Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  4
Hôm nay :  1198
Hôm qua :  2228
Lượt truy cập : 2530991
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀO GIẢNG DẠY BÀI “CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG” THUỘC HỌC PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG
9 10 156

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀO GIẢNG DẠY BÀI “CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG” THUỘC HỌC PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG

Thứ năm, 13.04.2023 13:21

ThS. Phạm Thị Hiền
Khoa Xây dựng Đảng




Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ, Người coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhà nước. Hệ thống các quan điểm trong tư tưởng của Người về công tác cán bộ là sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam, trở thành cơ sở khoa học quan trọng để Đảng lãnh đạo, chỉ đạo công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu đặt ra trong từng thời kỳ cách mạng đây và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước hiện nay.

     Trong quá trình soạn giảng Chương trình Trung cấp lý luận chính trị nói chung và học phần “Xây dựng Đảng” nói riêng, giảng viên cần nghiên cứu tư tưởng của Người về công tác cán bộ để bổ sung vào bài 6: “Công tác cán bộ của tổ chức cơ sở đảng”. 

     Cụ thể:

     Ở mục 1.3. Nội dung công tác cán bộ của tổ chức cơ sở đảng

     Một là, công tác tuyển dụng cán bộ.

     Thảo luận thống nhất chủ trương tuyển dụngcán bộ, công chức, viên chức của đơn vị cơ sở. Lãnh chỉ đạo việc thi tuyển của đơn vị đúng quy định của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thật sự khách quan, công khai, minh bạch, bình đẳng. Lãnh đạo việc tiếp nhận, bố trí việc làm đúng yêu cầu của vị trí công tác, phù hợp với chuyên môn, năng lực của từng người. Ở nội dung này Người nhắc nhở chúng ta rằng: “Dùng cán bộ không đúng tài năng của họ, cũng là một thất bại”, Người thí dụ: “Người viết giỏi nhưng nói kém lại dùng vào những việc cần phải nói. Người nói khéo nhưng viết xoàng lại dùng vào công việc viết lách. Thành thử hai người đều không có thành tích”. Trong tuyển chọn cán bộ, Người cho rằng không thiên tư, thiên vị, không phân biệt người trong hay người ngoài Đảng mà lựa chọn những người thật sự có đức, có tài. Người căn dặn: “Phong trào giải phóng sôi nổi, nảy nở ra rất nhiều nhân tài ngoài Đảng. Chúng ta không được bỏ rơi họ, xa cách họ. Chúng ta phải thật thà đoàn kết với họ, nâng đỡ họ. Phải thân thiết với họ, gần gũi họ, đem tài năng của họ giúp ích vào công cuộc kháng chiến cứu nước”.[2]

     Hai là, công tác đánh giá cán bộ.

     Người cho rằng phải đánh giá đúng cán bộ, nếu không đánh giá đúng cán bộ và công tác cán bộ thì không thể đề bạt, sử dụng cán bộ một cách đúng đắn được. Đánh giá đúng cán bộ không chỉ nhằm phát hiện cái hay của họ để khuyến khích, phát huy, mà còn nhằm thấy cái dở của họ để tìm cách giúp đỡ, khắc phục.

     Để đánh giá đúng cán bộ, Hồ Chí Minh yêu cầu phải có quan điểm biện chứng. Người cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng đều không ngừng biến đổi. Cán bộ cũng như vậy “có người khi trước theo cách mạng mà nay lại phản cách mạng. Có người khi trước không cách mạng mà nay lại tham gia cách mạng. Thậm chí có người nay đang theo cách mạng, nhưng sau này có thể phản cách mạng”; và “Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn giống nhau”.

     Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong công tác cán bộ, việc đánh giá cán bộ là một trong những khâu rất quan trọng. Để đánh giá đúng cán bộ, Người chỉ ra ba yêu cầu, đó là:

      (1) Phải thường xuyên đánh giá cán bộ để bố trí cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng.

     (2) Đánh giá cán bộ phải khách quan, toàn diện, phải chú ý đến năng lực, phẩm chất, hiệu quả công việc. Đặc biệt là đánh giá cán bộ phải chú trọng đến phẩm chất đạo đức. Người chỉ rõ: “Ai mà hay khoe công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm, trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh, hay công kích người khác, hay tự tâng bốc mình, những người như thế, tuy họ làm được việc, cũng không phải cán bộ tốt”[2]. Ngược lại: “Ai cứ cắm đầu làm việc, không ham khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, không che giấu khuyết điểm của mình, không ham việc dễ, tránh việc khó, bao giờ cũng kiên quyết làm theo mệnh lệnh của Đảng, vô luận hoàn cảnh thế nào lòng họ cũng không thay đổi, những người như thế, dù công tác kém một chút cũng là cán bộ tốt”[2] Theo Người, việc đánh giá cán bộ cần phải dựa vào nhân dân, phát huy dân chủ và nắm bắt được dư luận xã hội mới bảo đảm thực chất và hiệu quả.

     (3) Đánh giá cán bộ phải công tâm, minh bạch, người làm công tác cán bộ cũng phải có đầy đủ chuẩn mực đạo đức thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

     Ba là, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

     Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, huấn luyện cán bộ là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ. Đảng phải huấn luyện, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ một cách toàn diện để xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng. Người khẳng định: “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà”[2]. Người đề ra mục đích của việc huấn luyện cán bộ là phải xây dựng đội ngũ cán bộ mạnh về phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng. Huấn luyện để cán bộ vững vàng về mọi mặt “có gan phụ trách, có gan làm việc”[2]. Người yêu cầu: “Đào tạo cán bộ không được làm qua loa, đại khái” mà “phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng cây cối quý”.[2] Người cán bộ của Đảng phải được trang bị đầy đủ kiến thức lý luận, đó là vũ khí quan trọng nhất trên các mặt trận. Khi tư tưởng vững chắc sẽ không có khó khăn nào ngăn trở.

     Bốn là, công tác sử dụng cán bộ.

     Trong quá trình sử dụng cán bộ, Người yêu cầu phải thật sự thận trọng trong việc này. Người chỉ rõ: “Cất nhắc cán bộ không nên làm như giã gạo”. Nghĩa là từ trước khi cất nhắc không xem xét kỹ, khi cất nhắc rồi không giúp đỡ họ, khi họ sai lầm thì đẩy họ xuống, chờ lúc họ làm khá lại cất nhắc lên. Một cán bộ bị “nhấc lên”, “thả xuống” ba lần như thế thì “hỏng cả đời”. Sinh thời, dù làm việc ở bất cứ cương vị nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều đối xử với cán bộ một cách đúng mực, hài hòa, tinh tế, nhân văn. Người cho rằng: Cấp trên phải biết chỉ đạo cấp dưới, tin tưởng cấp dưới, không làm hộ, làm thay hoặc cái gì cũng nhúng tay vào. Mục đích của “chỉ đạo” là để phát triển năng lực và sự sáng tạo của cán bộ đúng với đường lối của Đảng, ngang tầm với sự phát triển của cách mạng.

     Đối với nội dung phân công nhiệm vụ cho cán bộ Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Khéo dùng cán bộ là phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”,[2] “dùng người như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng cong đều tùy chỗ mà dùng được”.[2] Khéo dùng cán bộ còn có nghĩa là phải tin tưởng vào cán bộ, tạo điều kiện, cơ hội để khuyến khích họ phát huy dân chủ và tinh thần trách nhiệm của mình.

     Khi tiến hành soạn, giảng bài “Công tác cán bộ của tổ chức cơ sở đảng”,mỗi giảng viên cần chú ý nghiên cứu kỹ từng nội dung tư tưởng của Người về công tác cán bộ để bổ sung vào bài giảng cho phù hợp với từng mục, từng tiết. Đồng thời, tìm hiểu đặc điểm riêng đối tượng học viên từng lớp, từng thời gian, không gian để đưa vào bài giảng những nội dung phù hợp. Khắc phục hạn chế nội dung giáo trình hoặc ví dụ minh họa chung chung, trừu tượng, trích dẫn nội dung tư tưởng của Bác nhưng không phân tích, làm rõ.

     Có thể khẳng định, hệ thống các tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ của Đảng cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự. Vận dụng tư tưởng của người và xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết liên quan tới công tác cán bộ. Đồng thời, việc tập trung cho xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn và bố trí cán bộ để xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực ngang tầm với nhiệm vụ.

     Tài liệu tham khảo:

     1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị (Xây dựng Đảng), Nxb. Lý luận chính trị, H.2021.

     2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb. CTQG, H.2000, tr.409 - 410.

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN “ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM” ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
PHÁT HUY SỨC MẠNH CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG Ở TỈNH PHÚ THỌ
VẬN DỤNG NGHỊ QUYẾT SỐ 28-NQ/TW VỀ “TIẾP TỤC ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO, CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG” TRONG SOẠN GIẢNG BÀI “CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG''
VẬN DỤNG NGHỊ QUYẾT SỐ 28-NQ/TW VỀ “TIẾP TỤC ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO, CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG" VÀO SOẠN GIẢNG BÀI “MTTQ VIỆT NAM VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC"
CHI BỘ KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ QUÝ 1 NĂM 2023
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA LĨNH VỰC KINH TẾ GÓP PHẦN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW VÀO THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ HUYỆN TAM NÔNG THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO PHỤ NỮ NĂM 2022
PHÚ THỌ TIẾP TỤC THỰC HIỆN TỐT PHONG TRÀO THI ĐUA “DÂN VẬN KHÉO”
“TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN” VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất