Thứ tư, 27.12.2017 GMT+7

CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM CỦA ĐẢNG

Ngày nay, thế giới đang chứng kiến những biến động đầy kịch tính trên quy mô lớn có tính chất toàn cầu, xu thế hòa nhập, đổi mới đã và đang định hướng đúng cho mỗi quốc gia, dân tộc lựa chọn hướng đi lên của mình. Việt Nam đang từng bước hòa nhập trong xu thế đó.

Nhìn lại hơn 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, khẳng định là chúng ta đã thành công, cách mạng Việt Nam đang có những bước đi vững chắc, diện mạo của cuộc sống mới đầy triển vọng cho phép chúng ta có quyền tự hào về tính đúng đắn của đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Thành công đó xuất phát từ đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986). Đảng ta đã tìm tòi, khảo nghiệm cả về tư duy lý luận và thực tiễn để hình thành đường lối đổi mới đất nước.

Cuối thập kỉ 70, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật diễn ra mạnh mẽ cuốn hút tất cả các nước ở những mức độ khác nhau làm cho nền sản xuất và đời sống xã hội mang tính quốc tế sâu sắc, ảnh hưởng to lớn tới nhịp độ phát triển của dân tộc. Chủ nghĩa tư bản đã vận dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ vào cải cách đồng bộ cơ cấu sản xuất, quản lí kinh tế, điều chỉnh các chính sách xã hội và hiện đại hóa nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản tự điều chỉnh, nhanh chóng nắm bắt những thành tựu cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, năng suất lao động ngày càng tăng.

Trong khi đó các nước chủ nghĩa xã hội chậm nắm bắt, vận dụng không hiệu quả thành tựu của khoa học kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất dẫn đến tình trạng thua lỗ trầm trọng trong một thời gian dài. Vì vậy cùng với những sai lầm, khuyết điểm dẫn đến sự trì trệ khủng hoảng ở hầu khắp các nước xã hội chủ nghĩa. Trước hiện trạng đó, đòi hỏi các nước xã hội chủ nghĩa phải cải tổ, cải cách hoặc đổi mới nhằm khắc phục những khuyết tật, sai lầm và đang tiến tới hoàn thiện một mô hình chủ nghĩa xã hội mới.

Đối với nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã trải qua 10 năm (1976 -1986), Đảng ta và nhân dân ta vừa trăn trở tìm hướng ra, vừa tìm tòi khảo nghiệm con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong khoảng thời gian đó, chúng ta đã đạt được những thành tựu bước đầu với nhiều tiến bộ đáng kể trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và những định hướng lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng cùng thời gian đó chúng ta gặp phải những khó khăn, lúng túng trong quá trình triển khai đường lối, mô hình cũ bộc lộ những khuyết tật, yếu kém, đặc biệt là cuộc sống của đại đa số nhân dân vô cùng khó khăn, nhất là về ăn, mặc, ở... Đó là những sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện, nó kìm hãm quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, triệt tiêu động lực của người lao động, kéo theo đó lợi ích của họ không được đảm bảo, trong sản xuất không tạo ra được lực đẩy để vực dậy một nền kinh tế đang trên đà suy thoái nghiêm trọng.

Đề cập tới sự nghiệp đổi mới, trước hết phải thực hiện đổi mới tư duy với khâu đột phá hàng đầu là tư duy kinh tế trong thời điểm đất nước đầy khó khăn những năm đầu thập kỷ 80. Trên lĩnh vực tư tưởng bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lý luận và vận dụng các quy luật đang vận hành trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã biểu hiện duy ý chí, đơn giản hóa, muốn đi nhanh về đích, muốn thực hiện cùng lúc nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Nhìn một cách tổng thể, nước ta mới chỉ khởi đầu của chặng đường đầu tiên hoặc mới chỉ là những bước đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy "Trước hết để đổi mới tư duy, Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, kế thừa những di sản quý báu về tư tưởng, lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo của Đảng".

Về đổi mới kinh tế phải luôn xuất phát từ lợi ích người lao động, giữa cống hiến và hưởng thụ của họ để phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân và mỗi tầng lớp, giai cấp xã hội. Trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới, trên lĩnh vực quản lý kinh tế phải dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế hàng hóa nhiều thành phần, tiền tệ hóa, thị trường hóa. Vai trò nhất quán của sự nghiệp đổi mới kinh tế ở nước ta là theo định hướng xã hội chủ nghĩa, là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nhưng phải luôn dựa vào sự kết hợp những giá trị truyền thống của nền kinh tế thuần nông và những thành tựu của thời đại để thích ứng. Đồng thời phải biết phát huy và kết hợp vào các nhân tố chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ. Tuy nhiên bản thân của nền kinh tế thị trường không thể giải quyết đồng thời mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội cùng lúc, nhất là những vấn đề mới nẩy sinh. Vì vậy, vai trò quản lý của Nhà nước được đề cao, Nhà nước chỉ đạo nền kinh tế thị trường bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác và phải tuân thủ nguyên tắc: "Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Cùng với việc xây dựng lý luận về thời kỳ quá độ, vấn đề đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng được Đảng ta đặc biệt coi trọng. Đảng ta luôn quán triệt bài học "Lấy dân làm gốc" trong quá trình đổi mới, coi việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.   

Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo đổi mới đất nước đã đề ra và từng bước bổ sung, phát triển, hoàn thiện dần đường lối đổi mới, hình thành ngày càng rõ nét hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đãđạt được những thành tựu quan trọng: Từmột nền kinh tếnông nghiệp lạc hậu với 90% dân sốlàm nông nghiệp, Việt Nam đãxây dựng được cơsởvật chất-kỹthuật, hạtầng kinh tế-xãhội từng bước đáp ứng cho sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xãhội cho phát triển.

So với thời kỳtrước đổi mới, diện mạo đất nước cónhiều thay đổi, kinh tếduy trìtốc độtăng trưởng khá, tiềm lực vàquy mônền kinh tếtăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình), đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; đồng thời tạo ra nhu cầu vàđộng lực phát triển cho tất cảcác lĩnh vực của đời sống xãhội, đội ngũdoanh nghiệp, doanh nhân thực sựtrởthành lực lượng quan trọng đểthực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, Nhà nước và nhân dân ta đã gặt hái được những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực văn hóa- xã hội; quốc phòng an ninh; hoạt động đối ngoại...

Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: "đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà làm cho mục tiêu ấy trở thành hiện thực bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, bằng những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp". Đây là động lực chính, động lực quan trọng đưa sự nghiệp đổi mới trong những năm qua ở nước ta đi đúng hướng và thành công.

Tóm lại, đó là bước chuyển từ mô hình kinh tế công hữu kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. ''Đây chính là một trong những thành tựu lý luận quan trọng hàng đầu của Đảng trong những năm đổi mới, góp phần từng bước định hình con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ để đạt được những thành tựu to lớn, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, từng bước hội nhập quốc tế, tăng thêm thế và lực cho đất nước, mở ra triển vọng mới trong sự nghiệp phục hưng dân tộc trong thế kỷ XXI".

 

Đường dẫn của bản tin này: http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn//.html&t=co-so-hinh-thanh-duong-loi-doi-moi-trong-su-nghiep-xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-cua-dang
© TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌEmail: kiencuongtct@gmail.com