Thứ hai, 24.07.2017 GMT+7

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN BỘ MẪU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Thực hiện Quy chế hoạt động nghiên cứu khoa học của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2016 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các hướng dẫn thực hiện đề tài, dự án khoa học cấp cơ sở của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ; Căn cứ tình hình thực tiễn triển khai kế hoạch nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của nhà trường: Ngày 23/6/2017, Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh đã ban hành bộ mẫu hướng dẫn thực hiện đề tài khoa học cấp cơ sở triển khai tới các chủ nhiệm, nhóm nghiên cứu, cán bộ, giảng viên của các khoa, phòng trong toàn trường để thực hiện đề tài khoa học cấp cơ sở đảm bảo chất lượng và đúng quy định.

Quy định của Học viện đối với giảng viên có hai nhiệm vụ chính: giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế. Tuy nhiên, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đối với giảng viên ở Trường Chính trị tỉnh, nếu không tham gia nghiên cứu đề tài thì khó có thể thực hiện tốt công tác giảng dạy. Nhận thức rõ điều đó, trong những năm gần đây, Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo, động viên khơi dậy và phát huy năng lực nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ của trường, đặc biệt là đội ngũ giảng viên. Từ năm 2010 đến nay, hoạt động nghiên cứu khoa học ở Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ đã có sự khởi sắc, các đề tài khoa học cấp cơ sở có xu hướng tập trung nghiên cứu về các hoạt động kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn giảng dạy, đặc biệt đi sâu nghiên cứu từng mảng hoạt động của nhà trường; hàng năm có từ 7 đến 10 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được nghiệm thu và đưa vào ứng dụng trong hoạt động nghiên cứu và giảng dạy. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện đề tài khoa học cấp cơ sở, một số chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu còn lúng túng và vướng mắc trong các khâu triển khai, kỹ thuật trình bày, viết báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt. Vì vậy, để giúp cho hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của nhà trường đạt hiệu quả, chất lượng, Ban Giám hiệu đã triển khai danh mục biểu mẫu thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở gồm 08 biểu mẫu sau:

1.     Phiếu đề xuất;

2.     Thuyết minh;

3.     Hướng dẫn viết báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt đề tài;

4.     Chương trình nghiệm thu;

5.     Phiếu nhận xét kết quả đề tài;

6.     Phiếu đánh giá kết quả xếp loại đề tài;

7.     Biểu tổng hợp kết quả đánh giá đề tài;

8.     Biên bản họp Hội đồng.

Khi các văn bản, hướng dẫn, mẫu biểu nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được chuẩn hóa và thống nhất thực hiện sẽ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường chuyển biến sâu về mặt chất lượng, tạo ra bước chuyển tích cực và mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của mỗi cá nhân cán bộ, giảng viên và từng đơn vị khoa, phòng trong toàn trường.. Nâng cao vai trò tư vấn, tham mưu của Hội đồng Đào tạo - Khoa học, hỗ trợ việc lựa chọn các định hướng ưu tiên, tuyển chọn các đề tài, dự án; tư vấn, thẩm định và đánh giá các hoạt động khoa học và công nghệ ở cơ sở. Đề tài khoa học cấp cơ sở phải tập trung giải quyết những vấn đề đang đặt ra hoặc sắp diễn ra trong nhà trường, trong tỉnh, trong hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đáp ứng yêu cầu và nhu cầu thực tế theo địa chỉ cụ thể.

 Chất lượng đào tạo không chỉ là uy tín, mà còn là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Để có chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội, hoạt động giảng dạy của người giảng viên phải gắn liền với hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học cấp cơ sở nói riêng. Do đó nhà trường luôn quan tâm xây dựng một không gian khoa học, tạo động lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học phát triển trong nhà trường.

Như vậy, có thể nhận thấy chính sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp và quyết tâm của Ban Giám hiệu cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên là yếu tố cơ bản thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường từng bước đi vào nề nếp; tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, giảng viên thể hiện khả năng, tư duy sáng tạo trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài khoa học. Thực tiễn đã chứng minh, để giảng dạy tốt thì việc kết hợp giảng dạy với nghiên cứu khoa học là giải pháp có hiệu quả và thiết thực nhất, giúp cho đội ngũ giảng viên nâng dần kỹ năng tư duy, cách thức lập luận, phân tích, tổng hợp, diễn đạt, trình bày khoa học. logic và thuyết phục. Qua thực tiễn nghiên cứu khoa học mới có điều kiện tiếp xúc thêm nhiều nguồn tư liệu phong phú hơn, khái quát tổng kết thực tiễn và qua đó nâng cao khả năng thuyết trình, lập luận, giúp cho hoạt động giảng dạy ngày càng chất lượng, hiệu quả, thiết thực, gắn liền lý luận với thực tiễn.

 Với sự quan tâm của Lãnh đạo nhà trường, ngày càng có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhất là các giảng viên trẻ, có chí tiến thủ, đam mê học hỏi và khát vọng cống hiến cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường cùng những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng đồng bộ là những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học. Tin rằng, việc thực hiện và thực hiện đồng bộ, hiệu quả bộ mẫu đề tài khoa học cấp cơ sở  nêu trên thì chắc chắn hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ ngày càng phát triển; và những kết quả mà những đề tài  khoa học cấp cơ sở được nghiệm thu, đưa vào áp dụng trong thực tiễn chắc chắn sẽ phục vụ hiệu quả và thiết thực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tiếp tục khẳng định vai trò, uy tín của nhà trường, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

Đường dẫn của bản tin này: http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn//.html&t=truong-chinh-tri-tinh-phu-tho-trien-khai-thuc-hien-bo-mau-de-tai-khoa-hoc-cap-co-so
© TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌEmail: kiencuongtct@gmail.com