Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  6
Hôm nay :  734
Hôm qua :  2205
Lượt truy cập : 2682792
Đảng bộ tỉnh Phú Thọ vận dụng bài học kinh nghiệm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vào phát huy nội lực và ngoại lực để phát triển kinh tế - xã hội
9 10 395

Đảng bộ tỉnh Phú Thọ vận dụng bài học kinh nghiệm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vào phát huy nội lực và ngoại lực để phát triển kinh tế - xã hội

Thứ hai, 09.01.2023 02:28




Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là quan điểm cơ bản và cũng là bài học lớn xuyên suốt lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời cho đến nay. Qua mỗi chặng đường lịch sử, bài học ấy tiếp tục được bổ sung, làm rõ hơn phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng.

          Nhận thức sâu sắc giá trị bền vững của bài học kinh nghiệm về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đặt trong bối cảnh, xu hướng phát triển đất nước hiện nay, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Phú Thọ đã vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm quý báu này vào phát huy nguồn nội lực và ngoại lực để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Cụ thể:

          Một là, tỉnh Phú Thọ luôn nhận diện đúng xu hướng phát triển của thế giới, trong nước, đánh giá đúng tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng chủ trương, chương trình, kế hoạch phù hợp nhằm phát huy tối đa sức mạnh nội lực và ngoại lực để phát triển kinh tế - xã hội.

          Từ nhận thức 05 năm tới quá trình toàn cầu hóa và liên kết quốc tế vẫn là xu hướng chủ đạo, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và việc triển khai các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là thời cơ, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã phát huy thế mạnh về vị trí địa lý là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc; nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng… để tăng cường hợp tác, liên kết phát triển. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đã cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh thành các nghị quyết, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội như: Kế hoạch số 5246/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND tỉnh về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư vào các công trình giao thông đối ngoại…

Trung tâm thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ từ trên cao

          Cùng với các chủ trương, kế hoạch thai thác nguồn lực bên ngoài, tỉnh Phú Thọ cũng tranh thủ thời cơ thuận lợi của đà khôi phục kinh tế trong nước, thế giới sau đại dịch Covid-19 để khai thác tối đa nguồn nội lực, bắt kịp đà tăng trưởng kinh tế - xã hội đất nước. Với tiềm năng lợi thế về phát trển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp do diện tích đất nông nghiệp chiếm 84%, độ che phủ rừng là 39,7%, hệ thống mạng lưới sông, ngòi dày đặc nên tỉnh Phú Thọ đã xây dựng, ban hành các nghị quyết về phát triển nông - lâm - ngư nghiệp như: Nghị quyết số 08-NQ/TU về công tác dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh; Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Kế hoạch thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025…

          Nguồn nhân lực dồi dào (lực lượng lao động chiếm 58% tổng số dân, chất lượng lao động qua đào tạo truyền nghề đạt 70%) đang ở thời kỳ dân số vàng cũng là một tiềm năng, thế mạnh của tỉnh giai đoạn hiện nay, thu hút sự đầu tư của các nhà kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tỉnh Phú Thọ đã chú trọng vào phát triển nguồn nhân lực, coi đây là một trong những khâu đột phá để tạo động lực, cơ hội đưa nền kinh tế - xã hội bứt phá đi lên. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách thu hút, đãi ngộ thu hút nhân tài về tỉnh công tác; gắn Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn với quy hoạch phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới.

          Hai là, tỉnh Phú Thọ luôn tự chủ, sáng tạo trong vận dụng đường lối của Đảng vào thực tiễn địa phương, luôn xác định rõ sức mạnh nội lực là yếu tố quyết định, sức mạnh ngoại lực là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển.

          Trên cơ sở đường lối, quan điểm của Trung ương, tỉnh Phú Thọ đã có những định hướng chiến lược phù hợp, chủ động nắm bắt cơ hội và hạn chế những tác động bất lợi trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Với chủ trương xác định các ngành, các lĩnh vực có lợi thế để ưu tiên đầu tư, phát triển nhanh, bền vững, tỉnh Phú Thọ đã chủ động nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh với phương châm “khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, giá trị lịch sử, văn hóa vùng Đất Tổ”, phát huy cao nhất yếu tố nội lực, coi đây là yếu tố quyết định trong việc đưa Phú Thọ trở thành tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

          Với lợi thế về quỹ đất thích hợp để phát triển các khu công nghiệp, tỉnh Phú Thọ đã tập trung điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các cụm công nghiệp, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư. Hiện nay, Phú Thọ có 07 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt, thu hút 168 dự án đầu tư thứ cấp (90 dự ánDDI, 78 dự án FDI); 26 cụm công nghiệp đã được quy hoạch với tổng diện tích 1.100 ha, thu hút 126 dự án đầu tư, với số vốn đăng ký đạt trên 6.000 tỷ đồng.

          Chương trình xây dựng nông thôn mới hoàn thành mục tiêu trước 03 năm. Tính đến ngày 31/5/2022, toàn tỉnh có 122/225 xã đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Lâm Thao, huyện Thanh Thủy đạt chuẩn nông thôn mới. Phú Thọ trở thành tỉnh trong nhóm đầu và là tỉnh đầu tiên có huyện đạt chuẩn nông thôn mới khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Các sản phẩm chủ lực có lợi thế như: chè, bưởi, rau sạch, phát triển rừng, thủy sản...; các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP gắn với đổi mới hình thức tổ chức sản xuất theo hướng thúc đẩy hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm đã được tỉnh đầu tư phát triển gắn với đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm bình quân/ha đất canh tác tăng 28% so với năm 2015, đạt 102,9% mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra.

          Công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và phát triển các thành phần kinh tế được tỉnh quan tâm chỉ đạo. Tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, kế hoạch nhằm tạo quyền bình đẳng trong tiếp cận cơ hội kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp, giảm chi phí thời gian và gia nhập thị trường của các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - coi đây là một động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế, khai thác tối đa nguồn lực hiện có của tỉnh, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

          Ba là, tỉnh Phú Thọ luôn xác định việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp nội lực và ngoại lực trong quá trình lãnh chỉ đạo vì lợi ích của địa phương và nhân dân.

          Nâng cao vị thế của tỉnh trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong tỉnh luôn là mối quan tâm hàng đầu, mục tiêu nhất quán của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Phú Thọ thời gian qua. Điều này thể hiện rõ trên kết quả các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội. Cụ thể: Trong công tác giáo dục đào tạo, tỉnh đã thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Chất lượng giáo dục ngày càng tăng. Tăng cường giao lưu, hợp tác, mở rộng liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục ngoài tỉnh và nước ngoài như: Hà Nội, Thái Nguyên, Hàn Quốc... trong việc phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển sau rộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

          Sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo hướng dự phòng tích cực và chủ động, đảm bảo mọi người dân được khám, chữa bệnh ban đầu và cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản; công tác xã hội hóa về y tế được đẩy mạnh, tỷ lệ giường bệnh xã hội hóa chiếm 51,6%; 100% số trạm y tế được kiên cố hóa khuyến khích hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế (1) Đặc biệt, y tế Phú Thọ đã liên kết với các cơ sở y tế ngoài tỉnh đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại ứng dụng vào khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng thăm khám bệnh cho nhân dân.

          Giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội, công tác dân tộc, tôn giáo đạt được những kết quả tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5%/năm. Xuất khẩu lao động được triển khai tích cực. Tập trung thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đạt 93%(2). Các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai đầy đủ.

          Có thể nói, những chủ trương, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ thời gian qua đã bám sát vào tình hình phát triển của thế giới, trong nước và từ thực tiễn của địa phương. Nhờ vậy, các chủ trương, kế hoạch, chương trình ban hành đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh (nội lực), đồng thời cũng phát huy cao nhất yếu tố ngoại lực, từng bước đưa Phú Thọ thoát khỏi tỉnh nghèo và trở thành một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội hàng đầu ở miền núi phía Bắc.

           Thời gian tới, để tiếp tục phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong khai thác sức mạnh nội lực và ngoại lực phát triển kinh tế - xã hội, trước hết tỉnh Phú Thọ cần xây dựng, bổ sung các cơ chế chính sách tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh cần tập trung xây dựng, hoàn thiện, triển khai có hiệu quả Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tạo đột phá về thu hút các nguồn lực xã hội, phát huy lợi thế so sánh của địa phương. Đồng thời, tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, chú trọng thu hút các tập đoàn kinh tế lớn, nhà đầu tư chuỗi vào các dự án, công trình quan trọng có tính kết nối vùng nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

          Tin tưởng rằng với quyết tâm cao, sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Phú Thọ tiếp tục kế thừa, vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm kết hợp sức mạnh nội lực với sức mạnh ngoại lực vào thực tiễn, xây dựng “Phú Thọ là tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc” như Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra.

ThS. Hoàng Thị Phương Thảo

Khoa Xây dựng Đảng

            Tài liệu tham khảo:

            (1), (2) Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX.

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
Tỉnh Phú Thọ đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính nhà nước
Kinh nghiệm phát huy vai trò của đội ngũ trưởng thôn ở tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay
Kết quả phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của huyện Cẩm Khê
Vận dụng kiến thức các tác phẩm kinh điển của Mác, Ăngghen, Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy lý luận chính trị
Tìm hiểu ”Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân” theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ 02 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
Giữ gìn, phát huy truyền thống đoàn kết, góp phần khơi dậy khát vọng xây dựng Phú Thọ trở thành tỉnh phát triển hàng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu tình hình mới ở tỉnh Phú Thọ
Những hoạt động thiết thực của Ban Chấp hành Công đoàn chào mừng Kỷ niệm 65 năm ngày thành lập trường (1957 - 2022)
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất