Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  4
Hôm nay :  2351
Hôm qua :  2695
Lượt truy cập : 4362615
Tìm hiểu một số quy định mới về hợp đồng bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2023
9 10 658

Tìm hiểu một số quy định mới về hợp đồng bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2023

Thứ tư, 01.02.2023 07:56




Luật Kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội khoá XV thông qua có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, thay thế Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010 và năm 2019). So với Luật Kinh doanh bảo hiểm đã hết hiệu lực, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2023 có một số quy định mới về hợp đồng bảo hiểm bao gồm: các loại hợp đồng bảo hiểm; các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu, cách xử lý hợp đồng vô hiệu…

     Có thể hiểu hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng[1].

     Thứ nhất, về các loại hợp đồng bảo hiểmTrong khi Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2019 chỉ quy định ba loại hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bảo hiểm con người; Hợp đồng bảo hiểm tài sản; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2023 quy định về các loại hợp đồng bảo hiểm tại Khoản 1 Điều 7 như sau:

     a) Bảo hiểm nhân thọ;

     b) Bảo hiểm sức khỏe;

     c) Bảo hiểm phi nhân thọ.

     Trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ gồm: Hợp đồng bảo hiểm tài sản; Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm[2].

     Như vậy, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2023 quy định hợp đồng bảo hiểm bao gồm năm loại, đó là: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khoẻ, hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.

     Thứ hai, về các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi, bổ sung năm 2019), các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu bao gồm:

     a) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm;

     b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại;

     c) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;

     d) Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

     đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

     Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2023 đã bổ sung một số trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu[3], theo đó, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong 11 trường hợp sau:

     a) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;

     b) Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;

     c) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;

     d) Mục đích, nội dung hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;

     đ) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo;

     e) Bên mua bảo hiểm là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

     g) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp mục đích giao kết hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc giao kết hợp đồng vẫn đạt được;

     h) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối, trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cố ý không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

     i) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị đe dọa, cưỡng ép;

     k) Bên mua bảo hiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

     l) Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức: Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.

     Thứ ba, về xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu: Theo Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2019,việc xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập; Khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi trong việc gây thiệt hại phải bồi thường[4].

     Tuy nhiên, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2023 quy định cụ thể về cách xử lý đối với hợp đồng vô hiệu, đó là: Khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi trong việc gây thiệt hại phải bồi thường.

ThS. Trần Thu Thuỷ

Khoa Nhà nước và pháp luật (Tổng hợp)



[1]Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2023.

[2]Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2023.

[3]Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2023.

[4]Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015.

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
Quy định mới về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập
Một số điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi
Quan điểm của Đảng về phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII của Đảng
Một số điểm mới của Luật Thanh tra năm 2022
Chi bộ khoa Nhà nước và pháp luật tổng kết chi bộ, đánh giá xếp loại đảng viên năm 2022
VẬN DỤNG NGHỊ QUYẾT SỐ 27-NQ/TW VÀO GIẢNG DẠY BÀI “XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN” Ở MÔN “NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
NHẬN THỨC VỀ KINH TẾ TẬP THỂ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ HOÀN THIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌ ĐẠT CHUẨN THEO QUY ĐỊNH SỐ 11-QĐ/TW NGÀY 19/5/2021 CỦA BAN BÍ THƯ
MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG
CHI BỘ KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ QUÝ IV NĂM 2022
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất