Thực hiện nội dung định hướng tuyên truyền và nhiệm vụ chủ yếu công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong “Bản tin Sinh hoạt chi bộ tháng 4 năm 2022” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Thọ phát hành; căn cứ nhiệm vụ chuyên môn và kế hoạch giảng dạy – học tập các lớp đào tạo, bồi dưỡng, Trường Chính trị tỉnh quán triệt và triển khai tới đảng viên, giảng viên – tuyên truyền viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, gắn với công tác tuyên truyền trong tháng 4 năm 2022 với các nội dung trọng tâm:
Ngày 22/3/2022, tại Hội trường Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Hội nghị giao ban công tác quốc phòng quân sự địa phương Quý 1 năm 2022. Thành phần dự Hội nghị gồm: Thủ trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Đại diện các phòng: Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật, các ban: Dân quân tự vệ, Tác huấn, Tuyên huấn, Quân khí (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh); Đại diện Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Việt Trì; Đại diện Ban Chỉ huy Quân sự (Đơn vị Tự vệ nơi không có Ban Chỉ huy) và các đồng chí phụ trách công tác quân sự của 48 đơn vị sở, ngành và tương đương trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21 tháng 12 năm 2021, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6468-QĐ/HVCTQG về việc ban hành Quy chế quản lý đào tạo của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thay thế cho bộ Quy chế quản lý đào tạo của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 2252-QĐ/HVCTQG ngày 02 tháng 5 năm 2019 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Phần học “Xây dựng Đảng” thuộc Chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (hệ Trung cấp lý luận chính trị) được kết cấu theo 9 bài với những nội dung quan trọng, giới thiệu học thuyết Mác – Lênin về đảng cộng sản, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Trên nền tảng lý luận, phần học đề cập những vấn đề cụ thể trong công tác xây dựng Đảng, đó là: công tác đảng viên, công tác tư tưởng, công tác cán bộ, công tác dân vận, công tác kiểm tra giám sát và công tác văn phòng cấp ủy của tổ chức cơ sở đảng. Từ đó trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản và định hướng chính trị về kiên định đường lối đổi mới của Đảng, kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Quy chế Quản lý hoạt động bồi dưỡng của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 6468-QĐ/HVCTQG ngày 21 tháng 12 năm 2021(gọi tắt là Quy chế bồi dưỡng 6468), (thay thế cho Quy chế Quản lý hoạt động bồi dưỡng của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 4874-QĐ/HVCTQG ngày 30 tháng 9 năm 2019 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Quy chế bồi dưỡng 6468 có nhiều điểm mới so với Quy chế bồi dưỡng trước đây.
Bộ Quy chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 6468-QĐHVCTQG của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có hiệu lực từ ngày 21/12/2021.
Ngày 19/01/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định số 136/QĐ-UBND về việc “Phê duyệt Đề án tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2022 – 2025”. Mục tiêu chung của Đề án là “Làm chuyển biến mạnh mẽ tác phong, lề lối làm việc, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thi hành công vụ; xây dựng văn hóa, văn minh công sở; Phát huy vai trò gương mẫu của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; chấn chính và tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; Phòng, chống các hành vi quan liêu, nhũng nhiễu, tiêu cực, thái độ vô cảm, thiếu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; Xây dựng cơ quan nhà nước liêm chính, chuyên nghiệp, hiện đại và phục vụ nhân dân, tạo động lực mới cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”. Với sáu mục tiêu cụ thể và hai nhóm nhiệm vụ “Thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính”, “Thực hiện văn hóa công vụ”, Đề án đã nêu ra bốn nhóm giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2022 – 2025, đó là:
Sáng ngày 25/02/2022, tại Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội nghị triển khai Quy chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 6468-QĐ/HVCTQG ngày 21/12/2021 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Dạy học trực tuyến (E-learning) là xu thế của giáo dục hiện đại, phù hợp yêu cầu của sự phát triển khoa học - công nghệ và quá trình chuyển đổi đổi số trong lĩnh vực giáo dục. Hiện nay, dạy học trực tuyến được áp dụng ở nhiều cấp học, với nhiều đối tượng và chương trình khác nhau, giúp đa dạng hóa các mô hình học tập và đáp ứng tối đa nhu cầu của người học. Phạm vi bài viết tập trung đề cập hình thức dạy học trực tuyến trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ở Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ.
Thực hiện nội dung định hướng tuyên truyền và nhiệm vụ chủ yếu công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong “Bản tin Sinh hoạt chi bộ tháng 01 năm 2022” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Thọ phát hành; căn cứ nhiệm vụ công tác chuyên môn và kế hoạch giảng dạy – học tập các lớp đào tạo, bồi dưỡng, Trường Chính trị tỉnh quán triệt và triển khai tới đảng viên, giảng viên – tuyên truyền viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, gắn với công tác tuyên truyền trong tháng 01 năm 2022, gồm các nội dung trọng tâm:
Trong những năm qua, Trường Chính trị tỉnh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao. Mỗi năm, nhà trường thực hiện từ 40 đến 45 lớp, với số lượng từ 3.500 đến 4.000 học viên; Riêng năm 2021, trong điều kiện đặc biệt khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID – 19, nhưng nhà trường vẫn thực hiện được 48 lớp, với 3984 học viên. Học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng là cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị cấp tỉnh, cấp huyện, các xã, phường, thị trấn, cán bộ đảng viên các doanh nghiệp, viên chức các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Năm 2021, do ảnh của dịch bệnh Covid-19 nên các hoạt động chuyên môn và việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng gặp không ít khó khăn, nhất là từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 khi bùng phát dịch lần thứ 4 và từ 14/10/2021, dịch bệnh bùng phát ở tỉnh Phú Thọ. Nhiều lớp học phải lùi thời gian, thay đổi hoặc dừng kế hoạch khai giảng; học viên phải nghỉ học để phòng chống dịch; lịch giảng dạy - học tập của các lớp liên tục thay đổi; một số cán bộ, giảng viên, nhân viên là F1, F2 phải cách ly nhiều ngày, không trực tiếp đến trường làm việc. Với nhiều khó khăn thách thức, song được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, sự phối hợp của các ban Đảng, đoàn thể tỉnh và các huyện, thành, thị; sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên, học viên nhà trường đã vượt qua khó khăn, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn các lớp học và hoàn thành kế hoạch được giao. Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh, để phù hợp với tình hình thực tiễn, Trường Chính trị tỉnh đã có kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng bằng hình thức trực tuyến theo Văn bản số 494-CV/HVCTQG ngày 13/5/2021 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về “Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến tại các trường chính trị cấp tỉnh”, Văn bản số 236-CV/TU ngày 07/6/2021 của Tỉnh ủy Phú Thọ về “Đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến tại Trường Chính trị tỉnh”. Nhà trường đã chủ động và linh hoạt trong triển khai Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kết quả thực hiện 48 lớp, với 3984 học viên. Nâng cao chất lượng chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của giảng viên, học viên, thích ứng với các hình thức đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp và trực tuyến; điều chỉnh các hình thức thi, kiểm tra, đánh giá phù hợp với hình thức giảng dạy, học tập.
Quốc phòng và an ninh là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và luôn được thể hiện sâu sắc trong các văn kiện Đại hội Đảng. Định hướng về quốc phòng, an ninh, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định “Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện những yếu tố, nguy cơ gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch”. Đồng thời, nhấn mạnh yêu cầu “Giữ gìn an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật ự kỷ cương” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 2021, t.1, tr.117, 118).
Hương ước, quy ước được ra đời là sản phẩm của cộng đồng dân cư và tồn tại song song với pháp luật, là văn bản quy phạm xã hội - công cụ hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật, dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cộng đồng và quản lý công việc của cộng đồng dân cư. Hương ước, quy ước được hình thành trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc; là tri thức được tích lũy, đúc kết từ nhiều thế hệ, không ngừng được bổ sung, hoàn thiện và trở thành hình thái văn hóa đặc biệt, trong đó quy định các quy tắc ứng xử do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội của người dân, nhằm gìn giữ và phát phát huy những phong tục tập quán, truyền thống, giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng. “Hương ước, quy ước là văn bản quy định các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố tự nguyện thỏa thuận và thiết lập nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định pháp luật” (Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ “Về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước”). Nội dung của hương ước, quy ước do cộng đồng khu dân cư quyết định, bao gồm một hoặc một số lĩnh vực của đời sống xã hội mà pháp luật chưa quy định hoặc quy định nguyên tắc; ghi nhận các phong tục, tập quán tốt đẹp và biện pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan; phù hợp với yêu cầu tự quản của cộng đồng dân cư, mục đích, nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX diễn trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Để Nghị quyết Đại hội sớm đi vào cuộc sống, thì việc quán triệt, nghiên cứu, tổ chức thực hiện và vận dụng là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có việc vận dụng vào giảng dạy lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên.