Thứ sáu, 11.05.2018 GMT+7

MỘT SỐ NHIỆM VỤ CẦN ƯU TIÊN TRONG VIỆC THỰC THI QUYỂN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM

Là một quốc gia đang phát triển, để hiện thực hóa đầy đủ các quyền con người ở Việt Nam, Đảng ta nhận rõ phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp, nhằm tạo ra môi trường, điều kiện cho việc thực thi quyền con người. Trên cơ sở không ngừng nâng cao nhận thức, giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ hàng đầu để bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, một số lĩnh vực cần được ưu tiên thực hiện trước, một số lĩnh vực cần được thực hiện ngay từ đầu và suốt quá trình phát triển. Trong các hoạt động và chính sách về quyền con người ở Việt Nam hiện nay, cần chú ý một số nhiệm vụ cần ưu tiên sau:

Thứ nhất, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, kiện toàn các thiết chế bảo vệ, thúc đẩy quyền con người.

Trước hết, Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền con người. Từ chủ trương ưu tiên xây dựng các luật về kinh tế (Đại hội VIIInăm 1996) nhằm mở đường cho kinh tế phát triển, các đại hội Đảng đều nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng các luật có liên quan trực tiếp đến việc thực thi quyền con người, như Luật Lao động, Luật Báo chí, Luật Trưng cầu ý dân, Luật Bảo hiểm xã hội...; đồng thời chú trọng hoàn thiện pháp luật, để sao cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều có luật điều chỉnh.

Trong quá trình thực hiệnchủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền  XHCNđã góp phầntạo ra môi trường, điều kiện tốt nhất để bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Vì quyền con người chỉ có thể được đảm bảo cao nhất khi được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Đại hội XI của Đảng (2011) chỉ rõ, đó là nhà nước được tổ chức và vận hành theo nguyên tắc:quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; đồng thời chủ trương “Đẩy mạnh cải cách lập pháp, hành pháp và tư pháp, đổi mới tư duy và quy trình xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật. Tập trung xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, bảo đảm quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả”...

Bên cạnh việc tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả, Nhà nước từng bước nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan công quyền - một nội dung của quyền được thông tin; đồng thời qua đó tạo điều kiện để người dân có thể tham gia hiệu quả vào công việc chung của đất nước, theo phương hướng “Hoàn thiện cơ chế để tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp”.

Thứ hai, phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, bảo đảm và nâng cao sự hưởng thụ các quyền con người.

Chủ trương phát triển kinh tế của Đảngnhằm tăng nhanh tiềm lực vật chất cho việc bảo đảm quyền con người; đồng thời, chủ trương thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bướcvà từngchính sáchphát triển, nhằm bảo đảm điều kiện sống và phát triển cho mọi thành viên xã hội.Thực hiện tốt các chính sách xã hội cũng góp phần đảm bảo bình đẳng, tiến bộ và thực hiện quyền con người tốt hơn. Nếu phát triển cả kinh tế, văn hóa, xã hội thì chất lượng đời sống nhân dân cũng được nâng lên, điều kiện hưởng thụ các thành quả trên các lĩnh vực của nhân dân cũng được nâng cao.

Phát triển kinh tế là nhằm nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Nhưng cần chú trọng tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội. Đồng thời, cần nỗ lực thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích làm giàu theo pháp luật. Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị...

Thứ ba, mở rộng dân chủ, giữ vững ổn định chính trị, xã hội nhằm bảo vệ và thực hiện đầy đủ các quyền con người.

Thực hiện dân chủ chính là quá trình hoàn thiện quyền con người. Dân chủ được mở rộng và thực hiện đầy đủ chính là quyền được hiện thực hóa. Vì vậy, Việt Nam cần hoàn thiện hơn nữa quy chế dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ trên mọi lĩnh vực và có cơ chế bảo đảm tối đa quyền lợi cho nhân dân. Việc bảo đảm ổn định chính trị, xã hội cũng là điều kiện tiên quyết để bảo vệ và đảm bảo quyền con người được thực hiện của một quốc gia. Có môi trường hòa bình, ổn định thì quyền con người mới có điều kiện được thực hiện. Đây là nguyên tắc căn bản trong quá trình thực hiện quyền con người mà bất kỳ quốc gia nào cũng cần đảm bảo.

Hơn30 nămđổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm xây dựng các cơ chế bảo vệ quyền con người phù hợp với đặc thù Việt Nam và tiếp tục nghiên cứu các mô hình phổ biến hiện nay các nước đang áp dụng. Quá trình phát triển dân chủ ở Việt Nam diễn rangày càng theo tích cực càng theo góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, hóa giải mọi xung đột bên trong, tạo môi trường hòa bình và các điều kiện thiết yếu cho việc thực hiện quyền con người.

Thành tựu lý luận trên lĩnh vực quyền con người trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạngViệt Nam, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, có ý nghĩa to lớn, không chỉ thể hiện sự kiên định lựachọn con đường xã hội chủ nghĩa của Đảng, mà còn góp phần vào kho tàng lý luận của các lực lượng tiến bộ và cách mạng trên thế giới. Với những định hướng đúng đắn nói trên, Đảng và Nhà nướcViệt Nam đã và đang giải quyết thành công những nhiệm vụ đặt ra trên các lĩnh vựcđời sống xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh hội nhậpquốc tế, vừa bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người cho mọi người dân Việt Nam, vừa góp phần tích cực vào việc thúcđẩy quốc tế, vì một thế giới hòa bình, hữu nghị, tiến bộ phát triển.

Đường dẫn của bản tin này: http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn//.html&t=mot-so-nhiem-vu-can-uu-tien-trong-viec-thuc-thi-quyen-con-nguoi-o-viet-nam
© TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌEmail: kiencuongtct@gmail.com