Giới thiệu sách mới: THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG BỐ TRÍ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY
Thứ sáu, 26.02.2021 10:22CN. Nông Thị Hồng Nhung
Phòng TC, HC, TT, TL
Bố trí cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy lãnh đạo, quản lý, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi những vấn nạn tiêu cực, nhức nhối trong công tác cán bộ của Đảng ta những năm gần đây.
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã chỉ ra ba vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng và bốn nhóm giải pháp đồng bộ nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới. Trong đó, tiếp tục thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ chủ chốt ở cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương là một giải pháp quan trọng. Tiếp đó, Kết luận số 24-KL/TW, ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo và gần đây nhất, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII) đã đánh giá cao kết quả và sự cần thiết của chủ trương bố trí cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương; coi đây là một trong “5 đột phá” của công tác cán bộ thời gian tới”.
Như vậy, từ khi thực hiện thí điểm chủ trương bố trí một số chức danh lãnh đạo chủ chốt ở cấp tỉnh và cấp huyện không phải là người địa phương đến nay đã hơn 16 năm. Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương trên chưa đồng bộ đối với các bộ, ban, ngành và các địa phương… Trong triển khai thực hiện chưa thống nhất, thậm chí còn có ý kiến khác nhau. Ví dụ, trong công tác cán bộ thì thực chất đây là khâu nào? Nếu chỉ bố trí một số chức danh cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương thì liệu có thể khắc phục được tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ ở các địa phương như mục tiêu ban đầu của chủ trương hay như việc chạy quy hoạch, chạy luân chuyển? Những điều kiện nào để bảo đảm chủ trương được thực hiện thành công và tránh được những hệ quả phát sinh không mong muốn?... Vì vậy, chủ trương này cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thấu đáo, đặc biệt là chỉ ra các đặc thù, các điều kiện bảo đảm để chủ trương được thực hiện thắng lợi.
Để góp phần làm rõ hơn những vấn đề nêu trên, Nhà xuất Lý luận chính trị xuất bản cuốn sách: “Thực hiện chủ trương bố trí cán bộ chủ chốt cấp huyện không phải là người địa phương hiện nay” quý I năm 2020.
Nội dung cuốn sách gồm 03 chương:
Chương 1: Thực hiện chủ trương bố trí cán bộ chủ chốt cấp huyện không phải là người địa phương những vấn đề lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Thực hiện chủ trương bố trí cán bộ chủ chốt cấp huyện không phải là người địa phương - Thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp để thực hiện tốt chủ trương bố trí cán bộ chủ chốt cấp huyện không phải là người địa phương trong thời gian tới.
Trân trọng giới thiệu tới cán bộ, giảng viên, nhân viên và học viên nhà trường!
• Giới thiệu sách mới: PHÁT HIỆN THU HỒI TIỀN VÀ TÀI SẢN DO THAM NHŨNG MÀ CÓ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
• Giới thiệu sách mới: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH
• Giới thiệu sách mới: TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
• Giới thiệu sách mới: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
• Giới thiệu sách mới: TƯ DUY HỆ THỐNG CHO MỌI NGƯỜI - HÀNH TRÌNH TỪ LÝ THUYẾT TỚI TÁC ĐỘNG THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM
• Giới thiệu sách mới: TỐ HỮU - NGƯỜI CỘNG SẢN KIÊN TRUNG, NHÀ VĂN HÓA TÀI NĂNG
• Giới thiệu sách mới: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM, XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN 1945 - 1946 (VĂN KIỆN ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC)
• Giới thiệu sách mới: NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN QUA MÔ HÌNH MỘT SỐ NƯỚC VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
• Giới thiệu sách mới: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHIẾN LƯỢC CƯỜNG QUỐC BIỂN CỦA TRUNG QUỐC