Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  3
Hôm nay :  1041
Hôm qua :  867
Lượt truy cập : 2380969
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ GÓP PHẦN BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRONG TÌNH HÌNH MỚI
9 10 57

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ GÓP PHẦN BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thứ tư, 24.05.2023 08:11

ThS. Hoàng Thị Nguyệt Nga
Phó Trưởng khoa Lý luận cơ sở




Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác giáo dục lý luận chính trị. Toàn bộ giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị rất cần được nghiên cứu để vận dụng phù hợp vào công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ trong hệ thống các trường chính trị nước ta hiện nay. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, Đảng ta đã xác định: “Cần đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và học lý luận, coi trọng chất lượng và tính hiệu quả. Tổ chức học tập một cách nghiêm túc, có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ nghĩa yêu nước và truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng. Phát huy tính sáng tạo, chủ động của người học, dành nhiều thời gian cho việc tự học, tự đọc các tác phẩm lý luận và văn kiện của Đảng” .

     Giảng dạy lý luận chính trị là truyền bá những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhằm hình thành thế giới quan khoa học, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học và góp phần thúc đẩy tính tích cực chính trị - xã hội của các chủ thể chính trị trong hoạt động thực tiễn.

     Hồ Chí Minh cho rằng học lý luận để nâng cao vốn lý luận của mỗi cán bộ, từ đó mà nâng cao trình độ lý luận của Đảng để bản thân mỗi cán bộ hoàn thành tốt hơn công việc của mình và như thế toàn Đảng sẽ hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của Đảng. Theo Hồ Chí Minh, Đảng ta có nhiều ưu điểm nhưng còn có nhiều nhược điểm mà “một trong những nhược điểm lớn là trình độ lý luận còn thấp kém” và “vì trình độ lý luận thấp kém cho nên đứng trước nhiệm vụ cách mạng ngày càng mới và phức tạp, trong việc lãnh đạo, Đảng ta không khỏi lúng túng, không tránh khỏi sai lầm, khuyết điểm”[1] . Do vậy, học tập lý luận là nhu cầu thiết yếu của thực tế đòi hỏỉ.

     Giáo dục lý luận chính trị là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho Đảng vững mạnh, nên Đảng phải thường xuyên đẩy mạnh công tác giáo dục lý luận chính trị để Đảng ta có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ cách mạng của mình. Đó là yêu cầu vừa cấp bách, vừa là việc làm thường xuyên của Đảng, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên.

     Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy lý luận chính trị chính là giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin - Người đã sớm xác định được vai trò quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin còn để phụng sự cho cách mạng, cho tổ quốc và nhân dân, nếu không hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân, tự kiêu, tự đại, tự tư, tự lợi, như thế là trái với chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh cũng đã nhiều lần nghiêm khắc phê phán thái độ lười, ngại học tập lý luận hoặc học không đến nơi đến chốn của một số cán bộ rồi rút cuộc là không hiểu gì về lý luận, không hiểu gì về chủ nghĩa Mác - Lênin. Hai là, giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng: Trong lĩnh vực đạo đức của Hồ Chí Minh đề cập đến về thực chất đó là đạo đức mới: đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là “gốc”, là nền tảng của người cách mạng. Song song với việc giáo dục đạo đức cách mạng thì cũng cần phải chống một số căn bệnh nguy hiểm như quan liêu, tham ô, lãng phí mà Người gọi đó là căn bệnh chủ nghĩa cá nhân. Ba là, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Một trong những tài liệu phục vụ cho công tác giáo dục lý luận chính trị là “những chỉ thị, nghị quyết, luật, lệnh của Đoàn thể và Chính phủ đều là những tài liệu cần phải học tập nghiên cứu"[2] - Người đặt câu hỏi: Vì sao phải học tập đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước? Vì: “Có nắm vững đường lối cách mạng mới thấy rõ phương hướng tiến lên của cách mạng, mới hiểu rõ mình phải làm gì và đi theo hướng nào để thực hiện mục đích của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay”[3]. Bốn là, mỗi giảng viên giảng dạy lý luận chính trị phải có phương pháp giáo dục lý luận chính trị đúng đắn: Kết hợp giữa đào tạo và tự đào tạo; gắn lý luận với thực tế, học đi đôi với hành; giáo dục phải thiết thực, phù hợp, đúng nhu cầu; chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ và tổ chức, quản lý tốt.

     Hiện nay, các thế lực thù địch đã và đang ra sức tuyên truyền những quan điểm sai trái, xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục lý luận chính trị. Vì vậy, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của địch trong giảng dạy lý luận chính trị là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Do đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy lý luận chính trị góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địchtrong tình hình mới là một trong những yêu cầu được đặt lên hàng đầu của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị  trong hệ thống các trường chính trị cấp tỉnh.

     Khoa Lý luận cơ sở Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ được thành lập trên cơ sở Quy định số 09-QĐi/TW ngày 13/11/2018 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khoa có chức năng: Quản lý và tổ chức thực hiện giảng dạy, nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tiễn phục vụ công tác giảng dạy, tổng kết thực tiễn. Các chuyên ngành khoa được nhà trường phân công đảm nhiệm gồm: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Kiến thức bổ trợ và một số các chuyên đề ở các chương trình bồi dưỡng khác.

     Với chức năng và nhiệm vụ được giao, khoa Lý luận cơ sở có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy và Ban Giám hiệu nhà trường, khoa đã tổ chức triển khai quán triệt sâu rộng, nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, hướng dẫn của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, của Tỉnh ủy Phú Thọ và của Đảng ủy nhà trường đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Trong nhiệm vụ chuyên môn, lãnh đạo khoa thường xuyên chỉ đạo giảng viên cập nhật các quan điểm, chủ trương mới của Đảng, bài giảng phải có tính chiến đấu, tính định hướng cao trong việc phản bác các quan điểm sai trái thù địch. Tích cực viết bài cho Bản tin “Thông tin Lý luận và thực tiễn”, Việt Nam thịnh vượng, đặc biệt là cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng do Ban Chỉ đạo 35 Trung ương và Học viện phát động. Trong đó, làm rõ những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng giữa lý luận và thực tiễn để giải đáp những vấn đề thực tiễn của cuộc sống đặt ra. Qua đó, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn thể đội ngũ giảng viên và học viên của khoa và nhà trường.

     Để tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác giáo dục lý luận chính trị tại khoa Lý luận cơ sở nói riêng và Trường Chính trị tỉnh nói chung, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, xây dựng Trường Chính trị tỉnh đạt chuẩn mức 1 vào năm 2025, tiến tới đạt chuẩn mức 2 vào năm 2030, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

     Thứ nhất, mỗi giảng viên khoa Lý luận cơ sở cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục lý luận chính trị; thường xuyên vận dụng, lồng ghép và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, quần chúng thông qua đối tượng là học viên. Chú trọng công tác chính trị, tư tưởng gắn với thực hiện nghiêm các nguyên tắc xây dựng Đảng, xây dựng khối đoàn kết nhất trí, phát huy tinh thần “tự soi, tự sửa” trên cơ sở tự phê bình và phê bình thẳng thắn, trung thực, thông qua việc thường xuyên bồi dưỡng, giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị  về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với quyết tâm  học tập và thực hiện tốt chuyên đề năm 2023, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhằm thấm nhuần tư tưởng, giữ vững lập trường, củng cố niềm tin, kiên định trước những diễn biến của tình hình mới. Thực hiện tốt 05 nhiệm vụ, giải pháp mà Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 09/02/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới. 

     Thứ hai, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập lý luận chính trị của mỗi giảng viên, đảng viên của khoa Lý luận cơ sở. Phải xem việc học tập lý luận chính trị là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình; khắc phục bệnh “lười học tập lý luận chính trị” từ đó chủ động, tự giác, tích cực trong học tập, nghiên cứu để hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao. Mỗi giảng viên cần phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, tâm huyết trong nhận diện các quan điểm sai trái, âm mưu, thủ đoạn thù địch trong hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đội ngũ giảng viên khoa Lý luận cơ sở phải luôn coi nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ sống còn của Đảng.

     Thứ ba, thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn, hằng tuần, hằng tháng, đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; thực hiện nghiêm chế độ thanh tra, kiểm tra, giám sát trong khoa, mỗi giảng viên cần xây dựng kế hoạch cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động, phong trào thi đua, xây dựng các mô hình văn hóa trường Đảng, văn hóa công sở; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khoa, phòng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.

     Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác lại những luận điểm sai trái, thù địch là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân, của cả hệ thống chính trị, liên quan đến sự tồn vong của Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Chính vì vậy, giảng viên khoa Lý luận cơ sở, Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ phải là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hoá. Mỗi giảng viên phải giữ vững bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định và tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Khi giảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có niềm tin sắt son với Đảng thì việc giảng dạy lý luận chính trị sẽ có chất lượng, hiệu quả cao. Trong quá trình giảng bài, giảng viên thể hiện rõ tính khoa học, tính Đảng và tính chiến đấu trong từng nội dung. Như vậy, sẽ giúp học viên một lần nữa hiểu rõ, nắm vững kiến thức lý luận chính trị và tiếp thêm niềm tin vững chắc vào Đảng, vào con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn.


[1] Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2022,t.11. tr.91.

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2011, t. 6, tr.360.

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2011, t. 15, tr.115.

 

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
C.MÁC - CUỘC ĐỜI VÀ CỐNG HIẾN ĐỐI VỚI NHÂN LOẠI
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
KHOA LÝ LUẬN CƠ SỞ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC TẬP CỦA HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NĂM 2023
MỘT SỐ HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU TRONG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHUYÊN VIÊN, CHUYÊN VIÊN CHÍNH VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH
BẢO VỆ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
KẾT QUẢ 05 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 23-CT/TW VỀ “TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH"
NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW VỀ “TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045” VÀO GIẢNG DẠY HỌC PHẦN ''KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN''
NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW VỀ "TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045” VÀO GIẢNG DẠY HỌC PHẦN ''KIẾN THỨC BỔ TRỢ''
CHI BỘ KHOA LÝ LUẬN CƠ SỞ TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ QUÝ 1 NĂM 2023
NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW VỀ “TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045” VÀO GIẢNG DẠY PHẦN HỌC CNXH KHOA HỌC
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất