| ||
ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VÀO DỰ THẢO CÁC VĂN KIỆN TRÌNH ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG | ||
Thực hiện Kế hoạch số 18-KH/ĐU ngày 17/3/2020 của Đảng ủy Trường Chính trị tỉnh về tổ chức Đại hội Đảng bộ Trường nhiệm kỳ 2020 – 2025; Căn cứ Hướng dẫn số 32-HD/ĐUK ngày 10/3/2020 của Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Phú Thọ về tổng hợp ý kiến đóng góp vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; Đảng ủy Trường Chính trị tỉnh triển khai tới toàn thể cán bộ, đảng viên việc nghiên cứu, thảo luận, tổng hợp ý kiến đóng góp vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng để báo cáo tại Đại hội Đảng bộ nhà trường lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đảng ủy đã gửi tài liệu và chỉ đạo các chi bộ phân công đảng viên nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến đóng góp vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng (từ ngày 01/4 đến hết ngày 15/4/2020 - thời gian làm việc tại nhà để thực hiện các biện pháp phòng, chống đại dịch COVID – 19 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Thời gian làm việc tại nhà, đảng viên của Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh luôn chấp hành các quy định của Đảng, Nhà nước về giãn cách xã hội và thực hiện các khuyến nghị, hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng, chống dịch COVID – 19; đồng thời cán bộ, đảng viên, giảng viên, nhân viên nhà trường đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao theo Thông báo kết luận của Hiệu trưởng tại cuộc họp Lãnh đạo trường với trưởng các đơn vị khoa, phòng ngày 31/3/2020, trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu, đóng góp ý kiến vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Từ ngày 16/4 đến ngày 05/5/2020 cán bộ, đảng viên tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến để đóng góp tại cuộc họp chi bộ. Ngày 06/5/2020 các chi bộ nhà trường đã họp và tổ chức cho cán bộ, đảng viên thảo luận, thống nhất ý kiến đóng góp vào nội dung Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Từng chi bộ cáo báo cáo kết quả đóng góp ý kiến (bằng văn bản) gửi bộ phận phụ trách công tác Văn phòng – Tuyên giáo của Đảng ủy để tổng hợp và báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ. Đảng ủy cũng yêu cầu từng đồng chí Đảng ủy viên phải dành thời gian đọc tài liệu, tập trung nghiên cứu và có ý kiến đóng góp vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII - với ý thức trách nhiệm của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Các ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh đối với Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng được tổng hợp để báo cáo tại Đại hội Đảng bộ nhà trường nhiệm kỳ 2020 – 2025. Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của 5 chi bộ với tổng số 62 đảng viên vào Dự thảo các văn kiện có nội dung cơ bản: 1. Đối với Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng: * Về chủ đề Đại hội: 100% ý kiến nhất trí như Dự thảo. * Về nhận định, đánh giá tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và diện mạo đất nước qua 35 năm đổi mới: “đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng”, “tạo nhiều dấu ấn nổi bật”: Hầu hết các ý kiến nhất trí. Về thành tựu, ưu điểm phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; Văn hóa, phát triển con người; KT-XH, quốc phòng an ninh, đối ngoại, hội nhập quốc tế; đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; xây dựng, chỉnh đốn Đảng: 100% nhất trí như Dự thảo đánh giá. Về nguyên nhân chủ yếu của hạn chế, khuyết điểm: Nhận thức về một số chủ trương, chính sách chưa sâu sắc, thiếu thống nhất; chưa thực sự đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tư tưởng trông chờ, thụ động, ỷ nại vào cấp trên; nhận thức về đổi mới tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, thực hiện còn hình thức; “lợi ích nhóm”, bệnh thành thích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được đẩy lùi: 100% nhất trí như Dự thảo đánh giá. Về đánh giá tổng quát qua 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020, 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, 35 năm thực hiện đổi mới “Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử”, “những hạn chế, yếu kém, cần kiên quyết khắc phục”: Hầu hết các ý kiến nhất trí. * Về tầm nhìn và định hướng phát triển: Dự báo tình hình, thuận lợi, thời cơ đan xen với khó khăn, thách thức: Hầu hết các ý kiến nhất trí; Đồng thời đề nghị “cần tiếp tục quan tâm các vấn đề toàn cầu, an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, nhất là tình hình phòng, chống đại dịch COVID – 19”. Việc quán triệt 5 quan điểm phát triển: Hầu hết các ý kiến nhất trí; bổ sung nội dung “bảo vệ môi trường” cùng với “phát triển KT-XH” là nhiệm vụ trung tâm là cần thiết. Về các phương án phát triển cụ thể: một số ý kiến nhất trí với phương án 1; Nhiều ý kiến nhất trí với phương án 2. Đa số ý kiến nhất trí với 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030. Một số ý kiến đề nghị “ghi rõ lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế”. * Về định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế: Hầu hết các ý kiến nhất trí và đề nghị cần tập trung “hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN”; tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh CNH, HĐH để đất nước phát triển nhanh, bền vững. Có ý kiến đề nghị bổ sung và làm rõ hơn về “định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu, trong đó chú trọng chiều sâu”. Mục III về đổi mới kinh tế cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Về định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ: Hầu hết các ý kiến nhất trí. Một số ý kiến đề nghị “việc phân bổ ngân sách cho giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đảm bảo tỷ lệ phù hợp và mục tiêu đề ra”. Về định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa, con người, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu: Các ý kiến đều nhất trí xác định là nhiệm vụ, giải pháp rất quan trọng và cấp bách hiện nay (vì văn hóa là mục tiêu, động lực của sự phát triển; con người là nhân tố quyết định, trung tâm của sự phát triển; công bằng, an sinh XH là vấn đề phải được ưu tiên thực hiện; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách). Về định hướng nhiệm vụ, giải pháp tăng cường quốc phòng an ninh, đối ngoại: Các ý kiến đều nhất trí, đồng thời đề nghị các giải pháp phải được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, bảo đảm chủ quyền (nhất là chủ quyền Biển Đảo), an ninh, lợi ích quốc gia dân tộc; tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng. Về định hướng nhiệm vụ, giải pháp tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN: Hầu hết ý kiến nhất trí. Một số ý kiến đề nghị: Tại trang 31, dòng thứ 10 từ trên xuống, thêm từ “chính trị, đạo đức” sau từ “bản lĩnh”; dòng thứ 11 từ trên xuống, thêm từ “đặc biệt là tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp nước ngoài” sau từ “điều kiện mới”. Về định hướng nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng: 100% ý kiến nhất trí như Dự thảo. Về 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII: Hầu hết các ý kiến nhất trí về nội dung, thứ tự sắp xếp của 6 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện và 3 đột phá chiến lược. Một số ý kiến đề nghị: Tại trang 41, đoạn 2 dưới lên, bổ sung cụm từ “theo hướng bền vững”. 2. Đối với Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (2011 – 2020), XD chiến lược KT-XH 10 năm (2021 – 2030): * Về đánh giá bối cảnh trước và sau Đại hội XI (2011): Các ý kiến nhất trí như Dự thảo. Về nhận định, đánh giá về kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong thực hiện chiến lược 10 năm 2011 – 2020: Hầu hết các ý kiến nhất trí. Có ý kiến đề nghị nguyên nhân cản trở sự phát triển “dân chủ chưa được phát huy đầy đủ; ý thức trách nhiệm cộng đồng, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, đảng viên, người dân còn thấp”. Về dự báo về bối cảnh quốc tế, khu vực, cơ hội, thách thức trong những năm tới: Các ý kiến đều nhất trí. Đồng thời đề nghị quan tâm các vấn đề toàn cầu có tác động mạnh đến phát triển KT – XH nước ta: an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh, nhất là tác động của đại dịch COVID – 19. * Về 5 quan điểm của Chiến lược để tạo động lực cho phát triển KT-XH: 100% ý kiến nhất trí như Dự thảo. Về mục tiêu phát triển: Một số ý kiến nhất trí với phương án 1. Đa số ý kiến nhất trí với phương án 2. Về nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng; môi trường đầu tư, kinh doanh; cải cách hành chính: Hầu hết ý kiến nhất trí. Một số ý kiến đề nghị: Tại trang 69, đoạn 2 dưới lên, bổ sung: “củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước, trong một số ngành then chốt của nền kinh tế”. Về nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách văn hóa – xã hội, giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, chính sách tiền lương, an sinh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, xây dựng nền văn hóa, đạo đức con người Việt Nam: Hầu hết ý kiến nhất trí và đề nghị “cần quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về trí tuệ, sức khỏe, năng lực và nhân cách”. Về các biện pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm: Đa số ý kiến nhất trí như Dự thảo. Đồng thời đề nghị “đặc biệt quan tâm tới trách nhiệm nêu gương và sự liêm khiết của cán bộ, đảng viên”. Về nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường: Hầu hết ý kiến nhất trí việc bảo vệ môi trường phải trở thành ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và mọi người dân. Một số ý kiến đề nghị: “giải quyết dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và vấn đề xử lý rác thải”. Về nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN: Hầu hết ý kiến nhất trí việc xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công. Về nhiệm vụ, giải pháp kết hợp phát triển KT-XH với quốc phòng an ninh, đối ngoại: Các ý kiến đều nhất trí “xác định là nhiệm vụ nhất quán, xuyên suốt, là nguyên tắc bất di bất dịch trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 3. Đối với Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm 2016 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm 2021 – 2025: * Về đánh giá bối cảnh trước và sau Đại hội XII (2016): 100% ý kiến nhất trí. Về nhận định, đánh giá về kết quả đạt được trong thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 – 2020: Các ý kiến đều nhất trí như Dự thảo. Về những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của hạn chế, yếu kém: Các ý kiến đều nhất trí, đặc biệt là những nguyên nhân chủ yếu cản trở sự phát triển KT-XH: “một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức suy thoái đạo đức lối sống và vi phạm đạo đức công vụ; còn biểu hiện “tư duy nhiệm kỳ”, “lợi ích nhóm”; việc đánh giá và quản lý cán bộ còn bất cập”. Có ý kiến đề nghị: Tại trang 97, dòng thứ 5 từ dưới lên, bỏ từ “vững chắc” thay bằng từ “bền vững” sau từ “nông nghiệp”. * Về dự báo bối cảnh quốc tế, khu vực, cơ hội, thách thức tác động đến phát triển KT-XH trong 5 năm tới: Các ý kiến đều nhất trí đề nghị nhấn mạnh các vấn đề toàn cầu, an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh, nhất là tác động của đại dịch COVID – 19. * Về mục tiêu đến năm 2025: Một số ý kiến nhất trí với phương án 1. Đa số ý kiến nhất trí phương án 2. Về số lượng và nội dung các chỉ tiêu chủ yếu về KT-XH, môi trường: Hầu hết ý kiến nhất trí. Về nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị tường; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng; môi trường đầu tư, kinh doanh; cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho người dân: Hầu hết ý kiến nhất trí. Về nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách văn hóa xã hội, giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, chính sách tiền lương, bảo hiểm, người có công, trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, đồng bào các dân tộc thiểu số: Hầu hết ý kiến nhất trí. Về nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm nguồn nước, không khí, ứng phó với biến đổi khí hậu: Hầu hết ý kiến nhất trí; đồng thời đề nghị “cần quan tâm giải quyết vấn đề ô nhiễm cả ở thành thị và nông thôn hiện nay”. Có ý kiến đề nghị: Tại trang 119, dòng thứ 14 từ trên xuống, bổ sung nội dung “xã hội” sau nội dung “phát triển kinh tế”. Về các giải pháp để nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm: Các ý kiến nhất trí đề nghị cần “đặc biệt quan tâm sự gương mẫu, trách nhiệm nêu gương và liêm khiết của cán bộ, đảng viên” (thống nhất với báo cáo chính trị, kế hoạch 10 năm 2021 – 2030). Một số ý kiến đề nghị: Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí cần quyết liệt hơn trong xử lý ở địa phương khắc phục tình trạng “trên nóng dưới lạnh”. Về nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước: Hầu hết ý kiến nhất trí. Đồng thời đề nghị “quan tâm tới thái độ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là những người trực tiếp làm việc tại bộ phận “một cửa, một cửa liên thông”; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công, nhất là dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp. Có ý kiến đề nghị: nhiệm vụ trọng tâm “Xây dựng chính phủ liêm chính, hành động, phục vụ; đẩy mạnh công tác chọn lọc, quy hoạch, đào tạo các thế hệ công chức, viên chức có đức, có tài... dựa trên cơ chế cạnh tranh về tuyển dụng công bằng”. Về nhiệm vụ, giải pháp kết hợp phát triển KT-XH với quốc phòng an ninh, đối ngoại: Các ý kiến nhất trí đề nghị: “5 năm tới và mục tiêu lâu dài cần quan tâm phát triển kinh tế Biển gắn với chủ quyền Biển Đảo Việt Nam”. 4. Đối với dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII: * Về công tác xây dựng Đảng: Các ý kiến nhất trí với đánh giá về: ưu điểm, kết quả nổi bật của công tác xây dựng Đảng như trong Dự thảo, đặc biệt là việc xác định “tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch” và nhận định “tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn”. * Về 10 hạn chế, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng: Các ý kiến nhất trí với đánh giá hạn chế, khuyết điểm: “công tác tư tưởng có lúc chưa sắc bén, tính thuyết phục chưa cao, định hướng dư luận xã hội có lúc còn chậm”, “tinh giản biên chế chưa thực sự gắn với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động”, “đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, chính sách cán bộ chưa tạo được động lực để cán bộ toàn tâm, toàn ý với công việc”; Nhất trí với 5 nguyên nhân, trong đó nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan: “một số cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ, chưa toàn diện về tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng”, “kiểm soát quyền lực còn lúng túng, hiệu quả thấp”, “chưa phát huy đúng mức vai trò của cá nhân trong tập thể”, “một bộ phận cán bộ tham mưu chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”. Một số ý kiến đề nghị bổ sung: số liệu đánh giá kết quả, hiệu quả sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đề nghị nêu rõ nguyên nhân của “đánh giá cán bộ” vẫn là khâu yếu. * Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ Đại hội XIII: Hầu hết ý kiến nhất trí như Dự thảo, trong đó cần nhấn mạnh phương hướng “Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Về 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp: Các ý kiến nhất trí: cần “nâng cao năng lực dự báo, ứng phó với những biến đổi nhanh chóng của tình hình”, “thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên”, “nâng cao hiệu quả công tác vận động nhân dân; chống các biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức, mị dân”. * Về thi hành Điều lệ Đảng: 100% ý kiến nhất trí với nhận định, đánh giá trong Dự thảo về kết quả đạt được và hạn chế, vướng mắc, bất cập được chỉ ra trong quá trình thi hành Điều lệ Đảng. Những ý kiến đóng góp vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng nêu trên, thể hiện trách nhiệm của cán bộ, đảng viên Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh; đồng thời thể hiện sự nghiêm túc chấp hành các chỉ đạo của Trung ương, các cấp ủy Đảng về tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. | ||
Đường dẫn của bản tin này: http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn//.html&t=dang-bo-truong-chinh-tri-tinh-dong-gop-y-kien-vao-du-thao-cac-van-kien-trinh-dai-hoi-xiii-cua-dang | ||
|