Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  5
Hôm nay :  1299
Hôm qua :  2228
Lượt truy cập : 2531092
Cập nhật, bổ sung kiến thức thực tiễn - Yêu cầu quan trọng đối với bài giảng các lớp bồi dưỡng
9 10 34

Cập nhật, bổ sung kiến thức thực tiễn - Yêu cầu quan trọng đối với bài giảng các lớp bồi dưỡng

Thứ ba, 12.09.2023 00:30




Kiến thức thực tiễn là một yếu tố không thể thiếu, làm cho bài giảng trở nên sinh động và có hồn, mang hơi thở cuộc sống. Kiến thức thực tiễn chính là những “tư liệu sống”, là sự vận động đa dạng, phong phú của đời sống xã hội. Người giảng viên phải lựa chọn kiến thực thực tiễn sao cho sát với nội dung bài giảng của từng chương trình đào tạo, bồi dưỡng và phù hợp với trình độ nhận thức, tư duy của người học. Việc cập nhật kiến thức thực tiễn vào bài giảng cần tránh khuynh hướng thời sự hóa bài giảng; đơn thuần nêu thực tế mà không phân tích, đánh giá, khái quát hóa để định hướng tư tưởng cho học viên. Người giảng viên vừa truyền đạt tri thức cho người học một cách lôgic, hệ thống; đồng thời, giúp học viên củng cố niềm tin, xây dựng cuộc sống tích cực và định hướng hành động đúng đắn theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

     Thực tế giảng dạy ở Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ trong những năm qua cho thấy, để một bài giảng có tính thuyết phục và đạt mục tiêu đề ra, mỗi giảng viên cần có nền tảng kiến thức cơ bản, sâu rộng và phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng người học - cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp cơ sở. Học viên phần lớn đã qua các lớp đào tạo chuyên ngành; sau khi tham gia học tập, họ mong muốn được nâng cao trình độ, năng lực công tác, có đủ kỹ năng cần thiết để giải quyết tốt những vấn đề phát sinh trong thực tiễn theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây cũng là đòi hỏi cần thiết để mỗi giảng viên không ngừng nâng cao kiến thức thực tiễn của bản thân trong mỗi bài giảng để chứng minh, làm sáng tỏ cho lý thuyết khoa học của mỗi vấn đề trong các phần học.

     Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, ngoài đào tạo Chương trình Trung cấp lý luận chính trị, giảng viên của Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ còn quản lý, giảng dạy các lớp bồi dưỡng hằng năm theo kế hoạch và các cơ quan, tổ chức phối hợp. Đối tượng học viên các lớp bồi dưỡng chủ yếu là cán bộ cấp ủy; cán bộ làm công tác tuyên giáo, dân vận, kiểm tra, giám sát; cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Đây là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục đảng viên, nhân dân thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. Vì vậy, việc cập nhật, bổ sung các kiến thức thực tiễn là việc làm cần thiết, một trong những yêu cầu quan trọng tạo sức hấp dẫn cho bài giảng ở các lớp đào tạo nói chung và lớp bồi dưỡng nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của khoa. 

     Trong thời gian qua, giảng viên được phân công soạn giảng các lớp bồi dưỡng luôn ý thức và chủ động nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật, bổ sung những kiến thức thực tiễn vào bài giảng. Khi giảng trên lớp, giảng viên luôn chú trọng gắn kết, liên hệ công tác xây dựng Đảng của cấp ủy cơ sở, công tác dân vận với những vấn đề, tình huống phát sinh trong thực tế cuộc sống; từ đó, định hướng cho người học cách giải quyết phù hợp theo đúng các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Liên quan đến nội dung bài giảng trong công tác vận động xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Mặt trận Tổ quốc và công tác tuyên truyền, vận động các hội viên, đoàn viên của tổ chức Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Chữ thập đỏ; giảng viên cập nhật các báo cáo và nêu thực trạng trong cả nước, ở tỉnh Phú Thọ, khẳng định những ưu điểm, chỉ ra những hạn chế và nhấn mạnh những bài học kinh nghiệm, giải pháp để Mặt trận và các tổ chức làm tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời, giảng viên tìm hiểu và giới thiệu những gương mặt thanh niên tiêu biểu, những nông dân xuất sắc trong cả nước và tỉnh Phú Thọ; những cách làm hay, mô hình nhân đạo, từ thiện có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng; từ đó, khơi gợi những khát vọng, định hướng những hành động tích cực cho học viên để tiếp tục học tập, lao động sản xuất, đóng góp, xây dựng tỉnh Phú Thọ ngày càng phát triển.

     Kinh nghiệm sống và thực tiễn phong phú của giảng viên là yếu tố quan trọng tạo sức hấp dẫn cho từng bài giảng và thu hút sự quan tâm của học viên. Các phong trào, các hoạt động ở địa phương, cơ sở mà giảng viên được tiếp cận hoặc trực tiếp tham gia sẽ làm cho nội dung bài giảng được bổ sung nhiều chất liệu thực tiễn có giá trị, gần gũi với cuộc sống. Thông qua đó, học viên thấy được sự cần thiết và bổ ích của chương trình bồi dưỡng; đội ngũ giảng viên trưởng thành, vững vàng hơn về chuyên môn và yêu nghề, tâm huyết với nghề hơn.

     Tuy nhiên, việc bổ sung, cập nhật kiến thức thực tiễn còn một số hạn chế: Một số giảng viên chưa thực sự chú trọng việc cập nhật kiến thức thực tiễn khi giảng bài ở một số lớp bồi dưỡng; việc cập nhật kiến thức trong hoạt động thực tế của các cấp ủy, tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh ở một số thời điểm chưa kịp thời; chương trình đi nghiên cứu thực tế ở các địa phương, cơ sở chưa được thường xuyên.

     Để khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả việc cập nhật, bổ sung kiến thức thực tiễn vào giảng dạy các lớp bồi dưỡng, cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau:   

     Một là, tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức của đội ngũ giảng viên về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc cập nhật, bổ sung kiến thức thực tế đối với nâng cao chất lượng chuyên môn. Lý luận gắn liền với thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và là nguyên tắc không thể thiếu của công tác giảng dạy lý luận chính trị.

     Hai là, giảng viên phải tự giác, tích cực nghiên cứu, tích lũy kiến thức thực tế cho bản thân; xem đây là một trong những công việc quan trọng của người giảng viên, phải được dành quỹ thời gian hợp lý. Thường xuyên nghiên cứu các báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ hằng năm của các cơ quan, tổ chức. Đây là kiến thức thực tiễn có giá trị và có độ tin cậy cao. Giảng viên tích cực khai thác thông tin chính thống qua các phương tiện thông tin đại chúng; sách, báo, tài liệu, tạp chí để có thực tiễn đa chiều.

      Giảng viên chủ động, gặp gỡ trao đổi với đoàn viên, hội viên các tổ chức, đoàn thể  để có thực tiễn trực tiếp, sinh động theo các chương trình đi tham quan mô hình, học tập kinh nghiệm của nhà trường, khoa chuyên môn và chương trình đi nghiên cứu thực tế của các lớp bồi dưỡng. Qua mỗi đợt nghiên cứu thực tế, giảng viên có cơ hội nắm bắt được tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội, việc thực hiện những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ở địa phương. Từ đó, sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bổ sung kiến thức thực tiễn cho nội dung bài giảng thêm hấp dẫn và giúp học viên vận dụng những tri thức được học vào việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của địa phương.

     Ba là, giảng viên biết sàng lọc và vận dụng kiến thức thực tiễn một cách phù hợp, khoa học và sáng tạo; bởi vì, kiến thức thực tiễn không chỉ một màu mà nó đa dạng, phong phú. Nếu chỉ lựa chọn những màu tươi sáng thì sẽ dễ dẫn đến phản ánh một chiều, không thuyết phục người nghe, nhưng ngược lại nếu chọn “màu đen” thì tính định hướng, giáo dục trong công tác bồi dưỡng lại không phát huy được tác dụng. Mỗi giảng viên cần khai thác thông tin từ thực tiễn một cách linh hoạt, thuyết phục và hiệu quả để vận dụng vào nội dung bài giảng đảm bảo lôgic, khoa học; yếu tố thực tiễn phải có tính điển hình, tính thời sự, tính chính xác và phù hợp nội dung lý luận đang cần được phân tích chứng minh.

     Có thể khẳng định, việc cập nhật, bổ sung kiến thức thực tiễn vào giảng dạy nói chung và giảng dạy các lớp bồi dưỡng nói riêng là một yêu cầu quan trọng, góp phần xây dựng đội ngũ giảng viên vững vàng về lý luận, phong phú về kiến thức thực tiễn, thông thạo về kỹ năng, đảm bảo mục tiêu gắn lý luận với thực tiễn.

ThS. Trần Thị Hải Yến

Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để phát huy tinh thần yêu nước của thanh niên trong giai đoạn mới
Phú Thọ sau 03 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
Vận dụng triết học Mác - Lênin phản bác một số luận điệu sai trái, thù địch về vấn đề đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay
Đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, thù địch về bình đẳng dân tộc, bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam hiện nay
Đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc, phủ nhận giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng Tám và vai trò lãnh đạo của Đảng ta, của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Phú Thọ hướng tới thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW về “tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”
Nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Từ tư tưởng cải tiến bộ máy nhà nước của V.I.Lênin đến công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị
Kết quả thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của tỉnh Phú Thọ một minh chứng về sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Đời sống mới”
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất