Thứ sáu, 08.07.2022 GMT+7

TÌM HIỂU VỀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC, HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÚ THỌ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Tuyên truyền, giáo dục là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng của Đảng. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong các cấp Hội sẽ góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ, nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng hành động, bồi dưỡng, giáo dục phẩm chất đạo đức cho cán bộ, hội viên phụ nữ.

     Trong giai đoan hiện nay với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng số thì công công tác tuyên truyền cần phải được quan tâm chú trọng. Các cấp Hội luôn đổi mới mạnh mẽ hình thức tuyên truyền, giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các trang mạng xã hội để định hướng dư luận, cung cấp thông tin chính thống, tăng tính tương tác giữa hội viên và tổ chức Hội. Cấp tỉnh thành lập mới trang Fanpage “Phụ nữ Đất Tổ”, chuyên mục "Phụ nữ và cuộc sống"; 100%  Hội Phụ nữ cấp huyện thành lập fanpage, facebook, các nhóm zalo trao đổi công việc, truyền tải các thông tin, tuyên truyền các điển hình tiêu biểu đến cơ sở Hội, chi hội và hội viên. Nội dung truyên truyền bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp. Chủ động, tăng cường nắm bắt tình hình tư tưởng,đời sống, nhu cầu nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ; chú trọng đánh giá tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các Luật, Đề án, chương trình phối hợp trong các cấp Hội; cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực tham gia hưởng ứng các cuộc thi do Trung ương Hội, tỉnh, các ban, ngành tổ chức.

     Triển khai hiệu quả Cuộc vận động "Rèn luyện phẩm chất đạo đức tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang"gắn với “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, với nội dung, quy mô, hình thức thực hiện phong phú, đa dạng, là động lực thúc đẩy các tầng lớp phụ nữ rèn luyện phẩm chất đạo đức, phong cách làm việc, lối sống lành mạnh, xây dựng người phụ nữ phát triển toàn diện. Học tập và làm theo gương Bác bằng những hành động thiết thực, cụ thể trong sản xuất, công tác và đời sống. Duy trì, nhân rộng nhiều mô hình làm theo Bác, mô hình "Dân vận khéo", các mô hình “Tiết kiệm” ở cơ sở. Nổi bật là mô hình “Quỹ tiết kiệm cộng đồng” tại thành phố Việt Trì; mô hình “Nuôi lợn nhựa tiết kiệm giúp phụ nữ phát triển kinh tế” tại huyện Tân Sơn; mô hình tiết kiệm “Nuôi lợn nhựa khuyến học, khuyến tài” tại các huyện, thành, thị. Đến thời điểm hiện nay các cấp Hội đã vậnđộng 3.550 hộ gia đình hiến trên 352.600m2 đất làm đường giao thông, xây dựng các chương trình dự án trọng điểm, kênh mương nội đồng tại địa phương.

     Nhân các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, của hội đã tổ chức trên 3.300 hoạt động thu hút đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia. Nổi bật là các hoạt động tôn vinh “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” do Trung ương Hội phát động được cán bộ, hội viên, phụ nữ trong toàn tỉnh sôi nổi hưởng ứng thông qua hoạt động “Tuần lễ áo dài Việt Nam” hằng năm; chỉ đạo xây dựng mô hình “Phụ nữ đất Tổ - Duyên dáng áo dài” tại 100% huyện, thành, thị với nhiều hình thức hoạt động phong phú, vận động ủng hộ trên 10.000 bộ áo dài tặng hội viên nghèo... góp phần tuyên truyền vẻ đẹp, giá trị văn hóa truyền thống của áo dài, vận động để áo dài sớm trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

     Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các cấp Hội đã chủ động bám sát sự chỉ đạo, tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh; tích cực tham gia các Tổ phòng chống dịch tại cộng đồng; vận động ủng hộ quỹ vacxin, tổ chức thăm hỏi, tặng quà gia đình cán bộ làm nhiệm vụ tuyến đầu chống dịch; phân công cán bộ hội trực tiếp phục vụ hậu cần tại các chốt kiểm dịch; nhắn tin ủng hộ; kết nối tiêu thụ sản phẩm; tham gia các đoàn thiện nguyện hỗ trợ kinh phí,nhu yếu phẩm cho phụ nữ và nhân dân vùng dịch trong và ngoài tỉnh với trị giá trên 12 tỷ đồng.

     Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ, Tạp chí văn nghệ Đất Tổ, Báo Phụ nữ Việt Nam... xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tuyên truyền các gương điển hình trên các lĩnh vực; duy trì hiệu quả hoạt động Trang thông tin điện tử, phát hành Thông tin phụ nữ nhằm cung cấp kiến thức, thông tin, tuyên truyền kết quả, hoạt động nổi bật của các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh; chủ động biên soạn, tiếp nhận, cấp phát tài liệu phục vụ công tác Hội. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền miệng tại cộng đồng, trực tiếp đến hội viên, phụ nữ thông qua các hình thức sân khấu hóa, các hội thi, sinh hoạt câu lạc bộ, chi/tổ phụ nữ…

     Nhìn chung, thông qua các hình thức tuyên truyền, nhiều nội dung có ý nghĩa thiết thực, giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức cho phụ nữ ngày càng đi vào chiều sâu. Qua đó giúp cho cán bộ, hội viên phụ nữ từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, hội viên phụ nữ. Tuy nhiên, trong công các tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện của các cấp Hội trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế như: Một số cơ sở Hội thiếu chủ động, sáng tạo, chưa cụ thể hóa hoạt động phù hợp với thực tiễn cơ sở. Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng,định hướng dư luận xã hội của các cấp Hội có lúc, có việc chưa kịp thời. Việc chỉ đạo xây dựng, duy trì một số mô hình hiệu quả chưa cao, chưa kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện.

     Trong những năm tới, công tác tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện trong các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh vừa có tính thuận lợi cơ bản, vừa phải đương đầu với những khó khăn, thử thách do tác động phức tạp, nhiều chiều của tình hình thế giới, trong nước. Do vậy, Hội các cấp cần thực hiện tốt những giải pháp cơ bản sau:

     Một là, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chủ động và kịp thời nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của hội viên, phụ nữ, tâm trạng xã hội từ cơ sở; tham mưu, đề xuất cho cấp ủy biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và tham gia giải quyết những yêu cầu chính đáng, những vấn đề bức xúc của hội viên, phụ nữ ngay từ cơ sở.

     Hai là, tham mưu triển khai học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Hội; tăng cường việc kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Hội kịp thời.

     Ba là, công tác tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện phải thực sự hướng về cơ sở, tăng cường phối hợp với các cơ quan làm công tác tư tưởng, thông tin nhiều chiều từ tỉnh đến cơ sở và ngược lại để nắm bắt, giải quyết kịp thời các vấn đề tư tưởng mới nảy sinh.

     Bốn là, tiếp tục xây dựng, củng cố, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực cho đội ngũ tuyên truyền viên của Hội ở cấp cơ sở. Tập trung tuyên truyền, giáo dục đạo đức, chính trị tư tưởng, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

     (Nguồn: Báo cáo của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Phú Thọ khóa XV, nhiệm kỳ 2016 - 2021).

Đường dẫn của bản tin này: http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn//.html&t=tim-hieu-ve-ket-qua-cong-tac-tuyen-truyen-giao-duc-h-tro-phu-nu-phu-tho-phat-trien-toan-dien
© TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌEmail: kiencuongtct@gmail.com