Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  2
Hôm nay :  720
Hôm qua :  2205
Lượt truy cập : 2682778
“TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN” VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
9 10 697

“TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN” VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Thứ tư, 22.02.2023 14:19

ThS. Hoàng Thị Phương Thảo
Khoa Xây dựng Đảng




Ngày 24/02/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C.Mác và Ăngghen soạn thảo đã được công bố trước toàn thế giới, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong phong trào vô sản quốc tế. Bản Tuyên ngôn đã vạch ra mục tiêu phương hướng và kêu gọi hành động cho một cuộc cách mạng vô sản để lật đổ trật tự xã hội tư sản và cuối cùng xây dựng thành công xã hội cộng sản chủ nghĩa, nơi người lao động có được tự do, bình đẳng. 175 năm đã trôi qua với nhiều biến động của hoàn cảnh lịch sử - xã hội, nhiều vấn đề mới được đặt ra, đặc biệt là sự khủng hoảng, thoái trào tạm thời của chủ nghĩa xã hội, nhưng những quan điểm vĩ đại của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản vẫn đặt nền tảng tư tưởng đúng đắn, mang tính định hướng cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

          Tác phẩm Tuyên ngôn Đảng Cộng sản gồm 04 chương:

          Chương I: Tư sản và vô sản

          Chương II: Những người vô sản và những người cộng sản

          Chương III: Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa

          Chương IV: Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập

          Sau những lần xuất bản, chủ nghĩa tư bản phát triển, phong trào công nhân cũng có những biến chuyển, nên C.Mác và Ăng ghen đã bổ sung thêm một số luận điểm cho phù hợp bằng cách viết các lời tựa cho các lần xuất bản tác phẩm. Có tất cả 07 lời tựa cho các lần xuất bản khác nhau, trong đó, có 02 Lời tựa năm 1872 và 1882 được C.Mác và Ph.Ăngghen viết chung, 05 Lời tựa còn lại do Ph.Ăngghen viết.

Ấn bản đầu tiên bằng tiếng Đức của Tuyên ngôn Đảng cộng sản

(Nguồn: trang dangcongsan.com)

          Đánh giá khái quát giá trị toàn diện của Tuyên ngôn, V.I Lênin khẳng định: “Cuốn sách mỏng ấy, nhưng có giá trị hơn cả một tủ sách”.Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản chứa đựng những nội dung bất hủ, không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có ý nghĩa thời đại sâu sắc. Trong tác phẩm, C.Mác và Ăngghen  đã trình bày một cách sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân; chỉ ra mối quan hệ giữa giai cấp công nhân với Đảng Cộng sản; những nguyên tắc chiến lược, sách lược của Đảng Cộng sản; đấu tranhphê phán các trào lưu xã hội chủ nghĩa phản động, bảo thủ, không tưởng và những lời xuyên tạc của giai cấp tư sản… Đây là tác phẩm có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đưa phong trào công nhân từ đấu tranh tự phát lên đấu tranh tự giác; chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đường lối của phong trào công nhân quốc tế.

          Vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp những nguyên lý nền tảng của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, nhất là về mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, về vị trí, vai trò của Đảng, của giai cấp công nhân... vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng nước ta vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách, huy động được mọi nguồn lực, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, giành thắng lợi vẻ vang trong cách mạng dân tộc dân chủ.

          Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay, tính khoa học, tính cách mạng của những tư tưởng cơ bản, nguyên lý phổ quát trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sảnđược Đảng ta tiếp tục vận dụng một cách sáng tạo và cụ thể.

          Về chính trị: thể hiện qua những nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Những nội dung lý luận về đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩaViệt Nam đang xây dựng (08 đặc trưng) và con đường, cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế (08 phương hướng); về mục tiêu, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam; chủ trương tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…

          Về kinh tế, Đảng ta luôn luôn quán triệt tư tưởng cơ bản của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là: “Trong mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội - cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra - cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy”. Vận dụng quan điểm đó, Đảng ta xác định, xây dựng chủ nghĩạ xã hội ở Việt Nam trước hết và trung tâm là xây dựng, phát triển kinh tế, gắn tăng trưởng kinh tế đồng thời với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục, vì mục tiêu phát triển con người Việt Nam toàn diện.

          Về công tác xây dựng Đảng, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng là tất yếu trong tất cả các giai đoạn cách mạng; đồng thời, khẳng định vấn đề nâng cao bản chất giai cấp công nhân là tư tưởng xuyên suốt trong công tác xây dựng Đảng, để bảo đảm cho Đảng hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo của mình. Đảng không ngừng quán triệt và vận dụng tư tưởng cốt lõi của Tuyên ngôn, coi công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định:“Trong những năm tới, phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ

          Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ và thách thức to lớn, cần phải nỗ lực vượt qua, đòi hỏi Đảng ta cần tiếp tục trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản nói riêng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam để từng bước tiến tới hiện thực hóa mục tiêu, lý tưởng “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
TÌM HIỂU MỘT SỐ KẾT QUẢ CÔNG TÁC DÂN VẬN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA CẤP ỦY, TỔ CHỨC ĐẢNG TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2022
CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ CỦA TỔ QUỐC Ở BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NĂM 1979 - SỰ KIỆN LỊCH SỬ HÀO HÙNG
ĐIỂM MỚI VỀ LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM CÁN BỘ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
PHẢN BÁC LUẬN ĐIỂM CHỐNG PHÁ VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Một số kỹ năng cơ bản của cán bộ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
Giáo dục lý luận chính trị của trung tâm chính trị cấp huyện - Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở tỉnh Phú Thọ
Hiệp định Pari năm 1973 - Hành trình khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam
Tiếp tục phát huy phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Gắn nghiên cứu khoa học với nội dung giảng dạy ở khoa Xây dựng Đảng
Một số điểm mới trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 - 2027
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất