Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  4
Hôm nay :  1914
Hôm qua :  2255
Lượt truy cập : 4539051
NHỚ LỜI BÁC DẶN NGÀY THI ĐUA ÁI QUỐC
9 10 495

NHỚ LỜI BÁC DẶN NGÀY THI ĐUA ÁI QUỐC

Thứ sáu, 11.06.2021 11:31

ThS. Hà Thị Thu Lan
Phòng QLĐT & NCKH




Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những yêu nước nhất”; “Thi đua khen thưởng là động lực và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới”; “Thi đua là thực hiện tốt công việc hàng ngày”. Lời dạy ấy chính là động lực to lớn làm cho phong trào thi đua yêu nước có sức mạnh tinh thần vô cùng mạnh mẽ, tồn tại lâu dài, phát triển không ngừng, gắn liền với sự phát triển của dân tộc trong 73 năm qua. Lời dạy của Bác có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn sâu sắc, có sức sống mạnh mẽ, đã khơi gợi lòng yêu nước, ý chí quật cường của con người Việt Nam.

     Người còn chỉ rõ: “Bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau: Làm cho mau, làm cho tốt, làm cho nhiều… Thi đua ái quốc sẽ ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân, và sẽ giúp ta dẹp tan mọi nỗi khó khăn và mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng”. Thi đua yêu nước không chỉ thể hiện qua những lời kêu gọi thi đua ái quốc của Người, mà nó còn được thể hiện ở sự quan tâm sâu sát của Người đến phong trào thi đua yêu nước, với mong muốn phong trào phải đi sâu vào thực tiễn của đời sống và biến nó thành những hành động cụ thể. Người nhấn mạnh: Muốn thực hiện tốt và hiệu quả phong trào thi đua yêu nước, thì phải có phương hướng đúng và vững, nghĩa là phải nâng cao lòng yêu nước và giác ngộ chính trị của mọi người. Phải có kế hoạch tỉ mỉ, kế hoạch ấy phải do từng đơn vị nhỏ, từng gia đình, từng cá nhân bàn bạc kỹ, hiểu biết thấu, vui vẻ làm, nội dung của kế hoạch phải thiết thực, rõ ràng, đúng mực, phải hướng phong trào đi vào thực chất, tránh hình thức và bệnh thành tích, sao cho những cá nhân điển hình xuất sắc được tuyên dương không chỉ là những người đại diện xứng đáng, tiêu biểu, tiên phong trong sản xuất và chiến đấu, mà còn là tấm gương về đạo đức cách mạng. Nhưng  để phong trào thi đua đạt hiệu quả cao thì phải có sự đánh giá, tổng kết thực tiễn, trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm và đề ra những nội dung phù hợp, sát với thực tiễn của phong trào. “Thi đua phải có sự lãnh đạo đúng. Trước khi thi đua phải chuẩn bị đầy đủ (giải thích cổ động, xem xét kế hoạch mỗi nhóm, mỗi người) trong lúc thi đua phải thiết thực đôn đốc, giúp đỡ, sửa đổi. Sau đợt thi đua, phải thiết thực kiểm tra, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, khen thưởng những người kiểu mẫu, nâng đỡ những người kém cỏi”. Người còn nhắc, phải  đa dạng các hình thức thi đua khen thưởng nhằm biểu dương và nhân rộng nhiều hơn nữa những tấm gương điển hình. Người cho rằng: “Số người và những tập thể được công nhận là anh hùng, chiến sĩ thi đua được tặng Huân chương, Huy chương vẫn chỉ là số ít so với hàng triệu, hàng chục triệu con người hàng ngày góp gió thành bão, đang gánh vác mọi việc nước, việc nhà… gọi là người tốt việc tốt”. Bên cạnh hình thức tuyên dương anh hùng, chiến sĩ thi đua, Người còn đề xuất hình thức tuyên dương gương người tốt việc tốt, để những việc bình thường nhưng ích nước lợi dân được trân trọng và nhân rộng trong xã hội.

     Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, 73 năm qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước thiết thực, đoàn kết một lòng, phát huy ý chí tự lực, tự cường, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, vượt qua mọi hy sinh, gian khổ, hoàn thành thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

     Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục xác định thi đua yêu nước là động lực to lớn để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Công tác thi đua - khen thưởng đã góp phần to lớn phát huy cao độ truyền thống yêu nước; khơi dậy ý thức tự giác, sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân; tạo khí thế thi đua sôi nổi trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Trong nhiều đợt tổng kết phong trào thi đua các cấp, các ngành, địa phương và của toàn quốc, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước ra đã nhiều lần khẳng định, những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử đều gắn liền với việc tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước của nhân dân ta. Thực hiện tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào thi đua yêu nước ở nước ta đã góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước; đồng thời cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

     Để thực hiện tốt công tác thi đua gắn chặt với công tác khen thưởng, nhằm ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chỉ thị và ngày càng hoàn thiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và bộ máy làm công tác thi đua khen thưởng. Ngày 04/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 258/QĐ-TTg về việc lấy ngày 11/6 hằng năm là Ngày Thi đua yêu nước. Đây là dịp để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước gắn với việc triển khai sâu rộng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và Nhân dân đối với công tác tổ chức, vận động và hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

     Thực tiễn 73 năm qua, thấm nhuần tư tưởng thi đua của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hiện lời dạy của Người “càng khó khăn, càng phải thi đua”, thi đua - khen thưởng là động lực phát triển, là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Thi đua yêu nước đã thực sự trở thành động lực to lớn của toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ BAN THANH TRA NHÂN DÂN
MỘT SỐ VĂN BẢN MỚI CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 3/2021
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TỔ CHỨC TỐT LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN CHÍNH KHÓA III NĂM 2021
VIỆC CUNG ỨNG GIÁO TRÌNH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
THỰC HIỆN BỐN KHÂU ĐỘT PHÁ, GÓP PHẦN HOÀN THÀNH THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LẦN THỨ XVIII
CHI BỘ PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TĂNG CƯỜNG ĐOÀN KẾT, XÂY DỰNG CHI BỘ VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH, THỰC HIỆN TỐT CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
CHI BỘ PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ CỦA HỘI HỖ TRỢ CÁC GIA ĐÌNH LIỆT SĨ TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌ
CHI BỘ PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI
CHI BỘ PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ QUÝ II NĂM 2020
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất