/2/2024), GS. TS. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”. Đây là bài viết rất quan trọng, không chỉ khơi dậy niềm tự hào về Đảng, Bác Hồ và đất nước vinh quang mà đây còn là bài viết với nhiều thông tin, nội dung cần vận dụng trong giảng dạy lý luận chính trị.

Bài viết gồm 3 phần có tính logic và liên kết chặt chẽ, mạch lạc đã khái quát chặng đường 94 năm truyền thống vẻ vang và hào hùng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo thành công sự nghiệp đấu tranh giải phòng dân tộc, thống nhất đất nước, từng bước đổi mới, hội nhập và phát triển. Hơn thế nữa, bài viết cũng khích lệ, cổ vũ đảng viên và nhân dân đồng lòng, quyết tâm thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; bồi đắp niềm tự hào, niềm tin vững bước dưới lá cờ Đảng quang vinh. 

Phần thứ nhất Đảng ta ra đời, lãnh đạo đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nội dung phần này đã chỉ rõ sự ra đời của Đảng là một bước ngoặt lịch sử trọng đại của dân tộc, chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài về tổ chức và đường lối của cách mạng Việt Nam. Đó chính là thành quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức gánh vác sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng. Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đã xác định con đường cơ bản của cách mạng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của dân tộc và nguyện vọng tha thiết của nhân dân. Từ đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cả dân tộc tiến hành thành công sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước thông qua những chiến thắng vang dội trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ giai đoạn 1930-1975.

Phần thứ hai Đảng lãnh đạo khắc phục hậu quả chiến tranh; tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế; xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Phần này đã tái hiện những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Theo đó, đường lối đổi mới đất nước chính là một trong những thành tựu nổi bật của Đảng ta, đã đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn lịch sử, thể hiện bản lĩnh vững vàng, tư duy sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của đất nước.

Phần thứ ba Phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước và cách mạng vẻ vang, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025 và năm 2030, xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng. Nội dung phần này đã bồi đắp thêm cho mỗi chúng ta niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng từ khi ra đời cho đến nay. Niềm tự hào đó chính là hành trang để mỗi cán bộ, đảng viên tận dụng những thời cơ, vượt qua những thách thức, tiếp tục vững bước dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. 

Cả 3 phần của bài viết có rất nhiều những thông tin, nội dung có thể và cần nghiên cứu để vận dụng vào giảng dạy chương trình Trung cấp Lý luận chính trị. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này sẽ tập trung về việc vận dụng phần thứ 2 của bài viết Đảng ta lãnh đạo khắc phục hậu quả chiến tranh; tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế; xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn vào giảng dạy học phần chủ nghĩa xã hội khoa học.

Ở phần thứ hai của bài viết, Tổng Bí thư đã tập trung nêu bật những dấu ấn, đặc trưng của thời kỳ đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trong quá trình giảng bài 21 Cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay, giảng viên cần nghiên cứu và vận dụng một số nội dung trong bài viết vào giảng dạy. Cụ thể: 

Khi giảng mục 1. Tính tất yếu của cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội, có thể đưa nội dung đầu tiên của phần thứ hai trong bài viết Tổng Bí thư khẳng định tính tất yếu của công cuộc đổi mới đất nước: “trước những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện đất nước đã hoà bình, để khắc phục những bất cập của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp, dẫn tới sự khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm sau chiến tranh, trên cơ sở tổng kết sáng kiến, sáng tạo trong thực tiễn của Nhân dân, Đảng ta đã tiến hành công cuộc đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội, từng phần trong nông nghiệp, công nghiệp và từng bước hình thành Đường lối đổi mới đất nước”. Nội dung trên được vận dụng khi giảng mục này nhằm liên hệ mở rộng và làm rõ về tính tất yếu phải tiến hành đổi mới ở Việt Nam. Không chỉ xuất phát từ xu thế của thế giới đương đại mà còn xuất phát từ hạn chế của mô hình kiểu cũ và yêu cầu, khát vọng phát triển của đất nước Việt Nam.

Khi giảng tiểu mục 3.1. Thành tựu chủ yếu của chủ nghĩa xã hội hiện thực từ 1991 đến nay cần chú ý vận dụng nội dung mà Tổng Bí thư đã nhấn mạnh về mô hình, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tổng Bí thư khằng định: mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nướ ta đã từng bước được xác định và ngày càng trở nên rõ nét hơn trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện quan trọng của Đảng qua các kỳ Đại hội. Điều đó được thể hiện cụ thể ở những đặc trưng, phương hướng và những mối quan hệ cần nhận thức và giải quyết ở Việt Nam. Đây là nội dung có thể vận dụng để làm ví dụ minh chứng cho mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ thời kỳ đổi mới đất nước. Đây chính là minh chứng rõ nét cho thành tựu trên phương diện lý luận của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Chính sự xác định, lựa chọn mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đúng đắn hơn, phù hợp với quy luật và xu thế thời đại của Đảng và nhân dân ta đã từng bước đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng và từng bước phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa. 

Đồng thời, khi giảng dạy tiểu mục 3.1 của bài 21, giảng viên cần cập nhật và bổ sung các số liệu hữu ích từ bài viết của Tổng Bí thư như “nền kinh tế bắt đầu phát triển và tăng trưởng liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 40 năm qua với mức tăng trưởng trung bình gần 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2023 đạt khoảng 430 tỉ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong ASEAN và thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. GDP bình quân đầu người tăng 58 lần, lên mức khoảng 4.300 USD năm 2023” để minh chứng làm nổi bật thành tựu trên lĩnh vực kinh tế của đất nước sau gần 40 năm đổi mới. 

Khi giảng dạy về những thành tựu trên lĩnh vực chính trị - xã hội, giảng viên có thể cập nhật nhiều số liệu trong bài viết của Tổng Bí thư tổng kết gần 40 năm đổi mới như: Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam năm 2023 được các tổ chức quốc tế đánh giá đứng thứ 46/132 nước được xếp hạng. Chỉ số hoà bình toàn cầu năm 2023 của Việt Nam đứng thứ 41 trong số 163 nước được xếp hạng. Tỉ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% theo chuẩn cũ năm 1993 của Chính phủ xuống còn 2,93% theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước) năm 2023. Tuổi thọ trung bình của dân cư tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2023. Hiện nay, nước ta đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hoặc đối tác chiến lược với tất cả 5 nước Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này sẽ làm tăng tính thuyết phục, phong phú, độ cập nhật khi giảng về thành tựu của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước.

Với bài 22 Đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa, giảng viên cần nghiên cứu kỹ nội dung trong bài viết mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu một số mục tiêu, chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của đất nước ta hiện nay. Đây chính là nội dung cần nghiên cứu để giảng viên hiểu rõ và nắm chắc được cơ sở lý luận cốt lõi, nội dung tư tưởng cơ bản của Đảng ta. Những kiến thức và quan điểm trong bài viết chính là nội dung mà giảng viên cần nằm chắc để giảng dạy, phân tích khi giảng tiểu mục 2.1. Đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đặc biệt khi giảng giải về đặc trưng trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. 

Trong phần này, Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh “Đưa ra khái niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới”, đồng thời cũng dành dung lượng lớn trong bài viết để phân tích rõ về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Phần này đã làm rõ bản chất, đặc trưng, đặc điểm và những thuộc tính cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Giảng viên cần nghiên cứu tìm hiểu để nắm chắc, đúng, đủ những nội dung này để giảng dạy, phân tích và minh chứng rõ ràng khi giảng tiểu mục 2.1. Nội dung phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở bài 23 Những phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Với những thông tin bổ ích trong bài viết, giảng viên có đầy đủ cơ sở lý luận để làm rõ nội hàm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

Bên cạnh đó, bài viết còn có nhiều thông tin, số liệu khác giảng viên có thể tham khảo để bổ sung vào bài giảng. Đới với nội dung của môn học, việc vận dụng nội dung phần thứ hai của bài viết khá thuận lợi. Do nội dung phần này sát với nội dung môn học về mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; đồng thời, bài viết còn cung cấp những số liệu cập nhật hữu ích trong quá trình đổi mới của đất nước. Với đa số các bài, việc vận dụng thuận lợi và phù hợp với thời lượng của bài học, dễ dẫn dắt và gắn kết thông tin với nội dung gainrg dạy. 

Tuy nhiên, với bài 21, giảng viên cần chú ý về thời gian khi đưa số liệu và thông tin, nếu không sẽ không đảm bảo về mặt thời gian của bài học. Vì vậy, giảng viên cần nghiên cứu để chắt lọc những nội dung, thông tin, số liệu phù hợp, hiệu quả, ví dụ minh chứng đắt giá vào giảng dạy; đồng thời tránh tình trạng quá ôm đồm, đưa tất cả hoặc quá nhiều thông tin, số liệu làm bài giảng trở nên lan man, dàn trải, không đảm bảo thời gian cho các nội dung giảng dạy. 

Bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” của Tổng Bí thư là một bài viết tổng hợp mang tính khái quát cao cả về lý luận và thực tiễn. Đây là bài viết có nhiều thông tin, số liệu để mỗi giảng viên có thể nghiên cứu vận dụng để giảng dạy nhiều môn học trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị để góp phần làm tăng tính Đảng, tính thuyết phục, hấp dẫn và phong phú của mỗi bài giảng. 

ThS Nguyễn Việt Hà

Khoa Lý luận cơ sở

 

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
Khoa Lý luận cơ sở tổ chức sinh hoạt chuyên môn tháng 5 - năm 2024
Khoa Lý luận cơ sở tổ chức Sinh hoạt chuyên môn tháng 4 năm 2024
Nghiên cứu, vận dụng Nghị quyết số 42-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới
Khoa Lý luận cơ sở tổ chức Sinh hoạt chuyên môn tháng 3 năm 2024
Chi bộ khoa Lý luận cơ sở tổ chức Sinh hoạt chuyên đề quý 1 năm 2024
Xây dựng văn hóa trường Đảng, thực hiện kỷ luật, kỷ cương - Góp phần hướng tới xây dựng Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ đạt chuẩn
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội vào giảng dạy phần học Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở khoa Lý luận cơ sở - Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
Khoa Lý luận cơ sở tổ chức Tọa đàm cấp khoa "Nghiên cứu, trao đổi, đề xuất tên đề tài khoa học cấp tỉnh năm 2025"
Niềm tin và khát vọng xây dựng Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ ngày càng phát triển
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất