Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  25
Hôm nay :  1858
Hôm qua :  16648
Lượt truy cập : 4065916
Đường lối đúng đắn của Đảng - phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chớp thời cơ, giành toàn thắng trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945
9 10 52

Đường lối đúng đắn của Đảng - phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chớp thời cơ, giành toàn thắng trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Thứ hai, 19.08.2024 01:06




Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những trang sử vẻ vang chói lọi nhất của dân tộc. Cuộc cách mạng vĩ đại đó là kết quả của sự đấu tranh không ngừng của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ. Chiến thắng đó đã chứng minh bản lĩnh độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta với nhãn quang chính trị sáng suốt, một đường lối cách mạng khoa học, đường lối chiến lược sách lược sắc bén, mềm dẻo đã đưa đến thành công của cách mạng Tháng Tám. Thắng lợi đó đã làm nên cuộc đổi đời cho toàn dân tộc, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỷ nguyên độc lập, tự do tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Với đường lối chính trị đúng đắn, vai trò lãnh đạo của Đảng ta được thực hiện và khẳng định ngay từ cao trào cách mạng 1930-1931. Qua cao trào này đã đem lại cho quần chúng công nông lòng tin vững chắc ở sức mạnh của mình, thấy rõ con đường giải phóng dân tộc và giải phong công nông không thể là con đường trong chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài mà phải dựa vào chính sức mình. Vai trò đó, niềm tin đó tiếp tục được Đảng chứng minh và khẳng định trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng ở những giai đoạn sau.

Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã đặt đất nước ta trong tình hình mới. Nhiệm vụ đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai phải được đặt thành nhiệm vụ trực tiếp trước mắt của cách mạng. Đảng đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, sách lược thể hiện qua nội dung Hội nghị Trung ương 6 (11-1939); Hội nghị Trung ương 7 (11-1940) và đặc biệt là Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (5-1941) tại Pác Bó - Cao Bằng, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Những tư tưởng cơ bản của Nguyễn Ái Quốc được nêu trong Chính cương và Sách lược vắn tắt khi thành lập Đảng đã được làm sống lại và đưa vào cuộc sống. Hội nghị xác định mâu thuẫn chủ yếu giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp – Nhật. Hội nghị giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu; chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương và quyết định thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng. Ở Việt Nam, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh); Hội nghị chủ trương sẽ thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo tinh thần dân chủ mới; khẩn trương xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang.

Để thực hiện đường lối đó, nhiều biện pháp về tư tưởng, chính trị và tổ chức được đề ra nhằm động viên mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân. Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập, bao gồm các tổ chức quần chúng yêu nước, chống đế quốc lấy tên là các “Hội cứu quốc”. Mặt trận Việt Minh đưa ra Tuyên ngôn nêu rõ: “Coi quyền lợi dân tộc cao hơn hết thảy. Việt Minh sẵn sàng giơ tay đón tiếp những cá nhân hay đoàn thể, không cứ theo chủ nghĩa quốc tế hay quốc gia, thành thật muốn đánh đuổi Nhật, Pháp để dựng lên một nước Việt Nam tự do và độc lập”1. Chương trình cứu nước của Việt Minh kiên quyết thực hiện hai điều mà toàn thể đồng bào mong ước: “Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập. Làm cho nhân dân Việt Nam được sung sướng tự do”2. Chương trình gồm 44 điểm, là một hệ thống các chính sách về chính trị kinh tế, văn hóa và những chính sách cụ thể đối với các giai cấp, tầng lớp: công nhân, nông dân, binh lính, công chức, học sinh, phụ nữ, thiếu nhi, người già, tư sản, địa chủ, nhà buôn. Tuyên ngôn và Chương trình cứu nước của Mặt trận Việt Minh thực sự là một Cương lĩnh đại đoàn kết dân tộc nhằm mục đích giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. 

Một trong những nội dung quan trọng mà Đảng xác định trong nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược là vấn đề dùng khởi nghĩa vũ trang để đập tan ách thống trị của thực dân, phát xít Pháp – Nhật, giành độc lập và chủ quyền dân tộc, lập nên Nhà nước dân chủ cộng hòa đã được xác định rõ ràng. Dự kiến và phân tích kỹ  những điều kiện chủ quan, khách quan, các hình thái khởi nghĩa có thể diễn ra. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) còn đặc biệt nhấn mạnh tinh thần không được ỷ lại vào những điều kiện bên ngoài. Trái lại, phải dựa vào lực lượng bản thân ta là chính. Để tăng cường xây dựng lực lượng đón thời cơ nổi dậy. Đảng chủ trương phát triển mạnh cơ sở cách mạng ở nông thôn và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Các trung đội Cứu quốc quân, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân lần lượt ra đời. Đồng thời, Đảng chú trọng phát triển lực lượng ở những nơi đô thị tập trung, đồn điền, hầm mỏ, làm cho phong trào công nhân ngày càng mạnh, trở thành lực lượng tiền phong trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. 

Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo trong Cách mạng Tháng Tám còn được thể hiện trong việc xác định đối tượng cách mạng: từ Pháp – Nhật rồi chuyển thành Nhật – Pháp và cuối cùng là Nhật sau cuộc đảo chính ngày 9/3/1945. Mỗi bước chuyển đối tượng cách mạng đó là dựa trên cơ sở những nhận định tình hình cách mạng kịp thời, sâu sắc, là một sự tập hợp thêm lực lượng cách mạng, cô lập thêm kẻ thù.

Sự nắm bắt kịp thời những điều kiện khách quan thuận lợi từ tình hình cách mạng thế giới mà nhất là diễn biến của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Khi Mỹ tham chiến, chỉ sau hai tuần, Trung ương Đảng ra bản Chỉ thị ngày 21/12/1941 về “Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và trách nhiệm cần kíp của Đảng” trong đó nhấn mạnh: nếu như quân Đồng minh Anh – Mỹ đổ bộ vào Việt Nam thì ở địa phương nào nổi dậy khởi nghĩa ở địa phương ấy, thành lập chính quyền cách mạng, rồi nhân danh chính quyền cách mạng của nhân dân mà giao thiệp với họ. Chú ý rằng ta có mạnh, thì họ mới đếm xỉa đến. Nhất là đừng có ảo tưởng rằng quân Anh – Mỹ sẽ đem lại độc lập, tự do cho ta.

Từ năm 1943, sau khi Liên Xô chuyển sang phản công với chiến thắng lịch sử Xtalingrat và trận đập tan cuộc phản công của Hitler ở vòng cung Cuốc Xcơ, cuộc chiến tranh thế giới bước vào một giai đoạn mới: sự sụp đổ của phát xít Đức bắt đầu. Trên mặt trận Châu Á và thái Bình Dương, phát xít Nhật tuy còn khá mạnh, nhưng đã mất cái thế hùng hổ ban đầu. 

Từ tình hình của cuộc chiến tranh thế giới và sự phát triển của cách mạng trong nước. Tháng 5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”. Tháng 8/1944, Đảng kêu gọi toàn dân “Sắm sửa vũ khí, đuổi thù chung”. Tháng 10/1944, trong thư gửi đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các nước Đồng minh sắp tranh được thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ trong một năm hoặc năm rưỡi. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh”3. Từ dự đoán khoa học, chính xác của Chủ tịch Hồ Chí Minh về triển vọng kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, Cách mạng Việt Nam lúc này chạy thi với thời gian để giành lấy thời cơ đưa cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn.

Sự kiện Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9/3/1945 và bản Chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” càng thể hiện sự chỉ đạo sắc bén, kịp thời của Đảng. Bản Chỉ thị trở thành kim chỉ nam cho hành động của tất cả các địa phương những ngày tiền khởi nghĩa và những hành động sáng tạo để tổng khởi nghĩa thành công. Tháng 8/1945, khi thời cơ cách mạng hội tụ đầy đủ những điều kiện chủ quan và khách quan để tổng khởi nghĩa nổ ra và đảm bảo thắng lợi. Trong thư kêu gọi tổng khởi nghĩa (8/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”4

Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc mang đến thắng lợi vĩ đại cho dân tộc Việt Nam. Đến nay đã 79 năm Cách mạng Tháng Tám thành công những thành quả và ý nghĩa mà Cách mạng Tháng Tám để lại vẫn còn nguyên giá trị. Thực tiễn của lịch sử đã chứng minh và đập tan những nhận thức sai lầm, ngoan cố và những luận điệu xuyên tạc lịch sử của các thế lực thù địch nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, những thành quả cũng như ý nghĩa thắng lợi của cách mạng Tháng Tám.

Phát huy tinh thần của cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta quyết đem hết tinh thần và lực lượng, sức mạnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập. Tinh thần ấy đã được tôi luyện thành gang thép trong 30 năm chiến tranh và ngày nay đang động viên toàn dân tộc Việt Nam đem hết tài năng, trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh hạnh phúc, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc ta trong thời đại mới. Với những thành tựu dân tộc ta đã đạt được trong 40 năm đổi mới, chưa bao giờ thế và lực của đất nước lớn mạnh và có điều kiện phát triển nhanh như hiện nay. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng chúng ta luôn tin rằng với tinh thần, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, với những tiềm lực mà chúng ta đang có, đất nước ta nhất định sẽ “cất cánh” vươn lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) (2). Văn kiện Đảng toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, H.2000, t7, tr. 461.

(3) (4). Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 3, tr 505-554

      ThS. Nguyễn Thị Thu Hương

                                                          Giảng viên: Khoa Xây dựng Đảng

 

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
Nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn hướng tới Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ đạt chuẩn mức 1 vào năm 2024
Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay
Nghiên cứu, vận dụng Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới vào giảng dạy học phần Xây dựng Đảng
Sự kiện 5/6/1911: lựa chọn mới mẻ và bài học về vượt lên lối tư duy cũ
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh ở bước kết thúc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Chiến dịch Tây Nguyên – Trận mở màn then chốt của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
Đền Hùng - Cội nguồn dân tộc
CUỐN SÁCH PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TA NGÀY CÀNG GIÀU MẠNH, VĂN MINH, HẠNH PHÚC CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG LÀ TÀI LIỆU QUÝ TRONG SOẠN, GIẢNG
Vận dụng Nghị quyết số 43-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào giảng dạy Bài 1 “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc”
Tiếp tục xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức là động lực phát triển đất nước theo tinh thần Nghị quyết số 45/NQ-TW khóa XIII
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất