CHƯƠNG TRÌNH “SÓNG VÀ MÁY TÍNH CHO EM”
Thứ sáu, 24.09.2021 08:45Kim Sự - Tổng hợp
Ngày 12/9/2021, Chính phủ phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân trên cả nước chung tay hỗ trợ các em học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn đang thiếu các thiết bị và điều kiện phục vụ việc học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ đã quán triệt văn bản số 4124/UBND-KGVX ngày 14 tháng 9 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ về việc triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” tới toàn thể cán bộ, giảng viên nhân viên, với mục đích hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh đang ở vùng có dịch COVID-19 có điều kiện để học tập trực tuyến hiệu quả. Chương trình ưu tiên hỗ trợ máy tính, dịch vụ viễn thông đối với những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Cũng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động tổ chức dạy học trong những ngày đầu tiên của năm học mới gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội. Nhiều tỉnh, thành phố phải tổ chức dạy học trực tuyến, song do hệ thống đường truyền internet hạn chế dung lượng, phần mềm dạy học hoạt động chưa tốt, nhiều học sinh thiếu trang thiết bị học tập, sự hỗ trợ của gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên việc dạy và học ở nhiều nơi chưa hiệu quả.
Theo tổng hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến thời điểm ngày 12/9, cả nước có 26/63 tỉnh/thành phố đang học trực tuyến, một số tỉnh chỉ học trực tuyến một số vùng, có tỉnh không giãn cách nhưng nguy cơ cao vẫn cho học trực tuyến, với số học sinh đang học trực tuyến ước khoảng 7,35 triệu học sinh. Số học sinh chưa có máy tính để học trực tuyến tại 26 tỉnh/thành phố đang học trực tuyến cần hỗ trợ ước khoảng 1,5 triệu em.
Căn cứ vào tình hình thực tế Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo:
Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì làm việc với các đơn vị viễn thông trên địa bàn tỉnh tiến hành rà soát, đánh giá và có phương án đảm bảo đường truyền tín hiệu Internet trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện phục vụ cho phương án dạy học trực tuyến đối với các cấp học và tại mọi địa phương, không để xảy ra tình trạng sóng kém, không ổn định, làm gián đoạn quá trình dạy và học; đồng thời xem xét, xây dựng phương án giảm giá cước internet để các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đều có thể tiếp cận được dịch vụ.
Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành, thị và Hội Khuyến học tỉnh tiến hành rà soát, thống kê số lượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh, đánh giá mức độ, số lượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh, đánh giá mức độ, số lượng học sinh cần hỗ trợ phương tiện và điều kiện tham gia học trực tuyến; Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền hình Phú Thọ rà soát nội dung các chương trình học trực tuyến, hướng dẫn và thống nhất sử dung phần mềm học trực tuyến, tính toán xây dựng phương án học qua sóng phát thanh, truyền hình.
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ, các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hiệp Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ…, căn cứ tình hình thực tế tại các đơn vị có phương án phát động, ủng hộ phù hợp đối với các chương trình “Sóng và máy tính cho em” trên địa bàn tỉnh; Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh phổ biến nội dung chương trình này đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị, vận động các cá nhân và gia đình ủng hộ cho chương trình bằng cách trao tặng các máy tính cũ, các thiết bị điện tử thông minh cũ hiện không dùng đến, chất lượng còn đảm bảo cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh.
Giao Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận sự ủng hộ của các cơ quan, đơn vị và cá nhân, trao tặng kịp thời đến các em học sinh đảm bảo đúng đối tượng, công khai minh bạch.
Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ, Cổng thông tin điện tử tỉnh: Thực hiện tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp nội dung chương trình “Sóng và máy tính cho em” đề các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh biết, hiểu và đồng lòng ủng hộ.
Chương trình “Sóng và máy tính cho em” có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc: Ngoài việc hỗ trợ cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn ở vùng dịch thiết bị học trực tuyến, chương trình còn góp phần để chúng ta hướng tới phủ sóng internet ở những vùng còn chưa có sóng và nâng cao chất lượng sóng nhằm mục tiêu ứng dụng phát triển khoa học trong giáo dục, nâng cao dân trí, mở mang tri thức xã hội và nhất là phát triển xã hội số, chuyển đổi số. Sóng và máy tính là phương thức học tập mới mang tính tình thế nhưng phù hợp trong điều kiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội, để các cháu, nhất là các cháu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có điều kiện học tập bình đẳng trong tiếp cận học tập.
• QUAN ĐIỂM VỀ PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
• MỘT SỐ VĂN BẢN MỚI CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 9/2021
• TINH THẦN NGÀY QUỐC KHÁNH 2 – 9 BẤT DIỆT CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
• MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19
• CÁCH MẠNG THÁNG TÁM – GIÁ TRỊ LỊCH SỬ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN
• HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TRIỂN KHAI QUY ĐỊNH SỐ 11-QĐ/TW CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN
• TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌ VỚI MỤC TIÊU THỰC HIỆN QUY ĐỊNH 11-QĐi/TW CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN
• TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌ PHÁT ĐỘNG ỦNG HỘ PHÒNG, CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID-19
• CỤM THI ĐUA CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ KHU VỰC TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC ỦNG HỘ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI TỈNH BẮC GIANG