Cuốn sách tổng hợp, hệ thống những quan điểm, nội dung mà các tác giả đã dày công nghiên cứu, giảng dạy và trao đổi trên các diễn đàn về vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước (chủ yếu ở mô hình các nhà nước tư bản hiện đại).
Nội dung cuốn sách gồm 02 phần và 09 chương:
Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận của sự kiểm soát quyền lực nhà nước
Chương I: Tại sao phải kiểm soát quyền lực nhà nước
Chương II: Lý thuyết nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến - sự thể hiện tập trung tư duy của nhân loại về kiểm soát quyền lực nhà nước
Chương III: Hiến pháp - công cụ quan trọng nhất kiểm soát quyền lực nhà nước
Phần thứ hai: Nội dung, hình thức và công cụ kiểm soát quyền lực nhà nước
Chương IV: Bảo đảm nhân quyền - một nội dung của kiểm soát quyền lực nhà nước
Chương V: Các chức danh quan trọng của nhà nước phải được bầu cử với một nhiệm kỳ nhất định - một hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước đầu tiên của một chế độ chính trị dân chủ
Chương VI: Quyền lực nhà nước được kiểm soát bằng việc phân công, phân nhiệm và tự kiểm tra bên trong theo cơ chế kiềm chế và đối trọng (sự kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong)
Chương VII: Chính phủ phải chịu trách nhiệm tiêu điểm của kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong
Chương VIII: Những hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên ngoài
Chương IX: Tòa án - cửa ải cuối cùng của sự kiểm soát quyền lực nhà nước
Trân trọng giới thiệu cuốn sách đến cán bộ, giảng viên, chuyên viên, nhân viên và học viên nhà trường!
CN. Nông Thị Hồng Nhung
Phòng TC, HC, TT, TL