Thứ ba, 20.06.2017 GMT+7

VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà văn hóa lỗi lạc của nhân loại. Người còn là nhà báo - Người thầy vĩ đại: người khai sinh và đặt nền múng vững chắc cho Báo chí Cách mạng Việt Nam. Nói về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với báo chí cách mạng Việt Nam, chúng ta nhớ ngay đến tờ báo tiêu biểu: "Le Paria" (Người cùng khổ) (01/4/1922) - tờ báo khởi nguồn lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam.

Vào những năm 20 của thế kỷ trước, Thủ đô Pari là nơi tập trung những người cộng sản đến từ các nước thuộc địa và các nước có phong trào cách mạng trên thế giới. Những người này hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, họ chịu sự tác động tích cực của Cách mạng tháng Mười. Lúc bấy giờ Quốc tế Cộng sản có chủ trương sẽ tập hợp những người cộng sản đến từ các nước thuộc địa trong một quốc tế riêng - chịu sự điều chỉnh của Quốc tế Cộng sản. Tổ chức ấy là Hội Liên hiệp thuộc địa. Là đại biểu của nhân dân Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Hội, làm uỷ viên thường trực. Sự ra đời của Hội là sự kiện chính trị rất quan trọng đối với các dân tộc bị áp bức; là nơi tập hợp đoàn kết nhân dân các nước thuộc địa trong một mặt trận chung chống chủ nghĩa Đế quốc. Đồng thời, xây dựng được tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân các nước thuộc địa của Pháp với giai cấp công nhân và nông dân lao động Pháp. Để động viên nhân dân các nước đứng lờnđấu tranh tự giải phóng, Hội ra Tuyên ngôn kêu gọi "áp dụng lời của Các Mác" chúng tôi xin nói với anh em là chỉ có bản thân nỗ lực đấu tranh mới mong có giải phóng được". Muốn thực hiện được mục đích ấy, Hội phải đưa vấn đề ra trước dư luận bằng báo chí, ngôn luận (tổ chức nói riêng, mít tinh...) và dùng "Tất cả những phương tiện có thể dùng được để tiến hành đấu tranh cách mạng".

Nguyễn Ái Quốc - Người thầy vĩ đại của Báo chí Cách mạng Việt Nam (Ảnh Tư liệu)

Hội Liên hiệp thuộc địa cho xuất bản tờ báo "Le Paria" bằng tiếng Pháp. Lúc đầu mỗi tháng ra một số. Số một ra ngày 01 tháng 4 năm 1922 với tiêu đề: Diễn đàn các dân tộc thuộc địa. Đến tháng 01 năm 1924 đổi thành: Diễn đàn của vô sản thuộc địa. Toà báo có trụ sở ở số 16 phố Jiăc-Can-lê (Jacques Calllet) sau rời đến nhà số 3 phố Macsêđê Pa-lơ-ri-a-sơ. Báo in tại nhà in nhỏ bé phố Cờ-roát xăng (Croisant) Pari. Nguyễn Ái Quốc vừa là chủ nhiệm, kiêm chủ bút và quản lý tờ báo (Paria là danh từ trong tiếng Hindu ngôn ngữ chính của Ấn Độ. Paria để chỉ tầng lớp dưới đáy xã hội). Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Người, tờ "Người cùng khổ" đã vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột của bọn đế quốc thuộc địa, truyền bá chủ nghĩa Mác -Lênin, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lờnđấu tranh giải phóng. Tờ báo được sự đồng tình và ủng hộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp. Tờ báo đã tạo ra một luồng gió cách mạng thổi qua Đông Dương và nhiều nước thuộc địa khác. Trong truyền đơn cổ động bạn đọc mua báo Le Paria, Nguyễn ÁiQuốc viết: "Tờ báo này là tờ báo của bạn, giúp bạn thoát khỏi cảnh nô lệ và sẽ phát hành rộng rãi trong tất cả các thuộc địa nhằm dắt dẫn mọi người bị bóc lột thuộc mọi màu da đoàn kết lại dưới lá cờ đỏ búa liềm để trong một phong trào cách mạng quốc tế rộng lớn quét sạch mọi kẻ bóc lột mà chúng ta là những người cùng khổ".

Tờ "Le Paria" ra mỗi kỳ 25.000 bản, phát hành ở Pháp và các nước thuộc địa. Mặc dù thực dân Pháp tìm mọi cách ngăn cấm nhưng tờ báo này vẫn được các thuỷ thủ quốc tế bí mật chuyển vào Việt Nam. Báo được lưu hành ở Sài Gòn, Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Huế, Đà Nẵng... Nhiều người Việt Nam đọc tờ báo đã thấy rõ hơn tội ác của đế quốc Pháp, hiểu được cách mạng Tháng Mười Nga và Lê-nin, nâng cáo ý thức giác ngộ cách mạng. Giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc qua Liên Xô hoạt động, báo “Le Paria” không ra được đều và đến tháng 4 năm 1926 báo đình bản sau khi ra được 38 số.

Nguyễn Ái Quốc có hai thời kỳ gắn bó với “Le Paria”:

Thời kỳ đầu: Số đầu tiên ra ngày 01 tháng 4 năm 1922 đến số 14: Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, phóng viên, biên tập viên kiêm cả trị sự in ấn, phát hành, bán báo. Người có 34 bài viết và 54 tranh vẽ.

Thời kỳ thứ hai; Nguyễn Ái Quốcrời Pari để sang hoạt động ở Liên Xô và Trung Quốc. Do bận các công việc của cách mạng, Người chỉ đóng góp được 15 bài viết và gửi  từ xa về.

Những tác phẩm báo chí của Ngườibao gồm rất nhiều thể loại khác nhau: xã luận, bình luận, ký, tranh châm biếm, tiểu phẩm, truyện ngắn...

Báo "Le Paria" toát lên tinh thần đấu tranh đòi quyền công dân cho người dân ở các dân tộc thuộc địa (quyền đi bầu cử, ứng cử..). Nguyễn Ái Quốc luôn tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa phu phen, nô dịch, trấn áp quyền tự do. Những bài báo của Ngườiluôn thức tỉnh tinh thần tự do của con người bị áp bức, giúp cho người đọc tin tưởng và hướng tới tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn. Nội dung này thường nằm trong các truyện ngắn và ký mà tiêu biểu là tác phẩm: "Con người biết mùi hun khói(1924).

Báo "Le Paria" là vũ khí để chiến đấu. Việc xuất bản báo "Le Paria" là "vố đánh vào bọn thực dân". Ngoài việc phát hành ở toà soạn, Nguyễn Ái Quốcvà những người phát hành phải trực tiếp ra phố bán báo để tuyên truyền.

"Le Paria" là tờ báo đầu tiên của người dân thuộc địa, đem chủ nghĩa Mác-Lênin truyền bá vào các nước thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài với nhiều thể loại khác nhau trên báo này. Những bài báo đầy tinh thần quả cảm, ý chíchiến đấu là những phát đạn bắt vào quân thù. Nguyễn Ái Quốc là nhà báo cộng sản đầu tiên của nước ta. Ngườiviết báo khi sống, hoạt động cách mạng ở Pháp và luụn rèn luyện ngòi bút của mình trong phong trào cách mạng của giai cấp vô sản ở Tây Âu, là nơi đã sản sinh ra các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác.

Nền Báo chí cách mạng của nước ta ngày nay có được nền tảng vững chắc, truyền thống vẻ vang là nhờ công mở đầu của nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Kỷ niệm ngày báo chí Việt Nam (21/6) mỗi chúng ta phải biết trân trọng và luôn luôn trau dồi, rèn luyện để tiếp bước truyền thống vẻ vang đó và tích cực “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị./.

Đường dẫn của bản tin này: http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn//.html&t=vai-tro-cua-nguyen-ai-quoc-doi-voi-bao-chi-cach-mang-viet-nam
© TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌEmail: kiencuongtct@gmail.com