Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  10
Hôm nay :  370
Hôm qua :  3441
Lượt truy cập : 4736222
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU TIẾP TỤC ĐỐI MỚI THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH VỀ ĐẤT ĐAI THEO NGHỊ QUYẾT LẦN THỨ NĂM BCH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VÀO GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LLCT
9 10 702

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU TIẾP TỤC ĐỐI MỚI THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH VỀ ĐẤT ĐAI THEO NGHỊ QUYẾT LẦN THỨ NĂM BCH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VÀO GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LLCT

Thứ hai, 25.07.2022 02:22

ThS. Trần Thu Thủy
Khoa Nhà nước và pháp luật




Hội nghị Trung ương lần thứ năm Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá XIII về Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển thu nhập cao bàn về nhiều nội dung trên các lĩnh vực trọng yếu của đời sống, trong đó có việc tổng kết thực hiện nghị quyết Trung ương 6 khoá XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. Sau khi thống nhất đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật đất đai thời gian qua, chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan của các hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, Hội nghị đã thống nhất đưa ra năm quan điểm đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời gian tới.

     Để vận dụng quan điểm, mục tiêu về tiếp tục đổi mới thể chế, chính sách về đất đai theo Nghị quyết vào giảng dạy bài Quản lý đất đai, địa giới hành chính và xây dựng ở cơ sở thuộc phần học Quản lý hành chính nhà nước Chương trình đạo tạo Trung cấp lý luận chính trị, giảng viên cần phân tích, làm rõ nội dung cũng như những điểm mới trong các quan điểm của Đảng về việc hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật đất đai, cụ thể là:

     Thứ nhất, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

     Đảng và Nhà nước ta luôn ghi nhận tầm quan trọng của đất đai và khẳng định ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Quan điểm này tiếp tục được khẳng định trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 tại Điều 53 cũng quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

     Để thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Hiến pháp hiện hành của Việt Nam, thể chế, chính sách, pháp luật đất đai cần tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện đảm bảo tuân thủ nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất và quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước về đất đai.

      Nội hàm của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được nêu rõ trong nghị quyết bao gồm:

     Một là, Nhà nước quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra.

     Giảng viên cần nêu rõ yêu cầu được nhấn mạnh trong nghị quyết đó là: Nhà nước trong thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội phải theo luật định, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và có trách nhiệm giải trình.

     Hai là, việc quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của toàn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất công bằng, hiệu quả và bền vững.

     Một trong những điểm mới trong quan điểm của Đảng ta về nội dung quản lý đất đai của Nhà nước với tư cách là chủ thể quyền lực công: Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo lãnh thổ quốc gia, cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường; phân công hợp lý giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương, đồng thời có sự phân cấp phù hợp, hiệu quả đối với địa phương.

     Thứ hai, quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu; quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ.

     Quyền sử dụng đất là loại tài sản và hàng hóa đặc biệt, điều này xuất phát từ vai trò quan trọng của đất đai, đó là: đất đai là tài nguyên quý của quốc gia, là nguồn lực quan trọng trong phát triển đất nước. Nội dung này được kế thừa từ các kỳ đại hội trước.

     Nghị quyết nhấn mạnh: Tuy là một loại hàng hoá nhưng quyền sử dụng đất không phải là quyền sở hữu. Người sử dụng đất không có quyền định đoạt về số phận pháp lý của đất đai, trong quan hệ pháp luật đất đai, người sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai; không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân; có chính sách để đất nông nghiệp được sử dụng với hiệu quả cao nhất.

     Một nội dung mới trong quan điểm của Đảng ta, đó là không chỉ quyền sử dụng đất mà cả tài sản gắn liền với đất cũng được pháp luật bảo hộ.

     Thứ ba, Nghị quyết nêu rõ quan điểm mới của Đảng ta như sau: Thể chế, chính sách về đất đai phải được hoàn thiện đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; có chính sách phù hợp với đối tượng, loại hình sử dụng đất để khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất nguồn lực đất đai; khắc phục tình trạng sử dụng đất đai lãng phí, tham nhũng, khiếu kiện và đầu cơ đất đai.

     Hiện nay chúng ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó, đất đai là một nguồn lực quan trọng cần được huy động phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, đổi mới chính sách, pháp luật đất đai chính là nhằm khuyến khích và tạo điều kiện quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực quý giá này.

     Yêu cầu đặt ra đối với hoàn thiện pháp luật đất đai và toàn Đảng, toàn dân, ta đối với công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, đầu cơ đất đai.

     Thứ tư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.

     Quan điểm này xác định yêu cầu đối với bộ máy nhà nước ta trong quản lý nhà nước đối với đất đai. Để khắc phục những hạn chế trong thực hiện chính sách, pháp luật đất đai thời gian qua và thúc đẩy triển khai tổ chức thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, nghiêm minh và giải quyết dứt điểm,đúng pháp luật các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai cần:

     Hiện đại hóa công tác quản lý đất đai, dịch vụ công về đất đai.

     Củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý đất đai tập trung, đồng bộ, thống nhất.

     Nâng cao vai trò và năng lực các cơ quan tư pháp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai. Đất đai phải được điều tra, đánh giá, thống kê, kiểm kê, lượng hoá, hạch toán đầy đủ trong nền kinh tế; được quy hoạch sử dụng hợp lý với tầm nhìn dài hạn, hài hoà lợi ích giữa các thế hệ, các vùng, miền, giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

     Giải quyết tốt những bất cập, vướng mắc trong quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại và từ yêu cầu mới của thực tiễn.

     Thứ năm, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn dân trong xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai.

     Có thể khẳng định, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn dân trong xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai là hết sức cần thiết bởi lẽ đây chính là điều kiện quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, giúp nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật đất đai.

     Đặc biệt, Đảng ta đã nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của Nhân dân: Nhân dân là chủ thể tham gia vào toàn bộ quá trình xây dựng, tổ chức và giám sát thực hiện pháp luật đất đai.

     Việc phân tích các quan điểm của Đảng về hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai trong Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng bởi lẽ các quan điểm của Đảng là cơ sở quan trọng cho công tác quản lý đất đai được thực hiện theo đúng tinh thần Văn kiện Đại hội XIII Đảng ta đã đề ra: “Hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai, tài chính”.

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỞNG KHU DÂN CƯ
ĐẤU TRANH PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI
CHI BỘ KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LÀM TỐT CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
CHI BỘ KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ QUÝ II NĂM 2022
CHI BỘ KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI NHIỆM KỲ 2022 - 2025
KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THÁNG 5 NĂM 2022
ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT, TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌ
CHI BỘ KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ QUÝ 1/2022
NGHỊ QUYẾT MỚI CỦA CHÍNH PHỦ NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT NĂM 2022 TRONG PHẠM VI CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất