Thứ tư, 23.05.2018 GMT+7

GIỚI THIỆU SÁCH: ỦY QUYỀN LẬP PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Có thể hiểu ủy quyền lập pháp là việc cơ quan lập pháp của Quốc gia ủy nhiệm cho một chủ thể khác ở bên trong hoặc bên ngoài bộ máy nhà nước ban hành pháp luật dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật. Vấn đề này hiện nay đang được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các quốc gia đại diện cho các trường phái pháp luật khác nhau như Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản...đã áp dụng tương đối thành công.

Ở Việt Nam, Quốc hội nước ta với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân được Hiến pháp năm 2013 phân công, giao thực hiện quyền lập pháp. Để thực hiện quyền này, Quốc hội không chỉ có quyền ban hành các đạo luật  thông qua hoạt động "làm luật và sửa đổi luật" mà còn có quyền ủy quyền lập pháp và kiểm soát hoạt động này. Cụ thể, Hiến pháp năm 2013 quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn “ra pháp lệnh vè những vấn đề được Quốc hội giao” (Khoản 2, Điều 74). Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013 còn quy định về quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của một số chủ thể như “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật đẻ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật” (Điều 100);…

Nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu về vấn đề trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Sự thật xuất bản cuốn sách chuyên khảo Ủy quyền lập pháp - Những vấn đề lý luận và thực tiễn do PGS. TS. Tô Văn Hòa và TS. Nguyễn Hải Ninh (đồng chủ biên). Cuốn sách gồm 3 Chương:

Chương I. Các vấn đề lý luận và ủy quyền lập pháp

I. Về pháp luật, quyền lập pháp, cơ quan lập pháp

II. Về ủy quyền lập pháp

III. Tính tất yếu và đặc điểm của ủy quyền lập pháp

IV. Bản chẩt và mục đích của ủy quyền lập pháp.

Chương II. Ủy quyền lập pháp ở một số quốc gia

I. Ủy quyền lập pháp ở Anh

II. Ủy quyền lập pháp ở Hoa Kỳ

III. Ủy quyền lập pháp ở Cộng hòa Liên Bang Đức

IV. Tổng kết kinh nghiệm về ủy quyền lập pháp ở một số quốc gia trên thế giới.

Chương III. Ủy quyền lập pháp và cơ chế thực hiện ủy quyền lập pháp trong điều kiện của Việt Nam

I. Vấn đề ủy quyền lập pháp ở Việt Nam

II. Vấn đề áp dụng khái niệm ủy quyền lập pháp ở Việt Nam

III. Một số vấn đề trong thực tiễn công tác xây dựng, hoàn thiện và thi hành pháp luật ở Việt Nam dưới góc nhìn ủy quyền lập pháp.

IV. Cơ chế thực hiện ủy quyền lập pháp trong điều kiện của Việt Nam và một số đề xuất.

Hiện nay, Thư viện Trường Chính trị tỉnh đã có cuốn sách này. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với cán bộ, giảng viên, học viên nhà trường!

Đường dẫn của bản tin này: http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn//.html&t=gioi-thieu-sach-uy-quyen-lap-phap-nhung-van-de-ly-luan-va-thuc-tien
© TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌEmail: kiencuongtct@gmail.com