Thứ năm, 14.09.2017 GMT+7

VỀ KẾT QUẢ 10 NĂM THỰC HIỆN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở TỈNH PHÚ THỌ

Luật Bình đẳng giới được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Sau 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới, nhận thức về bình đẳng giới trong các cấp lãnh đạo, các ban, ngành, đoàn thể và người dân đã có những chuyển biến tích cực. Bình đẳng giới trên các lĩnh vực được quan tâm hơn trước.

Đối với tỉnh Phú Thọ sau 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trên một số lĩnh vực cụ thể như sau:

Tronglĩnh vực kinh tế: Các hoạt độnghỗ trợ phát triển kinh tếđượcđầu tư thỏa đáng, các chương trìnhphát triển kinh tếtừng bước đượcbảo đảm sự cân bằng giới, khôngphân biệt nam hay nữ tham gia làm chủ các hoạt độngsản xuất kinh doanh, trong việc tiếp cận thông tin thị trường, nguồn vốn và thu hút lao động.Với trên 70% lực lượng lao động là nữ, phụ nữ đã tích cực tham gia và là lực lượng nòng cốt trong tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả;tích cực chuyển dịchcơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; bảo tồn và phát triển nghề, các làng nghề truyền thống; đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập; Đã xuất hiện nhiều điển hình phụ nữ làm kinh tế trang trại, sản xuất kinh doanh giỏi; làm giàu chính đáng, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng. 

 Trong lĩnh vực lao động, việc làm: Quyền bình đẳng của phụ nữ có nhiều tiến bộ. Thông qua việc thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế và chính sách đảm bảo an sinh xã hội, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động nhất là đối với lao động nữ được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm. Phụ nữ được tạo nhiều cơ hội việc làm, phát triển kinh tế, tăng thu nhập, ổn định đời sống của bản thân và gia đình. Công tác đào tạo nghề được quan tâm, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, vùng mất đất sản xuất, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Tỷ lệ sau dạy nghề có việc làm cao, chiếm 80%.

Trong lĩnh vực giáo dục: Trên 81,7% lực lượng lao động trong ngành là nữ, chị em luôn nỗ lực học tập, nâng cao trình độ, 100% nữ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ; 63,5% có trình độ Đại học và trên Đại học; 36,5% có trình độ Trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng. Tỷ lệ nữ giáo viên dạy giỏi, tỷ lệ nữ sinh trong các bậc học phổ thông ngày càng tăng. Hưởng ứng phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, chị em đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, phấn đấu nâng chất lượng giáo dục toàn diện, không ngừng nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần đưa tỉnh Phú Thọ hoàn thành sớm mục tiêu phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và kết quả phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.Tỷ lệ lao động nữ được đào tạo, nữ cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng về chính trị, hành chính, tin học và ngoại ngữ ngày càng tăng.

Trong lĩnh vực Y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó có phụ nữ và trẻ em được tỉnh chú trọng quan tâm chỉ đạo. Chỉ đạo ngành Y tế thực hiện tốt các giải pháp về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, đảm bảo cho phụ nữ thực hiện tốt chức năng sinh đẻ, nuôi con và tham gia hoạt động xã hội. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe dinh dưỡng, sức khỏe vị thành niên, DS/KHHGĐ, phòng chống các bệnh xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động y tế, phát huy hiệu quả của mạng lưới y tế dự phòng, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; góp phần duy trì tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên của tỉnh hàng năm ở mức từ 1,1% - 1,2%; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống còn 14,6%.  Đến nay, 100% trạm y tế, xã, phường, thị trấn cónữ hộ sinh và có y sỹ sản nhi, đảm bảo cung cấp thuốc, trang thiết bị kỹ thuật, vật tư thường xuyên đảm bảo chăm sóc thai sản an toàn và có dịch vụ tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Trong lĩnh vực Văn hóa, thể thao và du lịch: Phụ nữ trong tỉnh đã có những đóng gópquan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá Đất tổ, nhất là trong việc bảo tồn và phát huy 02 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận đó là “Hát Xoan Phú Thọ” “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”. Các phong trào văn hóa, thể thao quần chúng, lễ hội truyền thống ở địa phương ngày càng thu hút được đông đảo chị em tham gia. Phong trào  rèn luyện sức khoẻ được phát động sâu rộng trong các tầng lớp phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao ngày càng tăng, nhiều chị em đạt thành tích cao trong các giải thi đấu thể thao khu vực và toàn quốc.

Trong gia đình: Phụ nữ luôn là điểm tựa tinh thần, gắn kết các thành viên trong gia đình, giữ vai trò quan trọng trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững. Cùng với việc phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, lao động, công tác, phụ nữcòn chăm lo nuôi dạy con tốt, bảo vệ hạnh phúc gia đình, giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình. Hàng năm, trên 85% hộ gia đình trong toàn tỉnh đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa trong đó có sự đóng góp to lớn của mỗi người phụ nữ.

Trong lĩnh vực chính trị- xã hội: Các cấp ủy đảng, chính quyền đã đặc biệt quan tâm tới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ nữ. Trong những năm qua, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do các ngành, các cấp mở đều có cán bộ nữ tham gia. Nhiệm kỳ Đại hội đảng 2015-2020 đã có 8/55 cán bộ nữ được bầu vào BCH đảng bộ tỉnh (đạt tỷ lệ 14,5%), có 93/536 cán bộ nữ được bầu vào BCH đảng bộ cấp huyện và tương đương (đạt tỷ lệ 17,35%);  có 20/184 cán bộ nữ được bầu vào BTV cấp tỉnh, cấp huyện (trong đó cấp tỉnh 1 đ/c, cấp huyện 19 đ/c),  62/411 được bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo quản lý các sở, ban, ngành (trong đó cấp trưởng 8, cấp phó 54). Tại cuộc bầu cử HĐND nhiệm kỳ 2016-2021 đã có 24/79 (đạt tỷ lệ 30,3%) cán bộ nữ được bầu vào HĐND tỉnh, 129/498 (đạt tỷ lệ 25,9%) cán bộ nữ được bầu vào HĐND cấp huyện; 9/81 đồng chí được bầu giữ chức vụ lãnh đạo HĐND, UBND cấp huyện.

(Nguồn: Báo cáo Số: 179/BC-HPN Tổng kết 10 năm thực hiện Luật bình đẳng giới )

Đường dẫn của bản tin này: http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn//.html&t=ve-ket-qua-10-nam-thuc-hien-luat-binh-dang-gioi-o-tinh-phu-tho
© TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌEmail: kiencuongtct@gmail.com