Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  22
Hôm nay :  2306
Hôm qua :  16648
Lượt truy cập : 4066364
Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030” ở tỉnh Phú Thọ
9 10 43

Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030” ở tỉnh Phú Thọ

Thứ ba, 13.08.2024 07:26




Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, mỗi công dân Việt Nam cần: “Biết ham học… Biết rồi, ta học thêm. Ngoài ra, còn biết bao điều cần học. Việc thế giới rất nhiều, học không bao giờ hết. Người có học mới có tiến bộ. Càng học càng tiến bộ”. “Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự đào thải mình”, vì vậy, mỗi người đều “Phải biết tự động học tập”; “phải học nữa, học mãi trong khi đi làm việc”. “Trai, gái, trẻ, già, cán bộ, công nhân đều phải học cả”. “Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng”.

Xã hội học tập là một xã hội trong đó, mọi người dân đều có nhu cầu và nghĩa vụ học tập, đều được tạo cơ hội và điều kiện học tập. Tại Ðại hội toàn quốc lần thứ IX của Ðảng đã đưa ra quan điểm phải tạo điều kiện cho mọi người dân đều được học theo hệ thống chính quy hoặc không chính quy, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập. Tiếp đến Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ X tiến thêm một bước khẳng định: Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập; Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị đã khẳng định: Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Ðảng, toàn dân; Ðại hội toàn quốc lần thứ XI, XII của Ðảng đã xác định: Ðẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời. Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X yêu cầu: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, người lao động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ, lao động năng động, sáng tạo trong điều kiện nền kinh tế số hiện nay. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề và kỹ năng sống cho người lao động”.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số, xã hội số, văn hóa số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã định hướng: “Phát triển nhanh và bền vững, dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số và coi đây là nhân tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”. Để đưa đất nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới, cần phải thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số để tạo bứt phá về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy nhanh xây dựng xã hội số, tập trung vào chuyển đổi kỹ năng, mở các khóa học đại trà trực tuyến, đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số để phát triển xã hội số. Như vậy, xây dựng xã hội học tập nhằm đào tạo công dân toàn cầu có kỹ năng số và ngoại ngữ; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Để có một tổ chức xã hội làm nhiệm vụ vận động toàn dân học tập, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, hỗ trợ hoạt động dạy và học trong nhà trường và tạo điều kiện mở rộng các hình thức học ngoài nhà trường, Ðảng và Nhà nước đã cho thành lập Hội Khuyến khích và hỗ trợ phát triển giáo dục Việt Nam (gọi tắt là Hội Khuyến học Việt Nam) vào ngày 02/10/1996. Ðến nay, Hội Khuyến học Việt Nam đã trở thành một tổ chức quần chúng sâu rộng ở tất cả 63 tỉnh, thành phố, 100% số huyện, thị xã, quận, trong đó có Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ.

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030”, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và lãnh đạo của tỉnh, công tác Khuyến học, Khuyến tài, Xây dựng xã hội học tập của tỉnh Phú Thọ luôn nhận được sự quan tâm của tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ban, ngành của tỉnh. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, để tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Ngày 19/02/2024, UBND tỉnh Phú Thọ ký ban hành Kế hoạch số 638/KH-UBND về việc triển khai phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030”. Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của tỉnh như được tiếp thêm sức mạnh, ngày càng đi vào chiều sâu, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của học tập suốt đời, gắn với xây dựng các mô hình công dân, gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập... trong giai đoạn chuyển đổi số, các năng lực thích ứng môi trường số (đã được cụ thể hóa trong các Bộ tiêu chí của các mô hình học tập). Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tự học, học thường xuyên, học suốt đời gắn việc tuyên truyền về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập với “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”. Tuyên truyền về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công tác hội, xây dựng tổ chức hội vững mạnh từ các chi hội, ban khuyến học dòng họ, cộng đồng khu dân cư, cơ quan, đơn vị... Những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong tổ chức có hiệu quả các hoạt động hội từ cơ sở... Việc đẩy mạnh các hoạt động học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng thông qua việc xây dựng các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”, đã được triển khai đồng bộ, chặt chẽ, tạo ra hiệu quả tích cực trong toàn xã hội. Đến nay, Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ có 13 Hội cấp huyện, 08 hội, ban khuyến học trực thuộc; 225 hội cấp xã; có 6.355 chi hội và ban khuyến học; có 579.134 hội viên, tỉ lệ hội viên đạt 41,3% dân số, là một trong những địa phương có tỉ lệ tập hợp hội viên cao nhất cả nước. 

Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, các phong trào thi đua luôn có vai trò hết sức quan trọng. Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã dạy: "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất". Phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn cách mạng mới “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030”, với mục đích tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của nhân dân, lấy học tập làm chìa khóa mở ra hướng đi để xây dựng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực tại chỗ, như một khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm tới, để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng xã hội học tập tiến bộ đòi hỏi sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng và sự ủng hộ tích cực của các cơ quan, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân nhằm đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Xây dựng xã hội học tập vừa là một nhiệm vụ cấp bách, vừa là một yêu cầu chiến lược, nhiệm vụ cơ bản, lâu dài. Đây là dấu ấn quan trọng, là động lực thúc đẩy toàn dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thi đua học tập nhằm nâng cao dân trí, bồi đắp tri thức để phát triển bền vững, đưa phong trào học tập thường xuyên, học suốt đời trong các huyện, cơ quan, đơn vị, gia đình, dòng họ, cộng đồng tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội để xây dựng quê hương Đất Tổ ngày càng giàu đẹp, văn minh.

ThS. Hà Thị Thu Lan - Khoa Lý luận cơ sở

Tài liệu tham khảo: 

Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ: Báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm 2024

 

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
Vai trò, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - động lực thúc đẩy nền kinh tế ở tỉnh Phú Thọ phát triển trong giai đoạn hiện nay
Nghị quyết số 42-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 Khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội và sự vận dụng vào giảng dạy học phần Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Kỷ niệm 76 năm “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (11/6/1948 - 11/6/2024)
Vận dụng quan điểm bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về Đảng ta lãnh đạo tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế vào giảng dạy học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học
Khoa Lý luận cơ sở tổ chức sinh hoạt chuyên môn tháng 5 - năm 2024
Khoa Lý luận cơ sở tổ chức Sinh hoạt chuyên môn tháng 4 năm 2024
Nghiên cứu, vận dụng Nghị quyết số 42-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới
Khoa Lý luận cơ sở tổ chức Sinh hoạt chuyên môn tháng 3 năm 2024
Chi bộ khoa Lý luận cơ sở tổ chức Sinh hoạt chuyên đề quý 1 năm 2024
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất