Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  6
Hôm nay :  1402
Hôm qua :  2228
Lượt truy cập : 2531195
THỰC HIỆN BỐN KHÂU ĐỘT PHÁ, GÓP PHẦN HOÀN THÀNH THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LẦN THỨ XVIII
9 10 449

THỰC HIỆN BỐN KHÂU ĐỘT PHÁ, GÓP PHẦN HOÀN THÀNH THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LẦN THỨ XVIII

Thứ tư, 25.11.2020 07:30

ThS. Hà Thị Thu Lan
Phòng QLĐT & NCKH




Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020), tập trung nội dung trọng tâm trong bốn khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt, cải cách hành chính, phát triển nguồn nhân lực và du lịch để kinh tế phát triển nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân; phấn đấu xây dựng Phú Thọ trở thành một trong những tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đề ra và đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực; trong đó thực hiện có hiệu quả các khâu đột phá, góp phần hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội.

     Về đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt

     Đảng bộ đã tập trung huy động tốt các nguồn lực, nhất là nguồn vốn từ khu vực kinh tế tư nhân để đầu tư, xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân; trong 05 năm (2016 - 2020), tổng nguồn vốn huy động được trên 50.000 tỷ đồng, tăng 1,38 lần so với giai đoạn 2011 - 2015. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển; hạ tầng giao thông, các khu, cụm công nghiệpđược quan tâm đầu tư, hoàn thành nhiều công trình quan trọng (Hơn 1.100 km đường: cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã, 03 nút giao (IC7, IC9, IC11) và hoàn thiện toàn bộ giao thông kết nối với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cầu Văn Lang, cầu Mỹ Lung...

     Hạ tầng thương mại dịch vụ, du lịch, đô thị, nông nghiệp, nông thôn từng bước được đầu tư đồng bộ, bước đầu làm thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn trên địa bàn tỉnh, tạo thêm những điểm nhấn trong không gian, cảnh quan đô thị, nhất là thành phố Việt Trì; hạ tầng năng lượng điện được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; hạ tầng các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, thông tin và truyền thông... được chú trọng đầu tư và đạt kết quả khá tích cực, là điển hình của cả nước trong thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế. Dịch vụ khám, chữa bệnh được cải thiện ở cả 03 tuyến, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư mạnh mẽ theo hướng xã hội hóa; tỷ lệ giường bệnh xã hội hóa chiếm 51,6%, đã đưa Bệnh viện Sản nhi với quy mô 560 giường bệnh vào hoạt động.

     Về phát triển nguồn nhân lực

     Nguồn nhân lực của tỉnh từng bước phát triển về số lượng và nâng cao về chất lượng. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng dần tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực cơ bản phát triển đồng bộ về thể lực, kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức, lối sống, góp phần nâng cao năng suất lao động. Tỷ lệ lao động sau đào tạo nghề có việc làm đạt 85%.

     Nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị từng bước đáp ứng yêu cầuvềvị trí việc làm và phát triển kinh tế - xã hội; quan tâm thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn,kỹ năng nghề nghiệp và bước đầu phát huy hiệu quả ở một số ngành, lĩnh vực như y tế, giáo dục, công nghệ thông tin, dịch vụ. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và hội nhập quốc tế. Nguồn nhân lực khu vực nông thôn được quan tâm đào tạo nghề, cơ bản áp dụng được kiến thức, kỹ năng nghề vào sản xuất, mở rộng kinh doanh... góp phần giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

     Về phát triển du lịch

     Du lịch có bước phát triển, tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch tăng 8,8% so với mục tiêu; đã hình thành và đưa vào khai thác một số dự án hạ tầng thương mại, dịch vụ, du lịch tại các trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh. Mục tiêu xây dựng Khu di tích lịch sử Đền Hùng trở thành khu du lịch quốc gia; Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy trở thành khu du lịch địa phương; Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ - Hạ Hòa trở thành điểm du lịch địa phương và mục tiêu xây dựng thành phố Việt Trì trở thành Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, được tập trung chỉ đạo và đạt kết quả khá tích cực. Sản phẩm du lịch bước đầu được đầu tư phát triển theo chiều sâu, đổi mới và nâng cao chất lượng, góp phần thu hút ngày càng tăng khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch tỉnh Phú Thọ. Trong 05 năm (2016 - 2020), đã thu hút bình quân hằng năm đạt 6,5 - 7,5 triệu lượt khách đến tham quan du lịch và thực hành tín ngưỡng; doanh thu du lịch, dịch vụ tăng bình quân 12%, tăng 1,82 lần so với giai đoạn 2011 - 2015.

     Về cải cách hành chính

     Công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính được tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt và đạt kết quả tích cực. Tỉnh đã chú trọng đầu tư xây dựng chính quyền điện tử gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước,phát triển hạ tầng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước; thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực được cắt giảm về thời gian và quy trình giải quyết, nhất là các thủ tục hành chính trong thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư; tiếp nhận, xử lý kịp thời những phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chứcvề việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước và cán bộ, công chức, đã góp phần quan trọng trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

     Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập được tập trung chỉ đạo, thực hiện theo hướng giảm đầu mối, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả gắn với thực hiện tinh giản biên chế; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, có phẩm chất đạo đức, năng lực, trách nhiệm, chuyên nghiệp.

     Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các khâu đột phá trong nhiệm kỳ qua vẫn còn có những hạn chế, đó là: Kết quả huy động nguồn lực đầu tư một số lĩnh vực, dự án còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hiệu quả cải cách hành chính chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực sản xuất, kinh doanh chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, chưa có nhiều sản phẩm đặc trưng để thu hút du khách.

     Định hướng trong giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh Phú Thọ sẽ tập trung thực hiện tốt khâu đột phá vềcải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh.

     Tiếp tục rà soát, đổi mới quy trình, rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả thực hiện các thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng cơ bản. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách tháo gỡ "điểm nghẽn" trong giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch cho các dự án đầu tư; rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính tạo thuận lợi, bảo đảm bình đẳng, công khai, minh bạch cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Tăng cường hoạt động đối thoại với doanh nghiệp; chủ động nắm bắt nhu cầu của các nhà đầu tư đang nghiên cứu các dự án lớn để kịp thời có giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án.

     Đẩy mạnh phát triển các thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để thu hút các nguồn lực đầu tư; phấn đấu đến năm 2025 có trên 11.000 doanh nghiệp. Chú trọng phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm của các hợp tác xã; khuyến khích phát triển hợp tác xã dịch vụ tổng hợp, phát triển kinh tế trang trại, gia trại ở nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

     Tăng cường huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt. Giai đoạn 2020 - 2025, tập trung huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp trọng điểm: Phú Hà, Trung Hà, Cẩm Khê và các khu công nghiệp mới: Tam Nông, Hạ Hòa, Phù Ninh; các tuyến đường giao thông tạo sự liên kết giữa các khu, cụm công nghiệp, vùng sản xuất với các trục đường quốc gia: Cầu Vĩnh Phú, đường Âu Cơ kéo dài từ IC7 đi Khu công nghiệp Phù Ninh, đường cao tốc Phú Thọ - Tuyên Quang...; đầu tư phát triển dịch vụ du lịch tại Trung tâm thành phố Việt Trì (hạt nhân là Đền Hùng), Thanh Thủy, Hạ Hòa và Vườn quốc gia Xuân Sơn, với một số dự án lớn như Khu dịch vụ Nam Đền Hùng, sân golf Thanh Xuyên, Khu dịch vụ đô thị, văn hóa - thể thao và học viện golf Ao Châu...

     Quan tâm đầu tư hạ tầng thiết yếu phục vụ ổn định đời sống Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, các vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ và các vùng khó khăn khác. Huy động nguồn lực xây dựng thành phố Việt Trì trở thành Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, trung tâm đô thị động lực của tỉnh và là một cực quan trọng của vùng thủ đô Hà Nội. Nghiên cứu, rà soát, đánh giá, xây dựng quy hoạch phân vùng trong tỉnh theo định hướng không gian để phát huy lợi thế từng vùng, địa phương và có định hướng phát triển.

     Có thể nhận thấy, trong nhiệm kỳ qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã quyết tâm phấn đấu và đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Tỉnh Phú Thọ vươn lên trong top đầu về trình độ phát triển các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Tình hình chính trị, xã hội ổn định. Thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng then chốt đạt kết quả quan trọng, đã tạo sức lan tỏa và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Cải cách hành chính, sắp xếp lại tổ chức bộ máy từ tỉnh đến cơ sở, tổ chức sắp xếp lại bên trong các sở, ngành được triển khai tích cực theo hướng tinh gọn, bước đầu ổn định, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Những kết quả đạt được từ việc thực hiện bốn khâu đột phá sẽ tạo tiền đề để tỉnh Phú Thọ tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới, giai đoạn 2020 - 2025. 

     Nguồn số liệu:

     1. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

     2. Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX.

     3. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Sở Công thương.

     4. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

     5. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Sở Nội vụ.

 

 

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
CHI BỘ PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TĂNG CƯỜNG ĐOÀN KẾT, XÂY DỰNG CHI BỘ VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH, THỰC HIỆN TỐT CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
CHI BỘ PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ CỦA HỘI HỖ TRỢ CÁC GIA ĐÌNH LIỆT SĨ TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌ
CHI BỘ PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI
CHI BỘ PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ QUÝ II NĂM 2020
CÁN BỘ PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG HẰNG NĂM
CHI BỘ PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC HỘI NGHỊ LẤY Ý KIẾN GÓP Ý DỰ THẢO CÁC VĂN KIỆN TRÌNH ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI NHIỆM KỲ 2017 – 2020 CỦA CHI BỘ PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHI BỘ PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ QUÝ I/2020
SỰ RA ĐỜI CỦA 4 CHI BỘ ĐẢNG - NHỮNG HẠT GIỐNG ĐẦU TIÊN TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất