Thứ sáu, 26.04.2024 GMT+7

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh ở bước kết thúc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 là sự kết thúc toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Đó là thắng lợi của bản lĩnh, trí tuệ của con người Việt Nam, đặc biệt được thể hiện trong nghệ thuật lãnh đạo chiến tranh của Đảng, mà trong đó nghệ thuật biết mở đầu và kết thúc chiến tranh một cách chủ động, sáng tạo là nét rất độc đáo trong nghệ thuật quân sự của Đảng ta.

Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta thắng lợi vào năm 1954. Đế quốc Mỹ với những mưu đồ đã dự tính từ trước, đã trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơnevơ, hất cẳng Pháp, dựng nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực thi chính sách thực dân mới, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Chính quyền Mỹ - Diệm thực hiện biện pháp “tố cộng, diệt cộng”, đàn áp khủng bố phong trào yêu nước, trả thù những người kháng chiến cũ, tiêu diệt cơ sở cách mạng ở miền Nam, ban hành luật 10/59 lê máy chém đi khắp miền Nam, biến cả miền Nam thành nơi tràn ngập nhà tù, trại giam, trại tập trung. Cách mạng miền Nam bị dìm trong biển máu.

Với phong trào Đồng Khởi diễn ra đầu năm 1960, chúng ta đã khởi sự cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng lực lượng chính trị là chủ yếu, có vũ trang hỗ trợ ở mức độ hạn chế, tiến hành khởi nghĩa từng phần và khi chuyển thành chiến tranh, các cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục diễn ra gắn chặt với tiến công quân sự, kết hợp chiến tranh với khởi nghĩa, tạo điều kiện cho nhau giành thắng lợi ngày càng lớn. Đó là một sáng tạo độc đáo, bằng lực lượng tại chỗ của miền Nam, phát huy tinh thần tự lực tự cường trong kháng chiến. Sau cuộc Tổng tiến công và nội dậy Tết Mậu Thân năm 1968, ta thực hiện “vừa đánh, vừa đàm” để kéo Mỹ xuống thang từng bước.

Từ mở đầu đến kết thúc chúng ta đã nỗ lực để xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt trên phạm vi cả nước, làm suy yếu lực lượng địch, tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ bằng mở những cuộc tiến công chiến lược ở miền Nam, kết hợp đánh bại các bước leo thang chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân bắn phá miền Bắc của đế quốc Mỹ, đặc biệt là đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng đã làm chuyển biến cục diện chiến tranh, đánh thắng từng chiến lược chiến tranh của địch, từng bước tạo được ưu thế áp đảo đối phương để mở  để mở trận quyết chiến cuối cùng giành thắng lợi trên toàn cục, kết thúc chiến tranh.

Do chịu thất bại nặng nề trên chiến trường và phong trào phản đối chiến tranh dâng cao cả trong và ngoài nước, ngày 23/1/1973, Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, rút quân về nước. Nhưng với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, Mỹ tiếp tục viện trợ kinh tế, quân sự chỉ đạo chính quyền, quân đội Sài Gòn phá hoại Hiệp định vừa ký kết, mở hàng ngàn cuộc hành quân “bình định, lấn chiếm”, các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam. Bên cạnh đó, Mỹ còn thi hành chính sách ngoại giao xảo quyệt, thỏa thuận với các nước xã hội chủ nghĩa cắt giảm viện trợ, gây áp lực hạn chế thắng lợi của cách mạng miền Nam. Âm mưu đó của địch đã làm cho cách mạng miền Nam gặp những khó khăn, tổn thất nhất định.

Trước tình hình đó, tháng 7/1973, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 nhấn mạnh: Bất kể trong tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng cũng là sử dụng bạo lực cách mạng, do đó phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh trên ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao để giành toàn thắng. Ban chấp hành Trung ương Đảng chủ trương: Nắm vững pháp lý của Hiệp định Pari về Việt Nam, giương cao ngọn cờ hòa bình và lập trường chính nghĩa của ta, kiên quyết và kịp thời vạch trần trước dư luận trong nước và dư luận thế giới mọi âm mưu và hành động của địch vi phạm Hiệp định. Ra sức tranh thủ lực lượng Việt kiều ở nước ngoài tán thành và ủng hộ giải pháp của ta; tranh thủ dư luận quốc tế đồng tình, ủng hộ ta, lên án và gây sức ép đối với Mỹ và chính quyền Sài Gòn, ngăn chặn những âm mưu và hành động ngang ngược của chúng1. Ngày 15/10/1973, Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam đã ra lệnh: Phải nêu cao cảnh giác, kiên quyết đánh trả đích đáng những hành động chiến tranh của chính quyền Sài Gòn, bảo vệ vùng giải phóng, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, bảo vệ Hiệp định Pari về Việt Nam. 

Thực hiện Nghị quyết của Đảng và mệnh lệnh của Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam, các lực lượng vũ trang giải phóng chẳng những đánh trả những cuộc hành quân “bình định”, “lấn chiếm” của chính quyền Thiệu, mà còn chủ động đánh vào căn cứ xuất phát của các cuộc hành quân của chúng. Kết quả từ cuối năm 1973, quân dân ta chẳng những bảo vệ được vùng giải phóng và căn cứ còn lại của ta, mà còn lấy lại được nhiều vùng do địch lấn chiếm, mở rộng thêm vùng giải phóng và nhiều hành lang chiến lược.

Phối hợp với đấu tranh quân sự, nhân dân ta ở miền Nam còn đẩy mạnh đấu tranh chính trị, ngoại giao. Đấu tranh chính trị nhằm vào mục tiêu đòi Mỹ - Thiệu thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Pari, đòi chúng thực hiện các quyền tự do dân chủ, đòi lật đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Đấu tranh ngoại giao nhằm tố cáo hành động của Mỹ - Thiệu trong việc vi phạm Hiệp định, phá hoại hoại hòa bình, hòa hợp dân tộc và nêu cao tính chất chính nghĩa và thiện chí hòa bình của nhân dân Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và đoàn kết quốc tế. Quá trình đấu tranh thi hành Hiệp định Pari làm cho tình hình chiến trường miền Nam, tình hình quốc tế chuyển biến theo hướng ngày càng có lợi cho cách mạng Việt Nam, tạo điều kiện cho nhân dân Việt Nam tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Quá trình đó cũng đã làm bản chất của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày càng lộ rõ. Khả năng thi hành Hiệp định Pari không còn nữa. Phải xóa bỏ công cụ của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam là tất yếu. Đã đến lúc phải chấm dứt cục diện “vừa đánh, vừa đàm”. 

Với sự chuyển biến mau lẹ về so sánh lực lượng ở miền Nam theo hướng ngày càng có lợi cho ta, Hội nghị Bộ Chính trị (từ 30/9 đến 7/10/1974) và Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (từ 18/12/1974 đến 8/1/1975) đã ra nghị quyết lịch sử, hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước trong thời gian 2 năm (1975-1976). Theo kế hoạch đề ra, trong năm 1975, cách mạng sẽ tranh thủ thời cơ bất ngờ tiến công địch trên quy mô lớn, rộng khắp, tạo tiền đề để trong năm 1976 tiến hành tổng công kích-tổng khởi nghĩa giành toàn thắng. Tuy đề ra kế hoạch 2 năm, nhưng Bộ Chính trị cũng chỉ rõ: Nếu thời cơ đến sớm thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. Về phương hướng, yêu cầu đặt ra, Bộ Chính trị nhấn mạnh: cần tranh thủ thời cơ thực hiện tổng công kích-tổng khởi nghĩa, phải đánh thắng nhanh để giảm thiệt hại về người và của cho nhân dân, đồng thời giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

Theo kế hoạch được thông qua, đoàn chiến lược đầu tiên lấy Nam Tây Nguyên làm hướng chủ yếu, trong đó Buôn Ma Thuột là mục tiêu chủ yếu. Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng đã đẩy quân địch đến một đổ vỡ lớn, tạo nên một cục diện  mới của chiến tranh. Một khả năng mới đã xuất hiện: ta có điều kiện và phải hoàn thành quyết tâm giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975. Sau đòn chiến lược thứ hai, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, ta dồn quân địch vào thế tan vỡ chiến lược. Trên cơ sở đánh giá thời cơ chiến lược để tiến hành “tổng công kích, tổng khởi nghĩa” vào sào huyệt của quân Sài Gòn đã chín muồi, Bộ Chính trị hạ quyết tâm: Nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa, với tư tưởng chỉ đạo “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4 năm 1975, không thể chậm trễ.

Đây là một sáng tạo lớn trong nghệ thuật chỉ đạo kết thúc chiến tranh, thể hiện tầm cao trí tuệ, tư tưởng và truyền thống nhân văn sâu sắc của dân tộc Việt Nam. Ta đã từng bước tạo lực, tạo thế, nhạy bén nắm bắt thời cơ thay đổi quyết tâm về thời hạn giành thắng lợi hoàn toàn: từ 2 năm xuống 1 năm và cuối cùng là chưa đầy 2 tháng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược kết thúc bằng sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đúng 10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975, các đơn vị của Quân đoàn II, bằng xe tăng và pháo binh, tiến thẳng vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ chính quyền Trung ương Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Trước đó, khi các binh đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam đã khóa chặt mọi cửa ngõ ra vào Sài Gòn, trong hai ngày 28 và 29/4/1975, bầu trời Sài Gòn được bỏ ngỏ để Mỹ có thể dùng máy bay trực thăng chở nốt những người “di tản” và những người Mỹ còn sót lại ở Sài Gòn mà không bị tiến công, điều đó thể hiện truyền thống nhân văn sâu sắc của dân tộc ta.

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là đỉnh cao của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta, là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Thắng lợi đó “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang sử chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người Việt Nam, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc2

Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta thắng lợi vào năm 1954. Đế quốc Mỹ với những mưu đồ đã dự tính từ trước, đã trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơnevơ, hất cẳng Pháp, dựng nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực thi chính sách thực dân mới, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Chính quyền Mỹ - Diệm thực hiện biện pháp “tố cộng, diệt cộng”, đàn áp khủng bố phong trào yêu nước, trả thù những người kháng chiến cũ, tiêu diệt cơ sở cách mạng ở miền Nam, ban hành luật 10/59 lê máy chém đi khắp miền Nam, biến cả miền Nam thành nơi tràn ngập nhà tù, trại giam, trại tập trung. Cách mạng miền Nam bị dìm trong biển máu.

Với phong trào Đồng Khởi diễn ra đầu năm 1960, chúng ta đã khởi sự cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng lực lượng chính trị là chủ yếu, có vũ trang hỗ trợ ở mức độ hạn chế, tiến hành khởi nghĩa từng phần và khi chuyển thành chiến tranh, các cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục diễn ra gắn chặt với tiến công quân sự, kết hợp chiến tranh với khởi nghĩa, tạo điều kiện cho nhau giành thắng lợi ngày càng lớn. Đó là một sáng tạo độc đáo, bằng lực lượng tại chỗ của miền Nam, phát huy tinh thần tự lực tự cường trong kháng chiến. Sau cuộc Tổng tiến công và nội dậy Tết Mậu Thân năm 1968, ta thực hiện “vừa đánh, vừa đàm” để kéo Mỹ xuống thang từng bước.

Từ mở đầu đến kết thúc chúng ta đã nỗ lực để xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt trên phạm vi cả nước, làm suy yếu lực lượng địch, tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ bằng mở những cuộc tiến công chiến lược ở miền Nam, kết hợp đánh bại các bước leo thang chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân bắn phá miền Bắc của đế quốc Mỹ, đặc biệt là đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng đã làm chuyển biến cục diện chiến tranh, đánh thắng từng chiến lược chiến tranh của địch, từng bước tạo được ưu thế áp đảo đối phương để mở  để mở trận quyết chiến cuối cùng giành thắng lợi trên toàn cục, kết thúc chiến tranh.

Do chịu thất bại nặng nề trên chiến trường và phong trào phản đối chiến tranh dâng cao cả trong và ngoài nước, ngày 23/1/1973, Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, rút quân về nước. Nhưng với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, Mỹ tiếp tục viện trợ kinh tế, quân sự chỉ đạo chính quyền, quân đội Sài Gòn phá hoại Hiệp định vừa ký kết, mở hàng ngàn cuộc hành quân “bình định, lấn chiếm”, các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam. Bên cạnh đó, Mỹ còn thi hành chính sách ngoại giao xảo quyệt, thỏa thuận với các nước xã hội chủ nghĩa cắt giảm viện trợ, gây áp lực hạn chế thắng lợi của cách mạng miền Nam. Âm mưu đó của địch đã làm cho cách mạng miền Nam gặp những khó khăn, tổn thất nhất định.

Trước tình hình đó, tháng 7/1973, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 nhấn mạnh: Bất kể trong tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng cũng là sử dụng bạo lực cách mạng, do đó phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh trên ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao để giành toàn thắng. Ban chấp hành Trung ương Đảng chủ trương: Nắm vững pháp lý của Hiệp định Pari về Việt Nam, giương cao ngọn cờ hòa bình và lập trường chính nghĩa của ta, kiên quyết và kịp thời vạch trần trước dư luận trong nước và dư luận thế giới mọi âm mưu và hành động của địch vi phạm Hiệp định. Ra sức tranh thủ lực lượng Việt kiều ở nước ngoài tán thành và ủng hộ giải pháp của ta; tranh thủ dư luận quốc tế đồng tình, ủng hộ ta, lên án và gây sức ép đối với Mỹ và chính quyền Sài Gòn, ngăn chặn những âm mưu và hành động ngang ngược của chúng1. Ngày 15/10/1973, Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam đã ra lệnh: Phải nêu cao cảnh giác, kiên quyết đánh trả đích đáng những hành động chiến tranh của chính quyền Sài Gòn, bảo vệ vùng giải phóng, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, bảo vệ Hiệp định Pari về Việt Nam. 

Thực hiện Nghị quyết của Đảng và mệnh lệnh của Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam, các lực lượng vũ trang giải phóng chẳng những đánh trả những cuộc hành quân “bình định”, “lấn chiếm” của chính quyền Thiệu, mà còn chủ động đánh vào căn cứ xuất phát của các cuộc hành quân của chúng. Kết quả từ cuối năm 1973, quân dân ta chẳng những bảo vệ được vùng giải phóng và căn cứ còn lại của ta, mà còn lấy lại được nhiều vùng do địch lấn chiếm, mở rộng thêm vùng giải phóng và nhiều hành lang chiến lược.

Phối hợp với đấu tranh quân sự, nhân dân ta ở miền Nam còn đẩy mạnh đấu tranh chính trị, ngoại giao. Đấu tranh chính trị nhằm vào mục tiêu đòi Mỹ - Thiệu thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Pari, đòi chúng thực hiện các quyền tự do dân chủ, đòi lật đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Đấu tranh ngoại giao nhằm tố cáo hành động của Mỹ - Thiệu trong việc vi phạm Hiệp định, phá hoại hoại hòa bình, hòa hợp dân tộc và nêu cao tính chất chính nghĩa và thiện chí hòa bình của nhân dân Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và đoàn kết quốc tế. Quá trình đấu tranh thi hành Hiệp định Pari làm cho tình hình chiến trường miền Nam, tình hình quốc tế chuyển biến theo hướng ngày càng có lợi cho cách mạng Việt Nam, tạo điều kiện cho nhân dân Việt Nam tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Quá trình đó cũng đã làm bản chất của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày càng lộ rõ. Khả năng thi hành Hiệp định Pari không còn nữa. Phải xóa bỏ công cụ của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam là tất yếu. Đã đến lúc phải chấm dứt cục diện “vừa đánh, vừa đàm”. 

Với sự chuyển biến mau lẹ về so sánh lực lượng ở miền Nam theo hướng ngày càng có lợi cho ta, Hội nghị Bộ Chính trị (từ 30/9 đến 7/10/1974) và Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (từ 18/12/1974 đến 8/1/1975) đã ra nghị quyết lịch sử, hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước trong thời gian 2 năm (1975-1976). Theo kế hoạch đề ra, trong năm 1975, cách mạng sẽ tranh thủ thời cơ bất ngờ tiến công địch trên quy mô lớn, rộng khắp, tạo tiền đề để trong năm 1976 tiến hành tổng công kích-tổng khởi nghĩa giành toàn thắng. Tuy đề ra kế hoạch 2 năm, nhưng Bộ Chính trị cũng chỉ rõ: Nếu thời cơ đến sớm thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. Về phương hướng, yêu cầu đặt ra, Bộ Chính trị nhấn mạnh: cần tranh thủ thời cơ thực hiện tổng công kích-tổng khởi nghĩa, phải đánh thắng nhanh để giảm thiệt hại về người và của cho nhân dân, đồng thời giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

Theo kế hoạch được thông qua, đoàn chiến lược đầu tiên lấy Nam Tây Nguyên làm hướng chủ yếu, trong đó Buôn Ma Thuột là mục tiêu chủ yếu. Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng đã đẩy quân địch đến một đổ vỡ lớn, tạo nên một cục diện  mới của chiến tranh. Một khả năng mới đã xuất hiện: ta có điều kiện và phải hoàn thành quyết tâm giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975. Sau đòn chiến lược thứ hai, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, ta dồn quân địch vào thế tan vỡ chiến lược. Trên cơ sở đánh giá thời cơ chiến lược để tiến hành “tổng công kích, tổng khởi nghĩa” vào sào huyệt của quân Sài Gòn đã chín muồi, Bộ Chính trị hạ quyết tâm: Nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa, với tư tưởng chỉ đạo “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4 năm 1975, không thể chậm trễ.

Đây là một sáng tạo lớn trong nghệ thuật chỉ đạo kết thúc chiến tranh, thể hiện tầm cao trí tuệ, tư tưởng và truyền thống nhân văn sâu sắc của dân tộc Việt Nam. Ta đã từng bước tạo lực, tạo thế, nhạy bén nắm bắt thời cơ thay đổi quyết tâm về thời hạn giành thắng lợi hoàn toàn: từ 2 năm xuống 1 năm và cuối cùng là chưa đầy 2 tháng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược kết thúc bằng sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đúng 10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975, các đơn vị của Quân đoàn II, bằng xe tăng và pháo binh, tiến thẳng vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ chính quyền Trung ương Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Trước đó, khi các binh đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam đã khóa chặt mọi cửa ngõ ra vào Sài Gòn, trong hai ngày 28 và 29/4/1975, bầu trời Sài Gòn được bỏ ngỏ để Mỹ có thể dùng máy bay trực thăng chở nốt những người “di tản” và những người Mỹ còn sót lại ở Sài Gòn mà không bị tiến công, điều đó thể hiện truyền thống nhân văn sâu sắc của dân tộc ta.

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là đỉnh cao của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta, là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Thắng lợi đó “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang sử chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người Việt Nam, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, H, 2004, t34, tr. 243

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, H, 2004, t37, tr.471

3. Đại thắng mùa Xuân 1975 nguyên nhân và bài học, Nxb. Quân đội nhân dân, H, 2003

4. Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, H, 2005, t3.

 ThS. Nguyễn Thị Thu Hương

  Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng

 
Đường dẫn của bản tin này: http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn//.html&t=nghe-thuat-chi-dao-chien-tranh-o-buoc-ket-thuc-trong-khang-chien-chong-my-cuu-nuoc
© TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌEmail: kiencuongtct@gmail.com