Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  9
Hôm nay :  792
Hôm qua :  3002
Lượt truy cập : 4825608
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌ - KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU
9 10 2313

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌ - KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU

Thứ sáu, 21.08.2015 02:58

ThS. Hoàng Thị Nguyệt Nga
Phó Trưởng phòng NCKH-TT-TL




Cùng với công tác giảng dạy, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học (NCKH) luôn được Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao từ xây dựng kế hoạch, thẩm định đề cương, nghiệm thu, đánh giá, đến tạo điều kiện thời gian, hỗ trợ kinh phí thực hiện. Từ năm 2005 đến 2015, cán bộ, giảng viên nhà trường đã thực hiện, nghiên cứu 116 đề tài, trong đó có 06 đề tài cấp tỉnh, 78 đề tài cấp cơ sở (khoa, phòng đến cấp trường), 32 sáng kiến kinh nghiệm. Các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn, về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

1. KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌ TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA.

1.1. Các đề tài khoa học cấp tỉnh

Trong những năm qua, Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ đã đăng ký, triển khai nghiên cứu và bảo vệ thành công nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh và được hỗ trợ từ ngân sách nghiên cứu khoa học của tỉnh. Nhiều đề tài đã nghiệm thu đạt loại xuất sắc, có tính ứng dụng cao trong hoạt động giảng dạy của nhà trường. Tiêu biểu như:

 Đề tài“Nghiên cứu biên soạn phần địa phương học tỉnh Phú Thọ trong chương trình đào tạo cán bộ Đảng, chính quyền đoàn thể cấp cơ sở” (hệ trung cấp lý luận chính trị) được triển khai từ năm 2007 – 2008: với 8 chuyên đề được nghiên cứu và viết công phu, đánh giá khách quan về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và nguồn nhân lực, công tác xây dựng Đảng… của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2005-2010 và tầm nhìn đến 2020. Kết quả nghiên cứu của đề tài được dùng làm giáo trình để giảng viên nhà trường soạn giáo án giảng dạy môn Địa phương học cho các lớp đào tạo trung cấp lý luận chính trị và các lớp bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh.

Đề tài:“Khảo sát chất lượng, hiệu quả đào tạo học viên hệ TCLLC tập  trung (giai đoạn 2001-2010) và đề xuất các giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới”; được thực hiện trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2010. Trên cơ sở tổ chức khảo sát, điều tra tổng hợp, phân tích, số liệu ở 13 huyện, thành, thị, 277 xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Đề tài đã đánh giá thực trạng số lượng,chất lượng,hiệu quả bố trí, sử dụng cán bộ của địa phương sau đào tạo hệ  trung cấp LLCTtập trung qua 10 năm (2001- 2010) và thực trạng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất của nhà trường. Và cũng trên cơ sở đó, đề tài đưa ra một số giải pháp, kiếnnghị, đề xuất nâng cao chất lượng, hiệu quảđào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong những năm tiếp theo.

Đề tài: “Nghiên cứu, biên soạn nội dung,chương trình bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ công tác Đảng cho đội ngũ cán bộ cấp ủy xã, phường, thị trấn ở tỉnh Phú Thọ”. Thời gian thực hiện từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2012; nhiệm vụ làbiên soạn tập bài giảng bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ công tác Đảng cho đội ngũ cán bộ cấp ủy xã, phường, thị trấn ở tỉnh Phú Thọ gồm 12 chuyên đề(theo quy định của Trung ương và của Tỉnh ủy). Đề tài được nghiệm thu đạt loại xuất sắc và được cơ quan có thẩm quyền cho phép in thành giáo trình phục vụ thiết thực cho công tác bồi dưỡng cấp uỷ cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong những năm vừa qua.

Đề tài khoa học(cấp cơ sở có hỗ trợ ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ tỉnh): “Nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ”. Đây là cuốn lịch sử đầu tiên của nhà trường được biên soạn công phu, chất lượng, ghi lại quá trình xây dựng và phát triển của Nhà trường từ năm 1957; đóng gópquan trọng vào thành công của Lễ kỷ niệm 55 năm xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ (1957 - 2012)

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay". Thời gian thực hiện từ tháng 5/2013 đến tháng 12/2014. Đề tài nghiên cứu, đánh giá, điều tra thực trạng hoạt động của HTCT trên địa bàn tỉnh Phú Thọvàđề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HTCT cơ sở ở tỉnh Phú Thọ.

1.2. Các đề tài khoa học cấp cơ sở (cấp trường)

Trong những năm qua, các khoa, phòng của nhà trường đã tích cực triển khai, thực hiện điều tra, nghiên cứu và nghiệm thu đưa vào sử dụng nhiềuđề tài NCKH cấp cơ sở. Cụ thể như sau:

Năm 2010: Hoàn thành 4bộ đề cương tiểu luận và 4 bộ đề, đáp án thi hết môn, tốt nghiệp. Các khoa chuyên môn, căn cứ môn học, phần học được giao phụ trách giảng dạy, nghiên cứu đề xuất bộ đề cương Tiểu luận tốt nghiệp và bộ đề thi hết môn, tốt nghiệp chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chínhtừ năm học 2010 – 2011. Đề tài đã được Hội đồng Đào tạo – Khoa học trường nghiệm thu, với 44 đề cươngtiểu luận tốt nghiệp; trong đó: Khoa Lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh (15 đề tài); khoa Xây dựng Đảng (07 đề tài); khoa Dân vận (07 đề tài); Khoa Nhà nước và pháp luật (15 đề tài); đã được thực hiệnở 27 lớp với 538 học viên. Bộ đề thi hết môn, tốt nghiệp (bao gồm cả đáp án) được xây dựng: Mỗi môn học, phần học 5 đề thi hết môn, 3 đề thi tốt nghiệp. Bộ đề thi thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, cập nhật kịp thời và được bảo mật và sử dụng hiệu quả.

Năm 2011: Thực hiện 07 đề tài:

Đề tài “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở xã Sơn Dương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ” của khoa Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;

Đề tài “Đánh giá tác động của việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn tại phường Hùng Vương, xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ”của khoa Nhà nước và Pháp luật; 

Đề tài “Tổ chức xây dựng đời sống văn hoá ở một số xã dân tộc miền núi huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ” của khoa Dân vận.

Đề tài “Công tác phát triển đảng viên ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh Phú Thọ” của khoa Xây dựng Đảng;

Đề tài “Ứng dụng phần mềm winisit trong quản lý nghiệp vụ chuyên môn thư viện” của phòng NCKH - TT - TL.

Đề tài “Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ đến năm 2015” của phòng Đào tạo; 

Đề án “Cải tạo nâng cấp, sử dụng tiết kiệm, hiệu quảhệ thống điện, nước ở Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ”của phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị.

Các đề tài có tính khả thi cao được triển khai áp dụng trong thực tiễn.

Năm  2012: Khoa Dân vận thực hiện Đề tài khoa học cấp cơ sở “Nghiên cứu, biên soạn Tập bài giảng tình hình và nhiệm vụ của địa phương tỉnh Phú Thọ trong Chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính”, nghiệm thu đạt xuất sắc và áp dụng trong thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường.

Năm  2013: Thực hiện9 đề tài khoa học cấp trường, gồm:

Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác đánh giá và sử dụng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay” của Khoa Dân vận;

Đề tài “Tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển bền vững về xã hội ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay” của khoa Lý luận Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;

Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”của khoa Nhà nước và Pháp luật.

Đề tài  “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát ở Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay” của Khoa Xây dựng Đảng;

Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm của Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ” của  phòng Đào tạo;

Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thao giảng, dự giờ ở Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay”của Phòng NCKH - TT - TL;

Dự án“Xây dựng vườn chè phục vụ hoạt động ca Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ”của  Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị.

Đề tài “Phát triển nguồn nhân lực lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ” của nhóm giảng viên khoa LLMLN, TTHCM.

Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân các xã miền núi trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” của nhóm giảng viên khoa Nhà nước và Pháp luật.

Các đề tài trên được nghiệm thu vào tháng 12 năm 2013 và đều đạt xuất sắc, được áp dụng trong thực tiễn.

Năm 2014: Thực hiện 7 đề tài, dự án, gồm:

Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải cơ sở ở cấp xã trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ” của Khoa Nhà nước và Pháp luật.

Đề tài “Phát huy vai trò đội ngũ nữ tri thức Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay” của  nhóm giảng viên khoa LLMLN, TTHCM.

Đề tài “Nghiên cứu, vận dụng ca dao, tục ngữ Việt Nam vào giảng dạy những nguyên lý cơ bản của Triết học Mác - Lênin trong chương trình TCLLCT- HC”của  nhóm giảng viên khoa LLMLN, TTHCM.

Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị ở Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ theo tư tưởng Hồ Chí Minh”của  nhóm giảng viên khoa LLMLN, TTHCM.

Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên trẻ ở Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ” của nhóm giảng viên khoa XDĐ.

Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động NCKH ở Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ” của phòng NCKH - TT - TL.

Dự án “Xây dựng trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ”do Hiệu trưởng làm chủ nhiệm dự án. Đây là một dự án NCKH mang ý nghĩa thực tiễn và đáp ứng yêu cầu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập của nhà trường. Dự án  là cổng thông tin điện tử để cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và học viên liên hệ, tra cứu thông tin, hình ảnh, tư liệu, tài liệu về các lĩnh vực công tác của nhà trường.

Năm 2015: Nhà trường tiếp tục thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học vàcác đề tài đã được thẩm định, phê duyệt, triển khai như sau:

Đề tài: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới ở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọcủa Khoa lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trực thuộc các đảng bộ xã ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay” của khoa Xây dựng Đảng.

Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay” của  Khoa Nhà nước và Pháp luật.

Đề tài “Biên soạn Tập bài giảng môn “Tình hình, nhiệm vụ của địa phương tỉnh Phú Thọ” trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính mới ban hành năm 2014 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh” của Khoa Dân vận.

Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý học viên các lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại các cơ sở liên kết đào tạo của Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay” của Phòng Đào tạo.

 Đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng cơ quan văn hoá ở Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay” của Phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu.

 Đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức, hành chính, quản trị ở Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay” của  Phòng TC - HC – QT.

1.3. Hoạt động hội thảo khoa học

Lãnh đạo, cán bộ, giảng viên nhà trường thường xuyên viết bài tham gia hội thảo khoa học cấp quốc gia, cấp ngành, cấp tỉnh, cấp trường, cấp khoa; tham gia hội đồng phản biện các đề tài khoa học cấp tỉnh của các sở,ban,ngành đoàn thểtỉnh. Từ năm 2010 đến nay, Hội đồng  Đào tạo - Khoa học nhà trường đã tổ chức và tham dự 31hội thảo khoa học các cấp; 26  hội thảo cấp khoa, phòng. Chủ đề của các cuộc hội thảo đi sâu tìm hiểu về giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã ở nước ta;Về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền Nhà nước trong sạch vững mạnh; Quán triệt và vận dụng nghị quyết qua các kỳ Đại hội của Đảng trong giảng dạy lý luận chính trị; Đổi mới, đưa ra các giải pháp trong công tác quản lý học viên, công tác thi và kiểm tra, viết tiểu luận. Các bài tham luận của cán bộ, giảng viên và học viên đã góp phần làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn trong giảng dạy và học tập lý luận chính trị hiện nay; giúp cho cán bộ, giảng viên có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học.  Một số hội thảo điển hình:

 - Năm 2010, phối hợp với Thư viện tỉnh Phú Thọ tổ chức hội thảo: “Thành lập trạm sách vệ tinh của Thư viện tỉnh tại Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ”.  Từ tháng 3 năm 2010, trạm sách vệ tinh đi vào hoạt động ổn định, cung cấp và luân chuyển được số lượng hàng ngàn lượt sách chuyên ngành và tham khảo phục vụ hoạt động nghiên cứu và giảng dạy, được cán bộ, giảng viên đánh giá hiệu quả tốt

- Năm 2011, Hội đồng Đào tạo - Khoa học tổ chức hội thảo, rút kinh nghiệm  thực hiện chương trình TCLLCT-HC (2009)

- Các năm 2011, 2012, 2013 và 2014 tổ chức nhiều hội thảo khoa học gắn với các chuyên đề của đề tài NCKH cấp tỉnh.

- Năm 2014, Lãnh đạo nhà trường tham gia Hội đồng phản biện 03 đề tài khoa học cấp tỉnh.

- Ngày 03 tháng 02 năm 2015, Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội thảo khoa học “Tự hào về Đảng quang vinh” kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2015).

- Lãnh đạo trường tham gia 02 hội thảo khoa học quốc gia và có bài viết được đăng trong Kỷ yếu hội thảo.

+ Hội thảo khoa học quốc gia: “Nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên lý luận chính trị ở Việt Nam hiện nay” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức ngày 25 tháng 12 năm 2014.

+ Hội thảo khoa học quốc gia: “Định hướng đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay” do Ban Tổ chức Trung ương và Học viện Chính trị khu vực I tổ chức ngày 16 tháng 4 năm 2015.

1.4. Hoạt động viết bài cho báo Trung ương, địa phương, nội san;

Viết bài đăng báo và xuất bản Nội san là hoạt động NCKH quan trọng, thường xuyên của cán bộ, giảng viên của nhà trường, nhằm tổng kết, rút kinh nghiệm, nâng cao khả năng nghiên cứu tổng hợp, gắn lý luận với thực tiễn. Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo thực hiện viết bài, biên tập, in và phát hành Nội san nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và ngày truyền thống trường. Các bài viết nghiên cứu, trao đổi, phản ánh toàn diện kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và các hoạt động, lĩnh vực công tác của nhà trường. Tính đến nay nhà trường đã phát hành được tổng số 16 số nội san, có tác dụng giáo dục tích cực trong cán bộ, giảng viên, công nhân viên chức và học viên.

Đồng thời, cán bộ, giảng viên của nhà trường thường xuyên viết bài đăng các báo, tạp chí ở Trung ương và địa phương như: Tạp chí Lý luận chính trị, Thông tin công tác các trường chính trị của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tạp chí Xây dựng Đảng, báo Phú Thọ...

Đánh giá chung, hoạt động NCKH ở Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ trong những năm qua luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu và đi vào nền nếp. Số lượng các đề tài, dự án NCKH hàng năm đều tăng. Chất lượng, hiệu quả và tính ứng dụng của các đề tài, dự án ngày càng được nâng lên, phục vụ kịp thời yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của nhà trường. Cán bộ, giảng viên nhà trường nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí công tác, nhiệm vụ NCKH, do đó đã chủ động, tích cực đăng ký, thực hiện các đề tài, dự án khoa học gắn với chuyên môn, nghiệp vụ góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NCKH Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Có sự quan tâm, lãnh chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, sự phối hợp giúp đỡ của Mặt trận Tổ quốc, các sở, ban ngành, các đoàn thể, các huyện, thành thị đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của trường Chính trị tỉnh Phú Thọ

2.2. Nhà trường luôn xác định rõ vị trí, vai trò và trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học gắn với yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

2.3. Quán triệt phương châm lý luận liên hệ với thực tiễn, nghiên cứu gắn với ứng dụng, thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học là một trong những nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả đào tạo bồi dưỡng cán bộ và hoạt động NCKH của nhà trường.

2.4. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên vững mạnh về mọi mặt; nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng nghiên cứu và tổng kết thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của nhà trường nói chung và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nói riêng

2.5. Coi trọng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, thường xuyên quan tâm chỉ đạo đảm bảo kết hợp chặt chẽ nghiên cứu khoa học với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác xây dựng Đảng, đoàn thể, chính quyền, cơ quan.

2.6. Tăng cường ngân sách đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất, chăm lo đời sống cán bộ, giảng viên, công chức viên chức và người lao động; Động viên, khích lệ tinh thần sáng tạo, nghiên cứu, nâng cao ý thức phục vụ, đáp ứng yêu cầu hoạt động NCKH và giảng dạy.

Trải qua 58 năm xây dựng và phát triển, Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ đã khẳng định và nâng cao vị thế là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng đầu trong HTCT của tỉnh Phú Thọ. Thành tích đạt được trong thực hiện nhiệm vụ chính trị nói chung, hoạt động nghiên cứu khoa học nói riêng của Trường Chính trị tỉnh là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường; đội ngũ cán bộ, giảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn trau dồi trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ, tích cực nghiên cứu, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thực tế; nâng cao năng lực công tác nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Thực tế những năm qua, cùng với nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ, hoạt động NCKH của Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ thường xuyên được quan tâm chỉ đạo, từng bước tăng qui mô, cấp độ và chất lượng NCKH. Qua đó, có tác dụng rèn luyện kỹ năng nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường.

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
Giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật – Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ với hoạt động thao giảng năm 2015
KHAI MẠC HỘI THI GIẢNG VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “Định hướng đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay”
KẾT QUẢ THAO GIẢNG CẤP KHOA NĂM 2015
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌ THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌ GẮN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất