Thứ năm, 02.07.2015 GMT+7

CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ có chức năng nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ đương chức và dự nguồn các chức danh trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Nhà trường luôn xác định công tác phát triển đội ngũ giảng viên (ĐNGV) là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt toàn bộ quá trình hình thành và phát triển, đồng thời là điều kiện tiên quyết khẳng định vị thế của nhà trường.

Trong những nămqua, Đảng ủy - Ban Giám hiệu nhà trường đã đặc biệt quan tâm, chú trọng đến công tác phát triển ĐNGV từ công tác lập kế hoạch; tuyển chọn; sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá cho đến việc thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ đối với giảng viên, đã thu được những kết quả sau:

Hàng năm, Nhà trường đã xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ theo đúng quy định của Nhà nước, của tỉnh Phú Thọ và sát với tình hình thực tiễn của Nhà trường.

Thực hiện việc tuyển dụng ĐNGV thông qua kỳ thi tuyển cán bộ, công chức khối Đảng, Đoàn thể do Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức (là các ứng viên đã tham gia và đạt yêu cầu tại Hội đồng sơ tuyển của nhà trường), hoặc tiếp nhận từ các cơ quan trong và ngoài tỉnh. Để việc tuyển dụng, tiếp nhận giảng viên đảm bảo theo đúng quy định; Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo bộ phận chức năngxây dựng quy định tuyển chọngiảng viên; thực hiện đúng quy trìnhsơ tuyển, tiếp nhận giảng viên đảm bảo khách quan, công bằng, tuyển đúng người,đúng chuyên môn.Trong năm năm qua (2010-2015), nhà trường đã tuyển dụng được 07 giảng viên; tiếp nhận 05 giảng viên; Nhờ đó, đội ngũ giảng viên của nhà trường về cơ bản đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng. Hiện nay (tính đến tháng 6/2015), tổng số cán bộ, giảng viên, công nhân viên của Nhà trường có 73 người, gồm 47 nữ và 26 nam (61 biên chế và 12 nhân viên hợp đồng); trong đó có 43 giảng viên.Đội ngũ giảng viên nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng chính trị vững vàng, luôn chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, được đào tạo bài bản, có năng lực chuyên môn cao, tinh thần trách nhiệm và thái độ công tác tốt, tận tụy, tự trọng, tâm huyết với công việc.

Trên cơ sở Quy chế giảng viên ban hành kèm theo Quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG ngày 03/2/2010 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc của giảng viên; căn cứ vào trình độ chuyên môn đào tạo nhà trường đã sắp xếp, bố trí giảng viên giảng dạy tại 04 khoa đúng chuyên môn và một số vị trí lãnh đạo, quản lý nhằm phát huy tối đa khả năng của giảng viên để hoàn thành mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Nhà trường đã xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức như đào tạo dài hạn, ngắn hạn, tập trung hoặc tại chức nhằm nâng cao trình độ ĐNGV;đồng thời có chính sách động viên khuyến khích giảng viênhọc tập nâng cao trình độvề lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ.Nhờ đó, hiện nay 100% giảng viên của nhà trường đều đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ, cụ thể:

Về trình độ chuyên môn: Thạc sĩ có 31 giảng viên; Đại học có 12 giảng viên. Số lượng giảng viên có trình độ thạc sỹ có chiều hướng tăng nhanh, trong 5 năm (từ 2010 đến nay) tăng 3.44 lần (năm 2010 nhà trường mới có 9 giảng viên, năm 2015 là 31 giảng viên). Hiện nay, Nhà trường có 02 giảng viên đang đi Nghiên cứu sinh, 07 giảng viên đang học Cao học. Đến năm 2016, số giảng viên của Nhà trường có trình độ Thạc sĩ sẽ là 40/43 chiếm 90,23%.

Về trình độ LLCT: Cử nhân, cao cấp có 22 giảng viên; Trung cấp: 20 giảng viên.

Về trình độ Tin học: Đại học, cao đẳng có 01 giảng viên; trình độ C có 03 giảng viên; trình độ B có 26 giảng viên và trình độ A có 13 giảng viên.

Về trình độ ngoại ngữ: Đội ngũ giảng viênnhà trường đều có trình độ tiếng Anh ở các cấp độ khác nhau, cụ thể: trình độ Đại học có 02giảng viên; trình độ Trung cấp 1 có 01 giảng viên; trình độ C có 10 giảng viên; trình độ B1 có 20 giảng viên và trình độ B có 10 giảng viên.

Nhà trường đã thực hiệnđầy đủ, kịp thời mọi chế độlương,phụ cấp cho ĐNGVtheo đúng quy định của Nhà nước. Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã quan tâm, thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐNGV.Đồng thời, Nhà trường đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy định Thi đua - Khen thưởng nhằm quy định chi tiết các điều khoản về chế độ, chính sách (chế độ học tập, chi phúc lợi tập thể, công tác phí, mức thưởng, thăm hỏi, trợ cấp) đối với cán bộ, giảng viên, công nhân viên.

 Căn cứquy định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,Nhà trường đã nghiêm túc thực hiện việc kiểm tra, đánh giá ĐNGVvề giờ lên lớp, kiểm tra giáo án, sổ đầu bài, sổ điểm, phương pháp dạy học, việc thực hiện quy chế đào tạo, công tác chủ nhiệmlớp;từ đó đánh giá, ghi nhận, khuyến khích, động viên các tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ, phát huy những mặt tích cực; đồng thời nhắc nhở, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh các tổ chức, cá nhân về những tồn tại, hạn chế và xử lý kịp thời những vi phạm nghiêm trọng nếu thấy cần thiết.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường còn có những khó khăn và tồn tại, hạn chế sau:

Công tác phát triển ĐNGV có thời điểm chưa căn cứ đầy đủ vào điều kiện, quy mô đào tạo và kế hoạch phát triển ĐNGV dài hạn. Chính điều này đã dẫn đến việc chênh lệch về độ tuổi, cơ cấu giới tính, thâm niên giảng dạy, hạn chế về năng lực chuyên môn giữa các thế hệ giảng viên.

          Công tác tuyển chọn giảng viên của nhà trường còn gặp khó khăn do số lượng chỉ tiêu biên chế có giới hạn, việc tuyển chọn không độc lập, còn phụ thuộc vào kỳ thi tuyển cán bộ, công chức khối Đảng, Đoàn thể của Tỉnh; các ứng viên dự thi tuyển về trường phần lớn là sinh viên tốt nghiệp các trường đại học thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn vì thế tỷ lệ nam rất ít. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc mất cân bằng cơ cấu giới tính trong ĐNGV của nhà trường những năm qua. Hiện nay, tỷ lệ giảng viên nữ của nhà trường khá cao (30/43 chiếm 69.77%); ở các khoa chuyên môn tình trạng mất cân bằng giới tính khá rõ rệt, có khoa tới 90% giảng viên là nữ (Khoa Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh) hay ở Khoa Xây dựng Đảng hiện nay số giảng viên nữ là 05/6 chiếm 83.33%, đến tháng 8/2015, đồng chí Trưởng khoa được nghỉ chế độ hưu trí, tỷ lệ nữ là 100%; đây là một vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý trong công tác tổ chức cán bộ.

Nhà trường chưa thường xuyên tổ chức cho giảng viên đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở theo Quy chế giảng viên ban hành kèm theo Quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giảng viên có thời điểm chưa thực sự hợp lý. ĐNGV của nhà trường hiện nay phần lớn là nữ (chiếm 69.77%), đang trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ. Do đó, để vừa thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho ĐNGV, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, đồng thời tạo điều kiện cho giảng viên hoàn thành nhiệm vụ, thiên chức của người phụ nữ, nhà trường đã chủ động phối hợp với Học viện Báo chí & Tuyên truyền mở 02 lớp Cao học (Kinh tế chính trị, Chính trị phát triển) tại trường và cử được 14 giảng viên tham gia học tập. Tuy nhiên, việc này mới chỉ đáp ứng tốt về mặt nâng cao trình độ chung cho ĐNGV, nhưng chưa thực sự hợp lý về cơ cấu chuyên môn của giảng viên các khoa hiện nay.

          Hình thức, nội dung kiểm tra, đánh giá đối với giảng viên có lúc chưa bao quát mọi hoạt động giảng dạy của giảng viên; Việc tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi hoàn thành công tác kiểm tra có lúc chưa thực sự tốt.

          Nhà trường chưa xây dựng được chính sách đãi ngộ riêng, thu hút giảng viên có trình độ chuyên môn, trình độ cao về trường công tác.

Để thực hiện tốt công tác phát triển ĐNGV của nhà trường trong những năm tới, cần tiếp tục thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Một là: Nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho giảng viên và cán bộ quản lý.

Biện pháp này nhằm giúp cho ĐNGV có tư tưởng chính trị vững vàng, có niềm tin, lòng yêu nghề và yên tâm công tác, tự trọng, tâm huyết với nghề và nâng cao phẩm chất, lối sống, đạo đức cho ĐNGV.Để thực hiện được biện pháp, cần quán triệt công tác phát triển ĐNGV của nhà trường theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm quan trọng của cảlãnh đạo và toàn thể  cán bộ, giảng viên, công nhân viêntrong nhà trường. Tuyên truyền giáo dục một cách thường xuyên, sâu rộng trong các tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhằm tạo ra sự thống nhất trong nhận thức việc phát triển ĐNGV là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng đào tạo, và cũng là yếu tố quyết định sự tồn tại của nhà trường.

Hai là: Xây dựng, thực hiệnquy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhà trường.

 Biện pháp này giúp chuẩn hóa ĐNGV, xây dựng ĐNGV đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu; nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV. Bố trí, sắp xếp ĐNGV hợp lý trong từng giai đoạn, thấy trước sự biến động về nhân sự có thể xảy ra, như: chuyển đến, chuyển đi, nghỉ hưu để có kế hoạch bổ sung kịp thời.

Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường, trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng ĐNGV hiện có để phân công hợp lý, sử dụng có hiệu quả, dự kiến đúng khả năng phát triển của nhà trường trong tương lai để tạo nguồn bổ sung. Xây dựng quy hoạch tổng thể dài hạn, kế hoạch chi tiết cụ thể của từng năm làm rõ số lượng, yêu cầu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, cơ cấu môn học, trình độ đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đảm bảo cân đối về cơ cấu độ tuổi, thâm niên, giới tính, dân tộc...

Ba là: Thực hiện tốt công tác tuyển chọn, bổ sung giảng viên; tạo cơ chế phù hợp để thu hút giảng viên giỏi về trường công tác.

Biện pháp này nhằm làm mới cách thức tuyển dụng và sử dụng ĐNGV để đảm bảo đủ số lượng theo khung định biên, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng, hiệu quả cao nhất.Phân công giảng dạy cho giảng viênđủ cho các lớp, nâng cao chất lượng giảng dạy; tìm kiếm và thu hút ĐNGV có chất lượng để có được cơ cấu giảng viênhợp lý cho nhà trường giúp tạo sự bền vững về đội ngũ giảng dạy.

Bốn là: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm cho ĐNGV.

Biện pháp này nhằm nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV.Tăng cường đào tạo giảng viêngiỏi, có năng lực chuyên môn tốt, có khả năng thực hiện tốt các phương pháp dạy họctích cực, sử dụng thành thạo các phương tiện dạy họchiện đại để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡngcán bộ.

Để thực hiên được biện pháp cần lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quán triệt đến từng khoa chuyên môn kèm theo các quy định cụ thể, rõ ràng để giảng viên biết và có kế hoạch đăng ký và tự đào tạo, bồi dưỡng. Có chính sách hỗ trợ kinh phí hợp lý cho giảng viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; Lựa chọn những giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng phải có phẩm chất, thái độ tốt, trung thành và yêu trường lớp… giúp cho nhà trường có 100% ĐNGV có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đạt chuẩn, chuyên nghiệp và là lực lượng nòng cốt của trường.

Năm là: Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên.

Nhà trường nghiêm túc kiểm tra toàn bộ việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy của giảng viênnhư nội dung, chương trình, kế hoạch và tiến độ giảng dạy; nghiêm túc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định, quy chế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, của nhà trường trong việc thực hiện quy chế lên lớp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên: đề thi, đề kiểm tra, chất lượng đề thi, kiểm tra, chấm bài...Kiểm tra, đánh giá công việc lên lớp của giảng viênnhư hồ sơ giảng dạy, hồ sơ chuyên môn.Thường xuyên tổ chức dự giờ, đánh giá, xếp loại bài giảng của GV để đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác chuẩn bị và việc quản lý quá trình lên lớp, chất lượng của giờ giảng, bài giảng…

Sáu là: Tăng cường các điều kiện đảm bảo cho giảng viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.     

Để thực hiện biện pháp này cần xây dựng nhà trường thực sự là môi trường dân chủ, thực hiện triệt để mọi công việc theo phương châm “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”; Thường xuyên củng cố, phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, tập trung cao độ trong việc thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị của nhà trường; Quan tâm đời sống vật chất và tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi để ĐNGV được nghỉ ngơi, giao lưu với các trường bạn, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao…

Bẩy là:Thực hiện tốt chính sách và khuyến khích giảng viên chuyên tâm, yêu nghề, nâng cao năng lực chuyên môn.

Để thực hiện biện pháp có hiệu quả, nhà trường cần tiếp tục thực hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời các chế độ chính sách (tiền lương, thưởng, phụ cấp,…) cho ĐNGV.Hỗ trợ kinh phí thỏa đáng cho giảng viênkhi tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học, viết chuyên đề, viết bài đăng Nội san, Website của Nhà trường.Hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡngcho ĐNGV nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị,…

Tin tưởng rằng, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ; sự hướng dẫn về chuyên môn của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thành, thị ủy; sự nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn của tập thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên nhà trường; đặc biệt, sự năng động, sáng tạo, linh hoạt trong đổi mới phương pháp lãnh đạo, quản lý của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Trường Chính trị tỉnh sẽ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao, xứng đáng là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng đầu của tỉnh Phú Thọ./.

Đường dẫn của bản tin này: http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn//.html&t=cong-tac-phat-trien-doi-ngu-giang-vien-truong-chinh-tri-tinh-phu-tho-giai-doan-hien-nay-thuc-trang-va-giai-phap
© TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌEmail: kiencuongtct@gmail.com