Thứ hai, 25.12.2017 GMT+7

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN CỦA KHOA DÂN VẬN

Đổi mới phương pháp giảng dạy thực chất không phải là sự thay thế các phương pháp giảng dạy truyền thống bằng một loạt các phương pháp giảng dạy mới. Về bản chất, đổi mới phương pháp giảng dạy là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp truyền thống và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, chính vì vậy phương pháp giảng dạy mới còn được gọi là phương pháp giảng dạy tích cực. Như vậy, mục đích cuối cùng của đổi mới phương pháp giảng dạy là làm thế nào để học viên phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội kiến thức.

Phương pháp giảng dạy tích cực tập trung vào phát huy tính tích cực của người học. Giảng viên là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức thực hiện giờ dạy. Phương pháp giảng dạy tích cực sẽ giúp nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức của người học, có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy.

 Khoa Dân vận - Trường Chính trị tỉnh Phú Thọlà một trong bốn khoa chuyên môn của trường, được giao nhiệm vụ giảng dạy 3 môn trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị- hành chính, đó là: Một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở; Nghiệp vụ công tác Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân ở cơ sở và Tình hình, nhiệm vụ địa phương tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, khoacòn tham gia quản lý và giảng dạy các lớp Bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt của các tổ chức, đoàn thể ở cơ sở.

Trong những năm qua, đội ngũ giảng viên củakhoa được tham dự nhiềulớp tập huấn và bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực, tiếp thu được những kiến thức cơ bản về phương pháp giảng dạy tích cực;từ đó mỗi giảng viênnâng cao nhận thức về sự cần thiếtphải đổi mới phương pháp giảng dạy từ phương pháp truyền thống như trước đây chủ yếu là phương pháp thuyết trình sang phương pháp giảng dạy tích cực với nhiều phương pháp khác nhau như hỏi - đáp,sàng lọc,làm việc nhóm,nêu ý kiến ngi lên bảng, tình huống …cùng việc soạn giảng trên máy vi tính và trình chiếu với nhiều hình ảnh,số liệu, biểu đồ minh họa…Phương pháp giảng dạy phong phú và đa dạng đã tạo điều kiện cho các giảng viên  cua khoa có điều kiện chọn lựa và áp dụng phù hợp với các đối tượng người học và nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

Các buổi học, giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực đã làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh độngvà hấp dẫn;học viên được tham gia vào nội dung bài giảng cùng với giảng viên, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên được phát huy; đồng thời việc tham gia giải quyết các tình huống cụ thể làm cho học viên hiểuvà nhớ bài lâu hơn. Qua việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, chất lượng chuyên môn của khoađược nâng lên,góp phần hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường.

Trong thời gian tới, đểtiếp tục thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp giảng dạy, theo tôi cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất: Lãnh đạo trường tiếp tục quan tâm, cử giảng viêncủa khoatham dự các lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực đểnâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên về sự cần thiết phảiáp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, nhận thức rõ tính ưu việt và giá trị thực tiễn của các phương pháp đó.

Thứ hai: Đẩy mạnh việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở khoa, để định hướng một cách thống nhất về cách tiếp cận nội dung kiến thức và áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực ở từng chuyên đề, để trên cơ sở đó đội ngũ giảng viên chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bài giảng của mình.

Thứ ba: Mỗi giảng viên phải tích cựcvà chủ độngáp dụng các phương pháp giảng dạy một cáchphù hợp,khoa họcvàhiệu quả.

Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy thì một yếu tố cơ bản của quá trình dạy học là người giảng viên. Giảng viên phải thành thạo trong các kỹ năng giảng dạy từ cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức và khuyến khích học viên thảo luận, dẫn dắt thảo luận, nhận xét, đánh giá… Giảng viên phải là những chuyên gia trong lĩnh vực, chuyên môn của mình, phải sử dụng thành thạo, hiệu quả các phương tiện giảng dạy hiện đại, tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng có thể gây phản tác dụng.   

Thứ tư: Tăng cường công tácthanh tra,thăm lớp, dự giờ giảng viên.

Thông qua việc thường xuyên thực hiện công tác thăm lớp, dự giờ, thanh tra, kiểm tratạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên làm sâu sắc, phong phú thêm nội dungbàigiảng, sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy tích cực; tăng cườnghọc hỏi,trao đổi kinh nghiệmtrong bạn bè, đồng nghiệp;góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.  

Có thể khẳng định, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy - Ban Giám hiệu;sự chủ động, sáng tạo của đội ngũ giảng viênnhà trườngnói chung và khoa Dân vận nói riêng, việc đổi mới phương pháp giảng dạy chắc chắn sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường trong thời gian tới./.

Đường dẫn của bản tin này: http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn//.html&t=mot-so-giai-phap-doi-moi-phuong-phap-giang-day-trong-thuc-hien-nhiem-vu-chuyen-mon-cua-khoa-dan-van
© TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌEmail: kiencuongtct@gmail.com